Ăn chơi Ăn cỗ cưới ở quê

thangsongthanhbodo

Thanh niên hoi
Hồi nhỏ nếu là trẻ con ở quê có lẽ ai cũng thích được đi ăn cỗ cưới. Tôi cũng thế. Thích lắm. Mỗi lần có ai đó vào mời ăn cỗ cưới tôi lại thường mon men chơi vơ vẩn ở gần bàn uống nước để nghe trộm. Khi người khách về bao giờ bố hoặc mẹ cũng thông báo cho cả nhà biết là ai cưới và bao giờ có cỗ. Bố mẹ cũng không quên nói luôn những ai được đi ăn cỗ và vào ngày nào. Nhưng bố chẳng cần nói thì tôi cũng biết mình có được đi hay không. Nếu là họ hàng gần thì đương nhiên là tôi được đi còn nếu là họ hàng xa thì bố và mẹ sẽ đi. Nếu người đến mời chỉ là người làng thì chỉ có bố hoặc mẹ đi ăn cỗ mà thôi.

Cả làng tôi chỉ có ba họ chính: Nguyễn, Giáp và Quách. Họ Nguyễn là họ nhà tôi chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó đến họ Giáp và cuối cùng là họ Quách. Họ Nguyễn và họ Giáp có quan hệ thông gia khá mật thiết. Họ Quách thì từ xa đến không có quan hệ họ hàng gì với gia đình nhà tôi. Bố mẹ tôi cũng thường nói cho mấy chị em biết những nhà trong làng có quan hệ họ hàng thế nào để khi gặp biết đường chào hỏi nên nhà ai họ hàng thế nào tôi gần như rõ cả. Có đám tôi được bố hoặc mẹ đưa đi có đám tự đi một mình.

Hồi ấy đám cưới người ta chưa mừng bằng tiền để trong phong bì mà mang theo thóc, gạo, gà hoặc… pháo. Không chỉ cưới mà đám giỗ, đám tang hay dựng nhà đều thế cả. Cho đến lúc tôi cưới vợ vẫn có những người trong họ hàng mang gạo đến nhà tôi vì ngày xưa con họ cưới bố mẹ tôi mừng bằng gạo.

Đi ăn cỗ đám cưới rất vui vì được chơi thỏa thích. Bọn trẻ con nhảy nhót chơi đủ trò trong tiếng nhạc xập xình đến điếc cả tai. Những thằng học cùng lớp với tôi ở trong làng cũng có mặt ở đấy. Chúng nó được chơi đến khuya thậm chí có thằng ngủ luôn ở đấy nhưng tôi chỉ được chơi đến 7 giờ tối là bố bắt về vì phải học bài.

Hồi đó, pháo chưa bị cấm. Đi ăn cỗ cưới tha hồ xem đốt pháo. Khoảng tầm 10 giờ trưa trở đi là pháo nổ liên hồi vì đấy là lúc khách ở xa và thanh niên đến ăn cỗ. Cứ một toán thanh niên vào là lại có anh mang theo bánh pháo. Anh đi đầu xòe xiêm châm lửa vào bánh pháo xách trên tay. Pháo nổ đinh tai xòe khói mù mịt. Đến lúc bánh pháo chỉ còn một đoạn ngắn thì anh ta hoặc ném vọt lên trời cao hoặc ném bừa vào vườn hoặc bụi cây nào đấy. Lũ trẻ đang bịt tai xô đẩy nhau ở đằng sau nhặt pháo xịt khi ấy nhào tới để cướp pháo. Có thằng táo tợn còn dám thò chân dậm vào bánh pháo để dập cho nó tắt. Thường thì mỗi bánh pháo sẽ có một vài quả pháo cối to gấp vài lần quả pháo tép. Tiếng nổ của nó rất khiếp. Thằng nào mà nhặt được quả pháo cối thì sung sướng trong ánh mắt thèm thuồng của những thằng còn lại. Cũng có lúc xảy ra vài tai nạn. Có thằng ham quá thò tay nhặt quả pháo rơi xuống đất mà ngòi vẫn cháy. Pháo nổ ngay trên tay. Có thằng tay tóe máu.

Những quả pháo chưa kịp nổ được bọn trẻ cất đi thi thoảng đốt vài quả để chơi. Có lúc bọn tôi rủ nhau ra bến ngòi hoặc một cái ao nào đó rồi móc nắm đất nhét quả pháo vào đó. Thằng gan lỳ nhất trong bọn sẽ tự tay châm ngòi quả pháo quả pháo đó rồi ném xuống nước. Ục! quả pháo nổ dưới nước phát ra âm thanh trầm đục. Bọn trẻ con khoái chí nhảy nhót reo ầm ĩ. Cũng có lần bọn trẻ nghịch dại cắm pháo vào bãi cứt trâu để đốt. Pháo nổ cứt trâu văng tung tóe. Những thằng đứng gần bị cứt trâu phủ từ đầu đến chân.

Chơi với pháo là trò chơi nguy hiểm. Rất may suốt thời gian ấy làng tôi không có vụ tai nạn pháo nào đáng kể. Sau này nghĩ lại thấy rùng mình nhưng không hiểu sao lúc ấy chơi với pháo chỉ thấy… thích.

Chơi mãi rồi cũng đến giờ ăn cỗ. Người lớn ngồi ăn trong nhà trên chiếu hoặc ở bàn ngoài sân còn bọn trẻ con hoặc là ngồi xổm hoặc là ngồi bệt ngay trên nền sân vì không có chiếu. Người lớn vừa đặt mâm và bê lại rá cơm lũ trẻ đã bu lại như đàn ruồi. Người lớn phải dàn xếp để bọn trẻ ngồi ăn trong trật tự. Hồi đó cả làng nghèo. Gọi là cỗ cũng nhưng ở mỗi mâm chỉ có mấy món do họ hàng tự nấu: một bát canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ, một đĩa thịt mỡ luộc, một bát thịt xáo, một bát rau bắp cải xào hoặc đỗ xào. Nhà nào giàu có hơn một tí thì có thêm đĩa xôi. Với tôi, đi ăn cỗ cưới tôi chỉ thích ăn độc một món canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ. Thường thì lũ trẻ không ăn đĩa xôi và đĩa thịt mỡ luộc mà để dành để ăn xong chia phần mang về. Người lớn chia phần cho từng đứa. Lúc về mỗi thằng một gói.

Trẻ con hồi đó thích đi ăn cỗ cũng một phần là được ăn ngon. Ở làng ngày đó nhà nào cũng khổ. Ở nhà tôi có âu mỡ mỗi lần mẹ đi đồng toàn phải dọa con ở nhà không được trèo lên ăn vụng.

Nhưng lần nào cũng thế mẹ cứ đi vắng là anh em nhà tôi lại bắc ghế lên khoét mỡ ăn với cơm nguội.

Có lẽ những ai lớn lên không có trải nghiệm đói nghèo sẽ rất khó hình dung và cảm thông với sự thực trần trụi ấy.

Bây giờ tôi vẫn đi ăn cỗ cưới ở quê. Vừa ngồi vào mâm vừa gãi đầu gãi tai vì sợ… rượu. Ở quê họ hàng thì đông. Người quê lại mời rượu khéo mà tôi thì không uống được rượu. Trong đám cưới ở làng tôi, rượu được uống nhiều hơn nước. Rất hãi.

Cũng có những khi vừa ngồi ăn cỗ tôi vừa nhìn đám trẻ con. Trẻ con vẫn theo bố mẹ tới ăn cỗ nhưng dường như giờ chúng dửng dưng với cỗ. Cuối bữa cũng chẳng còn có chia phần. Pháo cũng không còn chỉ có tiếng nhạc inh tai và mùi khói bếp là vẫn thế.
 
Hồi nhỏ nếu là trẻ con ở quê có lẽ ai cũng thích được đi ăn cỗ cưới. Tôi cũng thế. Thích lắm. Mỗi lần có ai đó vào mời ăn cỗ cưới tôi lại thường mon men chơi vơ vẩn ở gần bàn uống nước để nghe trộm. Khi người khách về bao giờ bố hoặc mẹ cũng thông báo cho cả nhà biết là ai cưới và bao giờ có cỗ. Bố mẹ cũng không quên nói luôn những ai được đi ăn cỗ và vào ngày nào. Nhưng bố chẳng cần nói thì tôi cũng biết mình có được đi hay không. Nếu là họ hàng gần thì đương nhiên là tôi được đi còn nếu là họ hàng xa thì bố và mẹ sẽ đi. Nếu người đến mời chỉ là người làng thì chỉ có bố hoặc mẹ đi ăn cỗ mà thôi.

Cả làng tôi chỉ có ba họ chính: Nguyễn, Giáp và Quách. Họ Nguyễn là họ nhà tôi chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó đến họ Giáp và cuối cùng là họ Quách. Họ Nguyễn và họ Giáp có quan hệ thông gia khá mật thiết. Họ Quách thì từ xa đến không có quan hệ họ hàng gì với gia đình nhà tôi. Bố mẹ tôi cũng thường nói cho mấy chị em biết những nhà trong làng có quan hệ họ hàng thế nào để khi gặp biết đường chào hỏi nên nhà ai họ hàng thế nào tôi gần như rõ cả. Có đám tôi được bố hoặc mẹ đưa đi có đám tự đi một mình.

Hồi ấy đám cưới người ta chưa mừng bằng tiền để trong phong bì mà mang theo thóc, gạo, gà hoặc… pháo. Không chỉ cưới mà đám giỗ, đám tang hay dựng nhà đều thế cả. Cho đến lúc tôi cưới vợ vẫn có những người trong họ hàng mang gạo đến nhà tôi vì ngày xưa con họ cưới bố mẹ tôi mừng bằng gạo.

Đi ăn cỗ đám cưới rất vui vì được chơi thỏa thích. Bọn trẻ con nhảy nhót chơi đủ trò trong tiếng nhạc xập xình đến điếc cả tai. Những thằng học cùng lớp với tôi ở trong làng cũng có mặt ở đấy. Chúng nó được chơi đến khuya thậm chí có thằng ngủ luôn ở đấy nhưng tôi chỉ được chơi đến 7 giờ tối là bố bắt về vì phải học bài.

Hồi đó, pháo chưa bị cấm. Đi ăn cỗ cưới tha hồ xem đốt pháo. Khoảng tầm 10 giờ trưa trở đi là pháo nổ liên hồi vì đấy là lúc khách ở xa và thanh niên đến ăn cỗ. Cứ một toán thanh niên vào là lại có anh mang theo bánh pháo. Anh đi đầu xòe xiêm châm lửa vào bánh pháo xách trên tay. Pháo nổ đinh tai xòe khói mù mịt. Đến lúc bánh pháo chỉ còn một đoạn ngắn thì anh ta hoặc ném vọt lên trời cao hoặc ném bừa vào vườn hoặc bụi cây nào đấy. Lũ trẻ đang bịt tai xô đẩy nhau ở đằng sau nhặt pháo xịt khi ấy nhào tới để cướp pháo. Có thằng táo tợn còn dám thò chân dậm vào bánh pháo để dập cho nó tắt. Thường thì mỗi bánh pháo sẽ có một vài quả pháo cối to gấp vài lần quả pháo tép. Tiếng nổ của nó rất khiếp. Thằng nào mà nhặt được quả pháo cối thì sung sướng trong ánh mắt thèm thuồng của những thằng còn lại. Cũng có lúc xảy ra vài tai nạn. Có thằng ham quá thò tay nhặt quả pháo rơi xuống đất mà ngòi vẫn cháy. Pháo nổ ngay trên tay. Có thằng tay tóe máu.

Những quả pháo chưa kịp nổ được bọn trẻ cất đi thi thoảng đốt vài quả để chơi. Có lúc bọn tôi rủ nhau ra bến ngòi hoặc một cái ao nào đó rồi móc nắm đất nhét quả pháo vào đó. Thằng gan lỳ nhất trong bọn sẽ tự tay châm ngòi quả pháo quả pháo đó rồi ném xuống nước. Ục! quả pháo nổ dưới nước phát ra âm thanh trầm đục. Bọn trẻ con khoái chí nhảy nhót reo ầm ĩ. Cũng có lần bọn trẻ nghịch dại cắm pháo vào bãi cứt trâu để đốt. Pháo nổ cứt trâu văng tung tóe. Những thằng đứng gần bị cứt trâu phủ từ đầu đến chân.

Chơi với pháo là trò chơi nguy hiểm. Rất may suốt thời gian ấy làng tôi không có vụ tai nạn pháo nào đáng kể. Sau này nghĩ lại thấy rùng mình nhưng không hiểu sao lúc ấy chơi với pháo chỉ thấy… thích.

Chơi mãi rồi cũng đến giờ ăn cỗ. Người lớn ngồi ăn trong nhà trên chiếu hoặc ở bàn ngoài sân còn bọn trẻ con hoặc là ngồi xổm hoặc là ngồi bệt ngay trên nền sân vì không có chiếu. Người lớn vừa đặt mâm và bê lại rá cơm lũ trẻ đã bu lại như đàn ruồi. Người lớn phải dàn xếp để bọn trẻ ngồi ăn trong trật tự. Hồi đó cả làng nghèo. Gọi là cỗ cũng nhưng ở mỗi mâm chỉ có mấy món do họ hàng tự nấu: một bát canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ, một đĩa thịt mỡ luộc, một bát thịt xáo, một bát rau bắp cải xào hoặc đỗ xào. Nhà nào giàu có hơn một tí thì có thêm đĩa xôi. Với tôi, đi ăn cỗ cưới tôi chỉ thích ăn độc một món canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ. Thường thì lũ trẻ không ăn đĩa xôi và đĩa thịt mỡ luộc mà để dành để ăn xong chia phần mang về. Người lớn chia phần cho từng đứa. Lúc về mỗi thằng một gói.

Trẻ con hồi đó thích đi ăn cỗ cũng một phần là được ăn ngon. Ở làng ngày đó nhà nào cũng khổ. Ở nhà tôi có âu mỡ mỗi lần mẹ đi đồng toàn phải dọa con ở nhà không được trèo lên ăn vụng.

Nhưng lần nào cũng thế mẹ cứ đi vắng là anh em nhà tôi lại bắc ghế lên khoét mỡ ăn với cơm nguội.

Có lẽ những ai lớn lên không có trải nghiệm đói nghèo sẽ rất khó hình dung và cảm thông với sự thực trần trụi ấy.

Bây giờ tôi vẫn đi ăn cỗ cưới ở quê. Vừa ngồi vào mâm vừa gãi đầu gãi tai vì sợ… rượu. Ở quê họ hàng thì đông. Người quê lại mời rượu khéo mà tôi thì không uống được rượu. Trong đám cưới ở làng tôi, rượu được uống nhiều hơn nước. Rất hãi.

Cũng có những khi vừa ngồi ăn cỗ tôi vừa nhìn đám trẻ con. Trẻ con vẫn theo bố mẹ tới ăn cỗ nhưng dường như giờ chúng dửng dưng với cỗ. Cuối bữa cũng chẳng còn có chia phần. Pháo cũng không còn chỉ có tiếng nhạc inh tai và mùi khói bếp là vẫn thế.
Trẻ con bây giờ ngoài máy tính điện thoại thì thấy chúng dửng dưng với mọi thứ khác. Chả thấy thích thú cl gì hết. Thằng ôn nhà t thi thoảng hò nó ra ngoài chơi nhưng đi lại ưỡn ẹo tí r lại chui về nhà
 
Hồi nhỏ nếu là trẻ con ở quê có lẽ ai cũng thích được đi ăn cỗ cưới. Tôi cũng thế. Thích lắm. Mỗi lần có ai đó vào mời ăn cỗ cưới tôi lại thường mon men chơi vơ vẩn ở gần bàn uống nước để nghe trộm. Khi người khách về bao giờ bố hoặc mẹ cũng thông báo cho cả nhà biết là ai cưới và bao giờ có cỗ. Bố mẹ cũng không quên nói luôn những ai được đi ăn cỗ và vào ngày nào. Nhưng bố chẳng cần nói thì tôi cũng biết mình có được đi hay không. Nếu là họ hàng gần thì đương nhiên là tôi được đi còn nếu là họ hàng xa thì bố và mẹ sẽ đi. Nếu người đến mời chỉ là người làng thì chỉ có bố hoặc mẹ đi ăn cỗ mà thôi.

Cả làng tôi chỉ có ba họ chính: Nguyễn, Giáp và Quách. Họ Nguyễn là họ nhà tôi chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó đến họ Giáp và cuối cùng là họ Quách. Họ Nguyễn và họ Giáp có quan hệ thông gia khá mật thiết. Họ Quách thì từ xa đến không có quan hệ họ hàng gì với gia đình nhà tôi. Bố mẹ tôi cũng thường nói cho mấy chị em biết những nhà trong làng có quan hệ họ hàng thế nào để khi gặp biết đường chào hỏi nên nhà ai họ hàng thế nào tôi gần như rõ cả. Có đám tôi được bố hoặc mẹ đưa đi có đám tự đi một mình.

Hồi ấy đám cưới người ta chưa mừng bằng tiền để trong phong bì mà mang theo thóc, gạo, gà hoặc… pháo. Không chỉ cưới mà đám giỗ, đám tang hay dựng nhà đều thế cả. Cho đến lúc tôi cưới vợ vẫn có những người trong họ hàng mang gạo đến nhà tôi vì ngày xưa con họ cưới bố mẹ tôi mừng bằng gạo.

Đi ăn cỗ đám cưới rất vui vì được chơi thỏa thích. Bọn trẻ con nhảy nhót chơi đủ trò trong tiếng nhạc xập xình đến điếc cả tai. Những thằng học cùng lớp với tôi ở trong làng cũng có mặt ở đấy. Chúng nó được chơi đến khuya thậm chí có thằng ngủ luôn ở đấy nhưng tôi chỉ được chơi đến 7 giờ tối là bố bắt về vì phải học bài.

Hồi đó, pháo chưa bị cấm. Đi ăn cỗ cưới tha hồ xem đốt pháo. Khoảng tầm 10 giờ trưa trở đi là pháo nổ liên hồi vì đấy là lúc khách ở xa và thanh niên đến ăn cỗ. Cứ một toán thanh niên vào là lại có anh mang theo bánh pháo. Anh đi đầu xòe xiêm châm lửa vào bánh pháo xách trên tay. Pháo nổ đinh tai xòe khói mù mịt. Đến lúc bánh pháo chỉ còn một đoạn ngắn thì anh ta hoặc ném vọt lên trời cao hoặc ném bừa vào vườn hoặc bụi cây nào đấy. Lũ trẻ đang bịt tai xô đẩy nhau ở đằng sau nhặt pháo xịt khi ấy nhào tới để cướp pháo. Có thằng táo tợn còn dám thò chân dậm vào bánh pháo để dập cho nó tắt. Thường thì mỗi bánh pháo sẽ có một vài quả pháo cối to gấp vài lần quả pháo tép. Tiếng nổ của nó rất khiếp. Thằng nào mà nhặt được quả pháo cối thì sung sướng trong ánh mắt thèm thuồng của những thằng còn lại. Cũng có lúc xảy ra vài tai nạn. Có thằng ham quá thò tay nhặt quả pháo rơi xuống đất mà ngòi vẫn cháy. Pháo nổ ngay trên tay. Có thằng tay tóe máu.

Những quả pháo chưa kịp nổ được bọn trẻ cất đi thi thoảng đốt vài quả để chơi. Có lúc bọn tôi rủ nhau ra bến ngòi hoặc một cái ao nào đó rồi móc nắm đất nhét quả pháo vào đó. Thằng gan lỳ nhất trong bọn sẽ tự tay châm ngòi quả pháo quả pháo đó rồi ném xuống nước. Ục! quả pháo nổ dưới nước phát ra âm thanh trầm đục. Bọn trẻ con khoái chí nhảy nhót reo ầm ĩ. Cũng có lần bọn trẻ nghịch dại cắm pháo vào bãi cứt trâu để đốt. Pháo nổ cứt trâu văng tung tóe. Những thằng đứng gần bị cứt trâu phủ từ đầu đến chân.

Chơi với pháo là trò chơi nguy hiểm. Rất may suốt thời gian ấy làng tôi không có vụ tai nạn pháo nào đáng kể. Sau này nghĩ lại thấy rùng mình nhưng không hiểu sao lúc ấy chơi với pháo chỉ thấy… thích.

Chơi mãi rồi cũng đến giờ ăn cỗ. Người lớn ngồi ăn trong nhà trên chiếu hoặc ở bàn ngoài sân còn bọn trẻ con hoặc là ngồi xổm hoặc là ngồi bệt ngay trên nền sân vì không có chiếu. Người lớn vừa đặt mâm và bê lại rá cơm lũ trẻ đã bu lại như đàn ruồi. Người lớn phải dàn xếp để bọn trẻ ngồi ăn trong trật tự. Hồi đó cả làng nghèo. Gọi là cỗ cũng nhưng ở mỗi mâm chỉ có mấy món do họ hàng tự nấu: một bát canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ, một đĩa thịt mỡ luộc, một bát thịt xáo, một bát rau bắp cải xào hoặc đỗ xào. Nhà nào giàu có hơn một tí thì có thêm đĩa xôi. Với tôi, đi ăn cỗ cưới tôi chỉ thích ăn độc một món canh xương nấu với khoai tây hoặc củ mỡ. Thường thì lũ trẻ không ăn đĩa xôi và đĩa thịt mỡ luộc mà để dành để ăn xong chia phần mang về. Người lớn chia phần cho từng đứa. Lúc về mỗi thằng một gói.

Trẻ con hồi đó thích đi ăn cỗ cũng một phần là được ăn ngon. Ở làng ngày đó nhà nào cũng khổ. Ở nhà tôi có âu mỡ mỗi lần mẹ đi đồng toàn phải dọa con ở nhà không được trèo lên ăn vụng.

Nhưng lần nào cũng thế mẹ cứ đi vắng là anh em nhà tôi lại bắc ghế lên khoét mỡ ăn với cơm nguội.

Có lẽ những ai lớn lên không có trải nghiệm đói nghèo sẽ rất khó hình dung và cảm thông với sự thực trần trụi ấy.

Bây giờ tôi vẫn đi ăn cỗ cưới ở quê. Vừa ngồi vào mâm vừa gãi đầu gãi tai vì sợ… rượu. Ở quê họ hàng thì đông. Người quê lại mời rượu khéo mà tôi thì không uống được rượu. Trong đám cưới ở làng tôi, rượu được uống nhiều hơn nước. Rất hãi.

Cũng có những khi vừa ngồi ăn cỗ tôi vừa nhìn đám trẻ con. Trẻ con vẫn theo bố mẹ tới ăn cỗ nhưng dường như giờ chúng dửng dưng với cỗ. Cuối bữa cũng chẳng còn có chia phần. Pháo cũng không còn chỉ có tiếng nhạc inh tai và mùi khói bếp là vẫn thế.
đọc vẫn hay đấy
 
Top