BÀI 2/3: TÂM LÝ VỀ SỰ CÔ ĐỘC

“Sự sợ hãi khi thấy mình cô đơn là những gì họ phải chịu đựng – do đó, họ không thể tìm thấy chính mình” – (Andre Gide, The Immoralist)

Con người là sinh vật xã hội và không chịu được khi bị cô lập cực độ. Nếu ở một mình quá lâu, tâm lý của chúng ta bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng điên rồ và tuyệt vọng sâu sắc. Việc giam cầm cách ly và lưu đày có nguồn gốc cổ xưa, cho thấy mọi người từ lâu đã hiểu rõ nỗi sợ bị cô lập.

Nhưng trong thời hiện đại, nỗi sợ này không bị giới hạn trong các hình thức cô lập cực đoan, thay vào đó nhiều người sợ phải ở một mình trong bất kỳ khoảng thời gian dài nào. Bài này giải thích những tác động bất lợi của sự cô độc lên các mối quan hệ và khám phá các lợi ích khi vượt qua nỗi sợ hãi này và học cách tìm sự an ủi.

Screen Shot 2021-06-16 at 11.14.59 PM.jpg

Nhiều nhà tư tưởng cho rằng nỗi sợ cô đơn là căn nguyên của nỗi sợ chính mình. Trong thói quen hàng ngày, chúng ta thường bận rộn với công việc và những người khác, tính cách xã hội của chúng ta trở nên nổi bật đồng thời những suy nghĩ và cảm xúc đáng sợ bị đẩy ra ngoài nhận thức. Nhưng khi tránh xa người khác, những khía cạnh đen tối ẩn tàng bên trong có xu hướng nổi lên.

“Đây là những gì người ta có được khi sự cô độc tiến triển, bao gồm cả quái thú bên trong” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)

Do đó, sẽ nguy hiểm nếu bị cách ly dài ngày với người khác, vì sẽ đến lúc con thú phá vỡ từ bên trong khiến sự cô độc đè nặng và trở thành một lời nguyền lớn đối với chúng ta.

Một số người có thể chịu đựng cuộc khủng hoảng đơn độc này, và bởi nỗ lực to lớn họ đã chế ngự và hòa nhập bóng tối bên trong, nhưng hầu hết sẽ bị phá hủy bởi một cuộc đối đầu như vậy, đó là lý do tại sao Nietzsche nghĩ rằng “nhiều người nên từ bỏ sự cô độc” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra). Phản ứng mặc định của những người khi thấy sự cô độc quá nặng nề để chịu đựng, là bám lấy người khác.

“Một người chạy đến nhà hàng xóm vì anh ta đang tìm kiếm bản thân, còn người khác vì anh ta muốn đánh mất chính mình. Tình yêu tồi tệ của bạn đối với bản thân làm cho sự cô độc trở thành nhà tù đối với bạn” – (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)

Những người đánh mất mình trong người khác có thể được cứu khỏi sự cô độc, nhưng họ sẽ trở thành phiên bản què quặt của người mà họ có thể trở thành. Để hiện thực hóa tiềm năng của mình, chúng ta cần phải thực hiện những gì mà nhà tâm lý học Abraham Maslow gọi là “metaneeds” hay “highest needs”, bao gồm động lực cho sự thật, vẻ đẹp và sự tốt lành. Những nhu cầu này, như Ernest Becker đã lưu ý trong cuốn sách “Denial of Death” của mình, không thể được đáp ứng hoàn toàn bởi những người khác: “Không thể lấy máu từ một hòn đá cũng như có được linh hồn từ một thể xác”- (Ernest Becker, Denial of Death). Bất kỳ nỗ lực nào để hoàn thành “metaneeds” của chúng ta thông qua một mối quan hệ mật thiết sẽ dẫn đến một lý tưởng giống-như-Thần của đối tác, và một sự phụ thuộc hoàn toàn vào họ cho giá trị bản thân và bản sắc của chúng ta.

“Nếu đối tác trở thành Thần, họ có thể dễ dàng trở thành Quỷ Dữ; không khó để tìm ra lý do… Nếu bạn tìm thấy tình yêu lý tưởng và cố gắng biến nó thành người thẩm phán duy nhất của cái tốt và cái xấu trong bản thân, thước đo cho những cố gắng của bạn, bạn đơn giản trở thành ảnh phản chiếu của người khác. Bạn đánh mất bản thân trong người khác, cũng giống như những đứa trẻ ngoan ngoãn đánh mất chính mình trong gia đình. Không có gì ngạc nhiên khi sự phụ thuộc, cho dù là Thần hay Nô Lệ trong mối quan hệ, mang theo nó rất nhiều sự oán giận tiềm ẩn” (Ernest Becker, Denial of Death)

Để đảm bảo chúng ta không trở thành nạn nhân của các mối quan hệ phụ thuộc giống như nhiều người khác ngày nay, chúng ta phải phát triển thứ mà nhà phân tâm học thế kỷ 20 Donald Winnicott gọi là “khả năng ở một mình – the capacity to be alone”. Khi nỗi sợ cô đơn khiến một người phụ thuộc vào người khác, họ trở nên quá tuân phục vì nỗi sợ bị bỏ rơi, và do đó xây dựng cái mà Winnicott gọi là “False Self”, nghĩa là cá tính của người đó trở thành một phản xạ đơn thuần của mong đợi từ người khác. (VD bạn ngoan vì bạn nghĩ con bạn thân duy nhất muốn bạn ngoan). Phát triển khả năng ở một mình và False Self có thể bị phá vỡ, để phá lại True Self của mình, hay nói cách khác là cảm xúc và nhu cầu đích thực của chúng ta.

Trong thời hiện đại, hầu hết mọi người đều không biết đến lợi ích của sự đơn độc. Thay vào đó, nhiều người vô tình tuân thủ cái gọi là ”Lý thuyết những quan hệ đối tượng – Object Relations Theory”, dựa trên hai giả định chính: rằng sự trưởng thành của tính cách chỉ có thể hoàn thành thông qua các mối quan hệ cá nhân và các mối quan hệ này là nguồn chính, nếu không muốn nói là duy nhất, của ý nghĩa trong cuộc sống. Trong tác phẩm “Attachment and Loss”, John Bowlby, một người tuân thủ quan điểm này, đã viết:

“Những sự gắn bó thân mật với người khác là trung tâm mà cuộc sống của một người xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa bé sơ sinh hay một đứa trẻ mới biết đi mà cả tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, và cả khi về già” (John Bowlby, Attachment and Loss)

“…Sự trưởng thành và liên hợp có thể diễn ra trong phạm vi từ cá nhân bị cô lập đến mức độ lớn hơn giới hạn tôi cho phép…những người sáng tạo hướng nội có thể xác định danh tính và đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách tự-tham-khảo, tương tác với công việc của họ chứ không phải với người khác” (Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self)


Chính khả năng đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách phát triển mối quan hệ với công việc, đã khiến tác giả người Nga Fyodor Dostoevsky tuyên bố rằng sự cô độc đối với tâm trí là điều cần thiết như thức ăn dành cho cơ thể. Trong sự cô độc, chúng ta có thể rèn giũa tính cách của mình khỏi những đòi hỏi vốn bị hạn chế của người khác, và duy trì sự độc lập trong các mối quan hệ mà chúng ta vun đắp, do đó đảm bảo chúng ta không mất đi bản sắc của mình trong họ, giống như nhiều người ngày nay.

Tuy nhiên, khi học cách phát triển trong sự cô độc, chúng ta không được loại bỏ những nguy hiểm mà Nietzsche đã nói đến, những nguy cơ đã khiến Goethe viết: “không có gì nguy hiểm hơn sự cô độc” – (Goethe, The Sorrows of Young Werther). Chúng ta có thể tăng khả năng đối phó với những nguy hiểm này, tuy nhiên, nếu xem xét tính khả thi mà lợi ích của sự cô độc được đưa vào trong những nguy hiểm của nó, có nghĩa là chỉ bằng cách tự nguyện tìm kiếm sự cô độc và đối mặt với bóng tối, chúng ta mới có thể rút ra những lợi ích của việc ở một mình, và cuối cùng đạt được sự tự tin hiếm có của một người lấy lại chủ quyền đối với chính mình.
 
Tao thích
“Sự sợ hãi khi thấy mình cô đơn là những gì họ phải chịu đựng – do đó, họ không thể tìm thấy chính mình” – (Andre Gide, The Immoralist)

Con người là sinh vật xã hội và không chịu được khi bị cô lập cực độ. Nếu ở một mình quá lâu, tâm lý của chúng ta bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng điên rồ và tuyệt vọng sâu sắc. Việc giam cầm cách ly và lưu đày có nguồn gốc cổ xưa, cho thấy mọi người từ lâu đã hiểu rõ nỗi sợ bị cô lập.

Nhưng trong thời hiện đại, nỗi sợ này không bị giới hạn trong các hình thức cô lập cực đoan, thay vào đó nhiều người sợ phải ở một mình trong bất kỳ khoảng thời gian dài nào. Bài này giải thích những tác động bất lợi của sự cô độc lên các mối quan hệ và khám phá các lợi ích khi vượt qua nỗi sợ hãi này và học cách tìm sự an ủi.

View attachment 409783

Nhiều nhà tư tưởng cho rằng nỗi sợ cô đơn là căn nguyên của nỗi sợ chính mình. Trong thói quen hàng ngày, chúng ta thường bận rộn với công việc và những người khác, tính cách xã hội của chúng ta trở nên nổi bật đồng thời những suy nghĩ và cảm xúc đáng sợ bị đẩy ra ngoài nhận thức. Nhưng khi tránh xa người khác, những khía cạnh đen tối ẩn tàng bên trong có xu hướng nổi lên.

“Đây là những gì người ta có được khi sự cô độc tiến triển, bao gồm cả quái thú bên trong” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)

Do đó, sẽ nguy hiểm nếu bị cách ly dài ngày với người khác, vì sẽ đến lúc con thú phá vỡ từ bên trong khiến sự cô độc đè nặng và trở thành một lời nguyền lớn đối với chúng ta.

Một số người có thể chịu đựng cuộc khủng hoảng đơn độc này, và bởi nỗ lực to lớn họ đã chế ngự và hòa nhập bóng tối bên trong, nhưng hầu hết sẽ bị phá hủy bởi một cuộc đối đầu như vậy, đó là lý do tại sao Nietzsche nghĩ rằng “nhiều người nên từ bỏ sự cô độc” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra). Phản ứng mặc định của những người khi thấy sự cô độc quá nặng nề để chịu đựng, là bám lấy người khác.

“Một người chạy đến nhà hàng xóm vì anh ta đang tìm kiếm bản thân, còn người khác vì anh ta muốn đánh mất chính mình. Tình yêu tồi tệ của bạn đối với bản thân làm cho sự cô độc trở thành nhà tù đối với bạn” – (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)

Những người đánh mất mình trong người khác có thể được cứu khỏi sự cô độc, nhưng họ sẽ trở thành phiên bản què quặt của người mà họ có thể trở thành. Để hiện thực hóa tiềm năng của mình, chúng ta cần phải thực hiện những gì mà nhà tâm lý học Abraham Maslow gọi là “metaneeds” hay “highest needs”, bao gồm động lực cho sự thật, vẻ đẹp và sự tốt lành. Những nhu cầu này, như Ernest Becker đã lưu ý trong cuốn sách “Denial of Death” của mình, không thể được đáp ứng hoàn toàn bởi những người khác: “Không thể lấy máu từ một hòn đá cũng như có được linh hồn từ một thể xác”- (Ernest Becker, Denial of Death). Bất kỳ nỗ lực nào để hoàn thành “metaneeds” của chúng ta thông qua một mối quan hệ mật thiết sẽ dẫn đến một lý tưởng giống-như-Thần của đối tác, và một sự phụ thuộc hoàn toàn vào họ cho giá trị bản thân và bản sắc của chúng ta.

“Nếu đối tác trở thành Thần, họ có thể dễ dàng trở thành Quỷ Dữ; không khó để tìm ra lý do… Nếu bạn tìm thấy tình yêu lý tưởng và cố gắng biến nó thành người thẩm phán duy nhất của cái tốt và cái xấu trong bản thân, thước đo cho những cố gắng của bạn, bạn đơn giản trở thành ảnh phản chiếu của người khác. Bạn đánh mất bản thân trong người khác, cũng giống như những đứa trẻ ngoan ngoãn đánh mất chính mình trong gia đình. Không có gì ngạc nhiên khi sự phụ thuộc, cho dù là Thần hay Nô Lệ trong mối quan hệ, mang theo nó rất nhiều sự oán giận tiềm ẩn” (Ernest Becker, Denial of Death)

Để đảm bảo chúng ta không trở thành nạn nhân của các mối quan hệ phụ thuộc giống như nhiều người khác ngày nay, chúng ta phải phát triển thứ mà nhà phân tâm học thế kỷ 20 Donald Winnicott gọi là “khả năng ở một mình – the capacity to be alone”. Khi nỗi sợ cô đơn khiến một người phụ thuộc vào người khác, họ trở nên quá tuân phục vì nỗi sợ bị bỏ rơi, và do đó xây dựng cái mà Winnicott gọi là “False Self”, nghĩa là cá tính của người đó trở thành một phản xạ đơn thuần của mong đợi từ người khác. (VD bạn ngoan vì bạn nghĩ con bạn thân duy nhất muốn bạn ngoan). Phát triển khả năng ở một mình và False Self có thể bị phá vỡ, để phá lại True Self của mình, hay nói cách khác là cảm xúc và nhu cầu đích thực của chúng ta.

Trong thời hiện đại, hầu hết mọi người đều không biết đến lợi ích của sự đơn độc. Thay vào đó, nhiều người vô tình tuân thủ cái gọi là ”Lý thuyết những quan hệ đối tượng – Object Relations Theory”, dựa trên hai giả định chính: rằng sự trưởng thành của tính cách chỉ có thể hoàn thành thông qua các mối quan hệ cá nhân và các mối quan hệ này là nguồn chính, nếu không muốn nói là duy nhất, của ý nghĩa trong cuộc sống. Trong tác phẩm “Attachment and Loss”, John Bowlby, một người tuân thủ quan điểm này, đã viết:

“Những sự gắn bó thân mật với người khác là trung tâm mà cuộc sống của một người xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa bé sơ sinh hay một đứa trẻ mới biết đi mà cả tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, và cả khi về già” (John Bowlby, Attachment and Loss)

“…Sự trưởng thành và liên hợp có thể diễn ra trong phạm vi từ cá nhân bị cô lập đến mức độ lớn hơn giới hạn tôi cho phép…những người sáng tạo hướng nội có thể xác định danh tính và đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách tự-tham-khảo, tương tác với công việc của họ chứ không phải với người khác” (Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self)


Chính khả năng đạt được sự thành toàn cá nhân bằng cách phát triển mối quan hệ với công việc, đã khiến tác giả người Nga Fyodor Dostoevsky tuyên bố rằng sự cô độc đối với tâm trí là điều cần thiết như thức ăn dành cho cơ thể. Trong sự cô độc, chúng ta có thể rèn giũa tính cách của mình khỏi những đòi hỏi vốn bị hạn chế của người khác, và duy trì sự độc lập trong các mối quan hệ mà chúng ta vun đắp, do đó đảm bảo chúng ta không mất đi bản sắc của mình trong họ, giống như nhiều người ngày nay.

Tuy nhiên, khi học cách phát triển trong sự cô độc, chúng ta không được loại bỏ những nguy hiểm mà Nietzsche đã nói đến, những nguy cơ đã khiến Goethe viết: “không có gì nguy hiểm hơn sự cô độc” – (Goethe, The Sorrows of Young Werther). Chúng ta có thể tăng khả năng đối phó với những nguy hiểm này, tuy nhiên, nếu xem xét tính khả thi mà lợi ích của sự cô độc được đưa vào trong những nguy hiểm của nó, có nghĩa là chỉ bằng cách tự nguyện tìm kiếm sự cô độc và đối mặt với bóng tối, chúng ta mới có thể rút ra những lợi ích của việc ở một mình, và cuối cùng đạt được sự tự tin hiếm có của một người lấy lại chủ quyền đối với chính mình.
 
Em lấy mấy bài hay trên fb weibo đọc được post vô đây đc không mấy anh
 
Em cũng cô độc, và trong người lúc nào cũng muốn nổi loạn
 
Top