BÀI 3/3: CÔ ĐỘC VÀ SỰ THÀNH TOÀN TÍNH CÁCH

“Đừng chết vì sự đau khổ của người khác” – Baltasar Gracián
Có vô số cách mà chúng ta phá hoại chính mình, nhưng đôi khi các vấn đề không phải do chúng ta tạo ra, mà bởi những người xung quanh.

Screen Shot 2021-06-16 at 11.15.49 PM.jpg

“Một người không vui vẻ là đủ gây ra sự chán nản và u ám cho cả một gia đình, và thật kỳ diệu nếu không có một người như vậy. Hạnh phúc gần như không phải là một căn bệnh truyền nhiễm” – Nietzsche, The Gay Science
Có một sự thẩm thấu cảm xúc tồn tại giữa những con người, và như Nietzsche chỉ ra, sự thẩm thấu này đặc biệt mạnh ở các trạng thái tiêu cực của tâm trí. Nhưng môi trường xã hội nghèo nàn không chỉ làm ta có chút lo lắng, bi quan hay tức giận, mà còn có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách tồi tệ hơn và một trong số đó là cản trở sự thành toàn cá nhân (self-realization – hoàn thành tiềm năng của con người). Lý do rất đơn giản: nếu mọi người không phát huy hết tiềm năng của họ, nếu các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta thụ động, thờ ơ, lo âu quá mức hoặc lo lắng kinh niên, thì khi ở gần họ sẽ rất khó khăn để chúng ta củng cố niềm tin rằng mình có thể khác biệt. Do đó, việc cắt đứt chuỗi quan hệ xã hội không lành mạnh có thể là bước cần thiết đầu tiên để phát huy tiềm năng bên trong của chúng ta và trở nên thành toàn hơn, hoặc theo thuật ngữ của Carl Jung, một cá nhân toàn vẹn trong tính cách hơn (individuation – xem thêm các bài về sự “thành toàn Tự Ngã” ở các link bên dưới)

“Ở đây, người ta có thể hỏi. . .tại sao một người lại muốn trở nên thành toàn ? Quá trình ấy là bắt buộc bởi vì, khi “lây nhiễm” từ người khác, anh ta rơi vào những tình huống và thực hiện các hành động bất hòa với chính mình… và hành động theo đường lối trái với bản chất của cá nhân anh ta. Theo đó, anh ta không thể là chính mình, cũng không chịu trách nhiệm về mình. Anh ta cảm thấy mình ở trong tình trạng xuống cấp, không tự do, phi đạo đức. Nhưng sự bất hòa với chính anh ta chính là tình trạng không thể chịu đựng được và tình trạng loạn thần kinh chức năng mà anh ta tìm cách thoát ra, và sự giải thoát khỏi tình trạng chỉ thành công khi anh ta là chính bản thân mình và cảm thấy thoải mái với bản chất thật nhất.” – Carl Jung, Two Essays in Analytical Psychology
Hành động phù hợp với con người thật của chúng ta là nhiệm vụ của cả cuộc đời. Nhưng khi bị bao quanh bởi những ảnh hưởng tha hóa từ người khác thì nhiệm vụ này trở nên khó khăn. Nếu chúng ta thấy xã hội đang cản trở mình thì phải làm sao đây? Giải pháp lý tưởng là chuyển sang một xã hội mới, một thế giới có nhiều người nâng đỡ chúng ta và sở hữu những đặc điểm mà chúng ta muốn tôi luyện. Dành nhiều thời gian hơn với những người đang đi trên con đường thành toàn tính cách, để khuyến khích bản thân chúng ta làm điều tương tự. Nhưng đôi khi giải pháp lý tưởng này không khả thi. Đối với rất nhiều người đang trong tình trạng bất hòa hợp ngày nay, tìm kiếm một xã hội lành mạnh để hòa mình vào có vẻ khó khăn.

Nếu không thể tìm ra môi trường tốt hơn, thì lựa chọn kế tiếp là nên giảm thời gian chúng ta dành cho người khác và dành nhiều thời gian ở một mình hơn. Điều này có vẻ giống đơn thuốc cho bệnh tâm thần vì cuộc sống thiếu sự tương tác qua lại thường được xem như con đường dẫn đến suy thoái tinh thần. Nhưng việc rút lui vào sự tồn tại đơn độc hơn, nếu được sử dụng đúng đắn, là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và thể hiện một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

“Khả năng ở một mình là một nguồn lực có giá trị khi cần thay đổi thái độ tinh thần. Sau những thay đổi lớn trong các hoàn cảnh, có thể cần phải đánh giá cơ bản lại tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tồn tại. Ở một nền văn hóa trong đó mối quan hệ giữa các cá nhân thường được coi là giải pháp cho mọi thể loại stress, đôi khi rất khó để thuyết phục những người có ý tốt muốn giúp đỡ rằng: việc để nạn nhân một mình trong yên tĩnh có tác dụng trị liệu như sự hỗ trợ cảm xúc vậy” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self
Sự đơn độc thúc đẩy việc thay đổi bản thân vì nó giải phóng chúng ta khỏi nhu cầu và mong đợi của người khác, do đó, cho phép sự phản ánh nội tâm cần thiết để tìm hiểu rõ hơn chúng ta là ai. Nhưng cô độc cũng là trạng thái lý tưởng cho việc sử dụng các biện pháp tưởng tượng và chính trí tưởng tượng mang đến cho chúng ta những điều khả thi và những gì chúng ta có thể trở thành.

“Giả sử tôi không hài lòng với thói quen của mình, hoặc cảm thấy có những kinh nghiệm hoặc sự hiểu biết về bản thân mà tôi không thể tiếp cận. Một cách để khám phá những điều này là tránh xa môi trường hiện tại và xem những gì nổi lên. Điều này không phải không có những nguy hiểm của nó. Sự hỗn loạn là cần thiết để khởi đầu bất kỳ hình thức tổ chức mới hoặc liên hợp với tâm trí. Không ai có thể nói, cho đến khi anh ta trải nghiệm nó, nếu các khuôn mẫu trước đây bị gián đoạn thì có mang lại kết quả gì tốt hơn không” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self
Một cách để tổ chức lại các khuôn mẫu cuộc sống của chúng ta bắt đầu quá trình lâu dài, thoát khỏi các mối quan hệ xã hội vốn định hình quá khứ của chúng ta, và tập trung năng lượng nuôi dưỡng ơn gọi và mục đích cho cuộc sống. Nhiều người trong thế giới hiện đại coi mối quan hệ giữa người và người là nguồn gốc của ý nghĩa cuộc sống, thì văn hóa của chúng ta có thể đã đi quá xa và trong quá trình này, phớt lờ một bước quan trọng khác vốn làm nền móng xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, như Storr giải thích:

“Tôi ít tin rằng các mối quan hệ cá nhân thân mật là nguồn duy nhất của sức khỏe và hạnh phúc. Ngày nay, một điều nguy hiểm là tình yêu đang được lý tưởng hóa thành con đường duy nhất đến sự cứu rỗi. Khi Freud được hỏi điều gì tạo nên sức khỏe tâm lý, ông trả lời đó là khả năng yêu và làm việc. Chúng ta đã quá nhấn mạnh cái trước, và quá chú ý đến cái sau. . tập trung quá độ vào các mối quan hệ cá nhân dẫn đến việc không xem xét những cách khác để tìm kiếm sự thỏa mãn, thành toàn” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self
Trong cuốn sách “Solely: A Return to the Self” , Storr kể chi tiết về nhiều người nổi tiếng đã định hướng cuộc sống mình xung quanh công việc và những người khác trong quá trình tạo ra cuộc sống có ý nghĩa. Các nhà văn như Beatrice Potter và Anton Chekhov lớn lên trong điều kiện xã hội khủng khiếp nhưng trước khi rơi vào hố sâu tuyệt vọng, họ khám phá ra ý nghĩa thông qua công việc của họ và học được rằng sự sáng tạo, và trật tự bên trong mà nó thúc đẩy, có thể là liều thuốc giải độc hiệu quả cho rối loạn bên ngoài của một thế giới xã hội bệnh hoạn. Nhưng cũng có vô số cá nhân không phải chịu đựng môi trường xã hội đặc biệt khắc nghiệt, mà họ họ vẫn nhận ra ý nghĩa đời họ bao gồm các sở thích và công việc. Carl Jung và Sigmund Freud, hai người đàn ông dành cả cuộc đời để nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy sự hưng thịnh của con người, đã chọn chính con đường này.

“Một điều đáng chú ý, khi viết cuốn tự truyện của mình, hai nhà phân tích nguyên bản nhất của thế kỷ 20 hầu như không dành bất kỳ khoảng trống nào cho vợ và gia đình của họ, hoặc bất cứ điều gì cứu vãn sự phát triển ý tưởng tương ứng của họ. Trong hai công trình nghiên cứu “An Autobiographical Study” của Freud và “Memories, Dreams, Reflections” của Jung chẳng nhắc gì về mối quan hệ giữa tác giả và những người khác. Chúng ta có thể hoan nghênh quyết định và thông cảm với mong muốn riêng tư của họ; nhưng cũng có thể kết luận một cách công bằng rằng họ hết mực tập trung vào bản thân mình” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self
Nếu chọn con đường này và rút lui vào sự cô độc để định hướng lại cuộc sống của chúng ta xung quanh ơn gọi, quá trình này có thể là phương tiện đến một cuộc sống xã hội trọn vẹn hơn. Khi tìm kiếm hình thức công việc bổ ích nội tại và dành thời gian cần thiết để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn về bản thân và ít cần sự công nhận từ người khác. Nói cách khác, chúng ta trở thành người có năng lực cao hơn và trong xã hội, ít nhất là về mặt sức khỏe tâm lý, những người cùng tầng giá trị có xu hướng hấp dẫn nhau. Càng di chuyển theo hướng toàn vẹn hóa cá nhân, chúng ta càng bị hút về phía những người khác đang làm điều tương tự. Hơn nữa, khi trở nên tự chủ hơn và ít đòi hỏi người khác hơn, các mối quan hệ hiện tại của chúng ta có thể được cải thiện do kết quả trực tiếp, như những người tìm thấy ý nghĩa thông qua công việc của họ hoặc như Storr giải thích:

“Mong đợi rằng việc thỏa mãn các mối quan hệ thân mật nên (lý tưởng nhất) mang lại hạnh phúc, nếu không, chắc chắn phải có điều gì đó không ổn với những mối quan hệ kia, dường như bị phóng đại… Có thể chính sự lý tưởng hóa của chúng ta về các mối quan hệ giữa các cá nhân ở phương Tây khiến hôn nhân, được cho là sự ràng buộc mật thiết nhất, trở nên không ổn định. Nếu chúng ta không coi hôn nhân là nguồn hạnh phúc chính thì sẽ có ít cuộc hôn nhân kết thúc trong nước mắt hơn” – Anthony Storr, Solitude: A Return to the Self
Việc rút lui vào sự cô độc là một trong những kỹ thuật có thể được sử dụng để thúc đẩy sức khỏe tinh thần và cải thiện cuộc sống. Nhiều người sau khi nghe những điều như vậy, có thể trải nghiệm cảm giác lạc quan nhất thời và một chút khích lệ, nhưng sau đó nhanh chóng quay lại làm những việc thường ngày. Chẳng có gì thay đổi và cuộc sống vẫn tiếp tục như trước đây. Trong nỗ lực chống lại sự thụ động, ở các bài sau chúng tôi sẽ cung cấp cách thức để để đóng khung cuộc sống của bạn để khuyến khích bạn mạnh dạn hơn trong lựa chọn và hành động. Khi mắc sai lầm, nhiều người nghĩ rằng sự đổi thay mang đến những nguy hiểm nghiêm trọng, trong khi không thay đổi sự lựa chọn mới là nguyên nhân.

“Tại sao mọi người cứ lặp đi lặp lại hành vi tự hủy hoại như vậy? Alexander Lowen đã viết: “Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ so sánh cá tính…như một cái vỏ ốc. Bước ra khỏi cá tính giống như được sinh ra hay chính xác hơn là tái sinh. Đối với một cá nhân có ý thức, đây là một động thái rất đáng sợ và có vẻ nguy hiểm nếu thực hiện. Sự nứt vỡ của vỏ ốc tương đương việc đối đầu với cái chết. Sống trong vỏ ốc dường như đảm bảo sự sống còn, ngay cả khi nó hạn chế nghiêm trọng cuộc sống của một người. Ở trong vỏ bọc và đau khổ dường như an toàn hơn là liều chết vì tự do và niềm vui” – Alexander Lowen, The Voice of the Body
 
Có vô số cách mà chúng ta phá hoại chính mình, nhưng đôi khi các vấn đề không phải do chúng ta tạo ra, mà bởi những người xung quanh.

View attachment 409784


Có một sự thẩm thấu cảm xúc tồn tại giữa những con người, và như Nietzsche chỉ ra, sự thẩm thấu này đặc biệt mạnh ở các trạng thái tiêu cực của tâm trí. Nhưng môi trường xã hội nghèo nàn không chỉ làm ta có chút lo lắng, bi quan hay tức giận, mà còn có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách tồi tệ hơn và một trong số đó là cản trở sự thành toàn cá nhân (self-realization – hoàn thành tiềm năng của con người). Lý do rất đơn giản: nếu mọi người không phát huy hết tiềm năng của họ, nếu các thành viên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của chúng ta thụ động, thờ ơ, lo âu quá mức hoặc lo lắng kinh niên, thì khi ở gần họ sẽ rất khó khăn để chúng ta củng cố niềm tin rằng mình có thể khác biệt. Do đó, việc cắt đứt chuỗi quan hệ xã hội không lành mạnh có thể là bước cần thiết đầu tiên để phát huy tiềm năng bên trong của chúng ta và trở nên thành toàn hơn, hoặc theo thuật ngữ của Carl Jung, một cá nhân toàn vẹn trong tính cách hơn (individuation – xem thêm các bài về sự “thành toàn Tự Ngã” ở các link bên dưới)


Hành động phù hợp với con người thật của chúng ta là nhiệm vụ của cả cuộc đời. Nhưng khi bị bao quanh bởi những ảnh hưởng tha hóa từ người khác thì nhiệm vụ này trở nên khó khăn. Nếu chúng ta thấy xã hội đang cản trở mình thì phải làm sao đây? Giải pháp lý tưởng là chuyển sang một xã hội mới, một thế giới có nhiều người nâng đỡ chúng ta và sở hữu những đặc điểm mà chúng ta muốn tôi luyện. Dành nhiều thời gian hơn với những người đang đi trên con đường thành toàn tính cách, để khuyến khích bản thân chúng ta làm điều tương tự. Nhưng đôi khi giải pháp lý tưởng này không khả thi. Đối với rất nhiều người đang trong tình trạng bất hòa hợp ngày nay, tìm kiếm một xã hội lành mạnh để hòa mình vào có vẻ khó khăn.

Nếu không thể tìm ra môi trường tốt hơn, thì lựa chọn kế tiếp là nên giảm thời gian chúng ta dành cho người khác và dành nhiều thời gian ở một mình hơn. Điều này có vẻ giống đơn thuốc cho bệnh tâm thần vì cuộc sống thiếu sự tương tác qua lại thường được xem như con đường dẫn đến suy thoái tinh thần. Nhưng việc rút lui vào sự tồn tại đơn độc hơn, nếu được sử dụng đúng đắn, là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và thể hiện một cuộc sống có ý nghĩa hơn.


Sự đơn độc thúc đẩy việc thay đổi bản thân vì nó giải phóng chúng ta khỏi nhu cầu và mong đợi của người khác, do đó, cho phép sự phản ánh nội tâm cần thiết để tìm hiểu rõ hơn chúng ta là ai. Nhưng cô độc cũng là trạng thái lý tưởng cho việc sử dụng các biện pháp tưởng tượng và chính trí tưởng tượng mang đến cho chúng ta những điều khả thi và những gì chúng ta có thể trở thành.


Một cách để tổ chức lại các khuôn mẫu cuộc sống của chúng ta bắt đầu quá trình lâu dài, thoát khỏi các mối quan hệ xã hội vốn định hình quá khứ của chúng ta, và tập trung năng lượng nuôi dưỡng ơn gọi và mục đích cho cuộc sống. Nhiều người trong thế giới hiện đại coi mối quan hệ giữa người và người là nguồn gốc của ý nghĩa cuộc sống, thì văn hóa của chúng ta có thể đã đi quá xa và trong quá trình này, phớt lờ một bước quan trọng khác vốn làm nền móng xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, như Storr giải thích:


Trong cuốn sách “Solely: A Return to the Self” , Storr kể chi tiết về nhiều người nổi tiếng đã định hướng cuộc sống mình xung quanh công việc và những người khác trong quá trình tạo ra cuộc sống có ý nghĩa. Các nhà văn như Beatrice Potter và Anton Chekhov lớn lên trong điều kiện xã hội khủng khiếp nhưng trước khi rơi vào hố sâu tuyệt vọng, họ khám phá ra ý nghĩa thông qua công việc của họ và học được rằng sự sáng tạo, và trật tự bên trong mà nó thúc đẩy, có thể là liều thuốc giải độc hiệu quả cho rối loạn bên ngoài của một thế giới xã hội bệnh hoạn. Nhưng cũng có vô số cá nhân không phải chịu đựng môi trường xã hội đặc biệt khắc nghiệt, mà họ họ vẫn nhận ra ý nghĩa đời họ bao gồm các sở thích và công việc. Carl Jung và Sigmund Freud, hai người đàn ông dành cả cuộc đời để nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy sự hưng thịnh của con người, đã chọn chính con đường này.


Nếu chọn con đường này và rút lui vào sự cô độc để định hướng lại cuộc sống của chúng ta xung quanh ơn gọi, quá trình này có thể là phương tiện đến một cuộc sống xã hội trọn vẹn hơn. Khi tìm kiếm hình thức công việc bổ ích nội tại và dành thời gian cần thiết để trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn về bản thân và ít cần sự công nhận từ người khác. Nói cách khác, chúng ta trở thành người có năng lực cao hơn và trong xã hội, ít nhất là về mặt sức khỏe tâm lý, những người cùng tầng giá trị có xu hướng hấp dẫn nhau. Càng di chuyển theo hướng toàn vẹn hóa cá nhân, chúng ta càng bị hút về phía những người khác đang làm điều tương tự. Hơn nữa, khi trở nên tự chủ hơn và ít đòi hỏi người khác hơn, các mối quan hệ hiện tại của chúng ta có thể được cải thiện do kết quả trực tiếp, như những người tìm thấy ý nghĩa thông qua công việc của họ hoặc như Storr giải thích:


Việc rút lui vào sự cô độc là một trong những kỹ thuật có thể được sử dụng để thúc đẩy sức khỏe tinh thần và cải thiện cuộc sống. Nhiều người sau khi nghe những điều như vậy, có thể trải nghiệm cảm giác lạc quan nhất thời và một chút khích lệ, nhưng sau đó nhanh chóng quay lại làm những việc thường ngày. Chẳng có gì thay đổi và cuộc sống vẫn tiếp tục như trước đây. Trong nỗ lực chống lại sự thụ động, ở các bài sau chúng tôi sẽ cung cấp cách thức để để đóng khung cuộc sống của bạn để khuyến khích bạn mạnh dạn hơn trong lựa chọn và hành động. Khi mắc sai lầm, nhiều người nghĩ rằng sự đổi thay mang đến những nguy hiểm nghiêm trọng, trong khi không thay đổi sự lựa chọn mới là nguyên nhân.
Xàm Chúa biên bài mà chúng mày đéo like mai nó ban chết mẹ chúng mày nhé :still_dreaming:
 
Dài quá, ước gì có luận điểm chính và các luận cứ phụ, dù sao cũng cám ơn chủ tịch. Cô đơn để tìm về chính mình
 
Top