Bức tranh nền kinh tế Đông Lào năm 2023

Hotboidn91

Đệ Anh VaiLonThat
Canada
Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội ngày 22-11 với chủ đề: "Tiếp tục phục hồi kinh tế - Các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng", bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng nhưng rủi ro đang gia tăng.

Rủi ro đến từ bên ngoài

Tuy nhiên, những rủi ro chủ yếu đến từ bên ngoài. Cuộc xung đột Nga - Ukraine, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, lãi suất quốc tế tăng và đồng USD mạnh lên, nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng tăng ở châu Âu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và làm tăng rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.

Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cần cảnh giác, điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ kịp thời với tình hình thay đổi trên toàn cầu. Ngoài ra, theo UNDP tại Việt Nam, cũng có một số rủi ro đến từ trong nước, đặc biệt thị trường ngân hàng và trái phiếu vốn rất nhạy cảm với những điều kiện thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực bất động sản; tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng đè nặng lên sản xuất nông nghiệp, sức khỏe và sự an khang của các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và bão lớn.

Theo ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào, với mức tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam tính đến tháng 9-2022, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 tăng lên mức 7% - 7,5%. Tuy nhiên, do cầu bên ngoài chậm lại và điều kiện tài chính thắt chặt hơn, IMF hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2023 xuống 5,8%; lạm phát cũng dự kiến sẽ tăng lên trước khi dần trở lại dưới mức 4%.

Trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ cần tập trung vào ổn định giá cả. Nên cân nhắc vị thế chính sách tiền tệ thắt chặt hơn nếu áp lực lạm phát gia tăng. Bảo vệ sự ổn định tài chính vẫn nên là ưu tiên hàng đầu.

 
Top