Buôn chuyện: Vì sao nghệ thuật hiện đại lại tồi tệ đến như vậy?

Kiến Ba Khoang

Lỗ đýt gợi cảm
Robert Florczak
Nguyễn Đình Đăng dịch
Lời người dịch
Đây là bài giảng video của hoạ sĩ và nhà minh hoạ người Mỹ Robert Florczak (sinh năm 1950) tại Đại học Prager. Robert Florczak tốt nghiệp hội họa tại ĐH Cooper Union ở New York, từng giảng dạy hội hoạ tại Art Institute of Philadelphia, Laguna College of Art and Design, và San Francisco Academy of Art University. Ngoài việc giảng dạy, Robert Florczak còn là hoạ sĩ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực hội hoạ, quảng cáo, giải trí và xuất bản với 40 năm thâm niên.
Trong số những người sưu tập tranh của ông có các nghệ sĩ như Mel Gibson, Michael Jackson, Whoopi Goldberg, Jimmy Stewart.
Đường link gốc cùa video này có tại website của ĐH Prager.
Một bản dịch tiếng Việt dưới dạng phụ đề cho video này được posted trên YouTube, nhưng nhiều chỗ không chính xác. Vì đây là một bài hay, đơn giản và rõ ràng về quan điểm của một hoạ sĩ có hiểu biết về lịch sử hội hoạ, rất có ích cả cho các hoạ sĩ lẫn những người yêu hội hoạ, nên tôi dịch lại toàn bộ bài này dưới đây.
N.Đ.Đ.




Mona Lisa“, “Đức Mẹ khóc Chúa Jesus“, “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai“. Trong vòng hai chục thế kỷ, các nghệ sĩ đã làm xã hội phương Tây phong phú bằng những tác phẩm đẹp kinh ngạc của họ. “Đi tuần đêm“, “Người tư tưởng“, “Dãy núi Rocky“. Từ Leonardo, đến Rembrandt, đến Bierstadt, các bậc thầy nối tiếp các bậc thầy đã sản sinh ra những tác phẩm gây hứng khởi cho chúng ta, nâng cao chúng ta và khiến chúng ta thêm sâu sắc. Và họ đã làm điều này bằng cách đòi hỏi chính mình phải có những chuẩn mực cao nhất của sự xuất sắc, hoàn thiện dựa trên tác phẩm của mỗi thế hệ các bậc thầy đi trước, và tiếp tục khao khát vươn tới chất lượng cao nhất có thể.
Nhưng vào thế kỷ 20 có một chuyện đã xảy ra. Tính Uyên Thâm, Sự Truyền Cảm và Cái Đẹp đã bị thay thế bởi Cái Mới, Sự Khác Biệt và Cái Xấu Xí. Ngày hôm nay, sự ngớ ngẩn, sự vô nghĩa, và sự tởm lợm toàn diện lại được đưa lên như cái hay nhất của nghệ thuật.
Tượng David của Michelangelo trong bảo tàng viện Hàn lâm Mỹ thuật Florence (Ảnh của người dịch)
Tượng David của Michelangelo trong bảo tàng viện Hàn lâm Mỹ thuật Florence
(Ảnh của người dịch)
Michal Heiser Khối lượng bay Len (2012) tảng đá nặng 340 tấn, Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles. Tảng đá này là một lắp lại thô thiển bức họa
Michal Heiser
Khối lượng bay lên (2012)
tảng đá nặng 340 tấn, Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles. Tảng đá này là một lắp lại thô thiển bức họa “Một ý thức về thực tại” của René Magritte, chỉ khác ở chỗ tảng đá này không bay lên như tên gọi của nó, mà được đỡ bời hai bức tường bê tông cho khỏi nằm bẹt dí xuống đất (ND)
Michelangelo đã tạc bức tượng David của ông từ đá. Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles (LACMA) chỉ cho chúng ta xem đá, – một tảng đá – nặng tới 340 tấn. Chuẩn mực đã sa sút xuống sâu như vậy đấy. Việc này đã xảy ra như thế nào? Làm thế nào mà việc hướng thượng tới sự hoàn hảo và xuất sắc trong nghệ thuật của một ngàn năm lại chết rụi như vậy?
Nó không chết. Nó đã bị đẩy ra. Vào đầu nửa cuối thế kỷ 19 một nhóm được gán cho cái tên Các hoạ sĩ Ấn tượng đã nổi loạn chống lại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Pháp, chống lại sự đòi hỏi phải tuân theo các chuẩn mực cổ điển của hoạ viện. Bất kể ý đồ của họ là gì, những hoạ sĩ hiện đại mới này đã gieo rắc những hạt giống của chủ nghĩa thẩm mỹ tương đối – tư duy “cái đẹp là ở trong mắt người xem“.
Ngày nay ai cũng thích các hoạ sĩ Ấn tượng. Và, cũng như hầu hết các cuộc cách mạng, thế hệ đầu tiên hay đại loại như thế đã sản sinh ra các tác phẩm có giá trị đích thực. Monet, Renoir, Degas vẫn còn gìn giữ những yếu tố của hình hoạ và cách thể hiện chính tắc, nhưng với mỗi thế hệ mới chuẩn mực lại suy thoái cho đến khi không còn chuẩn mực nào nữa. Tất cả những gì còn lại chỉ là sự biểu hiện cá nhân.
Biểu đồ sự suy thoái của chuẩn mực nghệ thuật. Theo biểu đồ này chuẩn mực nghệ thuật tụt xuống số 0 kể từ những năm 1970 khi nghệ thuật ý niệm, nghế thuật trình diễn và nghệ thuật sắp đặt ra đời (ND).
Biểu đồ sự suy thoái của chuẩn mực nghệ thuật.
Theo biểu đồ này chuẩn mực nghệ thuật tụt xuống số 0 kể từ những năm 1970 khi nghệ thuật ý niệm, nghế thuật trình diễn và nghệ thuật sắp đặt ra đời (ND).
Sử gia nghệ thuật nổi danh Jacob Rosenberg từng viết rằng chất lượng trong nghệ thuật “không đơn thuần là quan điểm cá nhân mà có thể được dõi theo một cách khách quan cao độ.” Nhưng ngày nay ý tưởng cho một chuẩn mực phổ quát về chất lượng trong nghệ thuật, nếu không bị công khai chế giễu, thì cũng thường gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ.
Làm thế nào đo được nghệ thuật một cách khách quan?” Người ta thách thức tôi. Để trả lời, tôi đơn giản chỉ ra các thành quả nghệ thuật được sản sinh bởi các chuẩn mực phổ quát so với những gì được sản sinh bởi chủ nghĩa tương đối. Loại thứ nhất cho chúng ta các tác phẩm như “Sự ra đời của Vệ Nữ” và “Cái chết của lực sĩ giác đấu“, trong khi loại thứ hai cho chúng ta “Đức Mẹ Đồng Trinh Mary” được tạo bởi phân bò và các hình ảnh khiêu dâm, và “Petra” – bức tượng đoạt giải thưởng mô tả một nữ cảnh sát đang ngồi xổm tiểu tiện, được hoàn thiện bởi một vũng nước tiểu bằng nhựa tổng hợp.
Sandro Botticelli Sự ra đời của Vệ Nữ (1483 - 1485) tempera trên ván gỗ, 172.5 x 278.5 cm
Sandro Botticelli
Sự ra đời của Vệ Nữ (1483 – 1485)
tempera trên canvas, 172.5 x 278.5 cm
Cái chết của lực sĩ giác đấu Bản sao La Mã cổ đại từ một bức tượng Hy Lạp cuối t.k. 3 tr CN
Cái chết của lực sĩ giác đấu
Bản sao La Mã cổ đại từ một bức tượng Hy Lạp cuối t.k. 3 tr CN
Chris Ofili Đức Mẹ Đồng Trinh Mary (1966) chất liệu hỗn hợp gồm sơn dầu, trang kim, nhựa polyester, phân voi, và dán các hình ảnh chụp bộ phận sinh dục nữ
Chris Ofili
Đức Mẹ Đồng Trinh Mary (1996)
chất liệu hỗn hợp gồm sơn dầu, trang kim, nhựa polyester, phân voi, và dán các hình ảnh chụp bộ phận sinh dục nữ
Marcel Walldorf Petra (2010) tượng silicon và kim loại. Bức tượng đã đoạt giải ba, trị giá 1000 euro, của Kunstpreis für Nachwuchskünstler (giải thưởng cho các hoạ sĩ trẻ) của quỹ Leinemann năm 2011. Hội đồng chấm giải cho rằng bức tượng đã chỉ rõ
Marcel Walldorf
Petra (2010)
Tượng silicon và kim loại. Bức tượng đã đoạt giải ba, trị giá 1000 euro, của Kunstpreis für Nachwuchskünstler (giải thưởng cho các hoạ sĩ trẻ) của quỹ Leinemann năm 2011. Hội đồng chấm giải cho rằng bức tượng đã chỉ rõ “sự khác biệt giữa lĩnh vực công cộng và lĩnh vực riêng tư“.
Thiếu các chuẩn mực thẩm mỹ chúng ta không có cách nào xác định phẩm chất hay tính phế phẩm. Đây là một bài kiểm tra của tôi cho các sinh viên cao học, tất cả đều rất tài năng và được đào tạo tốt. “Hãy phân tích bức hoạ sau đây của Jackson Pollock và giải thích vì sao nó đẹp.” Chỉ sau khi họ cho tôi những câu trả lời rất hùng hồn thì tôi mới cho họ biết rằng bức hoạ thực ra là một hình chụp gần cái tạp dề dính màu tôi mặc khi vẽ. Tôi không chê trách họ; ở địa vị họ có lẽ tôi cũng sẽ làm như vậy bởi vì gần như không thể phân biệt được tranh của Pollock với cái tạp dề vấy màu của tôi.
Trích đoạn tạp dề của tác giả
Trích đoạn tạp dề của tác giả
Vậy ai sẽ xác định phẩm chất?” là một thách thức khác mà tôi gặp phải. Nếu chúng ta thành thực về trí tuệ, tất cả chúng ta đều biết những tình huống nào cần ghi nhận và phụ thuộc vào sự giám định chuyên nghiệp. Hãy lấy ví dụ thi Olympic trượt băng nghệ thuật, nơi mà sự xuất sắc nghệ thuật được đánh giá bởi các chuyên gia trong lĩnh vực này. Rõ ràng bạn sẽ do dự trước một thí sinh ngã lăn bạt mạng trên sân băng rồi yêu cầu tiết mục của anh ta phải được sánh ngang với tiết mục của một vận động viên chính tắc nhất.
Chẳng những chất lượng bị giảm sút, mà đề tài cũng đi từ siêu việt tới rác rưởi. Ở nơi mà trước kia các nghệ sĩ từng dùng tài năng của mình thể hiện những khung cảnh có giá trị và mang tính toàn vẹn từ lịch sử, văn chương, tôn giáo, thần thoại, v.v. ngày nay nhiều nghệ sĩ chỉ đơn thuần dùng nghệ thuật của họ để ra tuyên ngôn, thường là không có gì hơn một giá trị gây sốc. Các nghệ sĩ trong quá khứ đôi khi cũng ra tuyên ngôn, nhưng không bao giờ sự xuất sắc thị giác trong tác phẩm của họ phải trả giá cho việc đó.
Không chỉ nghệ sĩ là những người có lỗi. Cái gọi là cộng đồng nghệ thuật cũng có lỗi ngang như vậy: các giám đốc bảo tàng, các chủ gallery, và các nhà phê bình đã khuyến khích và tạo điều kiện tài trợ cho những thứ rác rưởi này. Chính họ là những người đã bênh vực loại tranh xịt sơn lên tường (grafitti) và gọi đó là thiên tài, ủng hộ sự tục tĩu và coi đó là đầy ý nghĩa. Thực chất, họ chính là những ông vua cởi truồng của nghệ thuật, bởi lẽ còn ai khác bỏ ra 10 triệu dollars cho một hòn đá và nghĩ đó là nghệ thuật?
Nhưng tại sao chúng ta phải là nạn nhân cho tất cả thứ thị hiếu tồi tệ đó? Chúng ta không là nạn nhân.
Bằng nghệ thuật chúng ta bảo trợ tại các bảo tàng hoặc mua tại các galleries, chúng ta có thể làm quan điểm của chúng ta không chỉ được biết tới mà còn được cảm thấy. Rốt cuộc một gallery nghệ thuật là một nơi kinh doanh như bất kỳ nơi kinh doanh nào khác. Nếu sản phẩm không bán được, nó sẽ không được làm ra nữa. Chúng ta cũng có thể ủng hộ các tổ chức như The Art Renewal Center (Trung tâm làm mới nghệ thuật), trung tâm này hoạt động nhằm khôi phục các chuẩn mực khách quan của thế giới nghệ thuật. Và chúng ta có thể ủng hộ việc giảng dạy môn thưởng thức nghệ thuật cổ điển trong các trường học.
Hãy ca tụng những thứ chúng ta biết là hay là tốt và phớt lờ những gì không phải như thế.
Tiện thể nói luôn, cái nền trắng các bạn đang nhìn thấy sau lưng tôi không đơn thuần chỉ là một bảng trắng đâu nhé. Đó là một bức hoạ thuần trắng của một hoạ sĩ sáng giá có tên Robert Rauschenberg tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco.
Tôi là Robert Florczak làm việc cho Đại học Prager.
Dịch xong ngày 9.05.2015
_____________
© Nguyễn Đình Đăng, 2015 – Người dịch giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt. Bạn đọc có thể lưu giữ bản dịch này để sử dụng cho cá nhân mình và chia sẻ nguyên văn và miễn phí trên internet. Mọi hình thức sử dụng khác như in ấn, sao chép, hiệu đính lại bản dịch này, dù là một phần hay toàn bộ, để phát hành trong các ấn phẩm như sách, báo chí, luận văn, hay nhằm mục đích thương mại (kể cả tại các trang blog, thư viện điện tử trên internet mà để đọc được hay tải xuống người đọc phải trả tiền để mở tài khoản) v.v. đều vi phạm bản quyền nếu không nhận được sự đồng ý bằng văn bản của người dịch.


NGuồn: Đéo nhớ link, đánh tên tác giả trên google là ra nhé.

Tao đọc thấy hay nên lôi về cho anh em chém gió lạnh gáy đỡ tốn tiền điện )). Địt mẹ trước đây tao còn đi học thì chỗ Viện Goethe hay chỗ l's place hay mấy cái triển lãm là chỗ bọn tao được gợi ý đên để tham khảo. Trước đây tao hay ra chỗ L's Place vì ở đó nó chiếu phim nhiều và lại tao tán được con bé ở đó nên hay lên chui ra chui vào ;)) . Công nhận trước đây phim nó hay thật, hay là một phần nhưng phim nó có nhiều cái mới để xem và học. Sau đó một thời gian tao đi làm nhiều nên đéo đi nữa nhưng vẫn hóng hớt, bỗng có một lần đứa em đúng ra là cháu vì nó là con đồng nghiệp tao rủ đi xem. Tao đi cùng nó và xem một phim thì vãi lol, gần 10 năm đi làm dự an VN có quốc tế có mà tao đéo hiểu đang xem cái cặc gì, phim lol toàn dùng cái ảnh rồi lời bình dài lê thê đéo liên quan cặc gì cả =)) Địt mẹ có hít ma túy lúc đấy tao cũng đéo chắc mình cảm nhận nổi :)) tao tự hỏi nguyên một hội đồng duyệt của bọn Viện Pháp nghỉ việc à. Hay là bọn nó coi thường khán giả Việt Nam đến thế :)) Nhưng rồi sau đó tao về và tìm thêm một số phim khác trên facebook thì hỡi ôi cái dạng "phim" kiểu đấy nó tràn lan và thành trào lưu con mẹ nó rồi. Bọn nó gọi cái đó là trường phái sự thật ;)) Tao hỏi đứa cháu kia thì nó cho biết bây giờ toàn thế hết à :)) . Tao tự hỏi rằng nếu một ngày nào đó nó làm cái phong cách này về cho bố nó xem chắc bạn già của tao uống hết 1 chai nước mắm rồi thăng mất thôi :)).

Lĩnh vực tao làm thì thế, còn anh em thì sao?
 
Do mày không theo kịp thời đại thôi, nhữnh thứ mày coi là nghệ thuật nó rơi vào trạng thái ngủ đông rồi.
 
Thì cũng giống như những giá trị đạo đức hay những nền tảng văn hóa, xã hội thôi. Ở thời kỳ mông muội, việc tìm ra cái hay, cái đẹp luôn luôn được cập nhật, nhưng khi đã có sự bão hòa sẽ có xu hướng tìm ra Cái mới, Sự khác biệt và Cái xấu xí. Chỉ có chờ đợi tính đột phá.
 
Về cơ bản nghệ thuật với kĩ thuật hay thể thao nó cũng như nhau, đó là con người thực hiện các thao tác, kĩ năng phức tạp đến một mực độ hoàn chỉnh nhất định. Từ đó họ xây dựng được tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn đó sẽ được xây dựng thành quy định chung đặt làm nền. Dần dần theo thời gian các tiêu chuẩn đó sẽ được nâng mức độ lên hoặc bị thay thế dần bởi những tiêu chuẩn chung mới nhưng vẫn có những thứ bất biến cơ bản không thể bỏ qua. Đó là mày là ca sĩ, mày phải biết hát, mày là họa sĩ mày phải biết vẽ.... Với tao thì là như thế. Tuy nhiên gần đây tao thấy gần đây xuất hiện một hệ tư tưởng đó là phá bỏ các giá trị cũ nhưng ... đéo tạo ra gia trị mới mà chỉ muốn phá bở để cào bằng hết mọi tiêu chuẩn xuống như nhau. Đéo chỉ trong nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực khác và tao thấy nó khá đáng lo đấy.
 
NGuồn: Đéo nhớ link, đánh tên tác giả trên google là ra nhé.

Tao đọc thấy hay nên lôi về cho anh em chém gió lạnh gáy đỡ tốn tiền điện )). Địt mẹ trước đây tao còn đi học thì chỗ Viện Goethe hay chỗ l's place hay mấy cái triển lãm là chỗ bọn tao được gợi ý đên để tham khảo. Trước đây tao hay ra chỗ L's Place vì ở đó nó chiếu phim nhiều và lại tao tán được con bé ở đó nên hay lên chui ra chui vào ;)) . Công nhận trước đây phim nó hay thật, hay là một phần nhưng phim nó có nhiều cái mới để xem và học. Sau đó một thời gian tao đi làm nhiều nên đéo đi nữa nhưng vẫn hóng hớt, bỗng có một lần đứa em đúng ra là cháu vì nó là con đồng nghiệp tao rủ đi xem. Tao đi cùng nó và xem một phim thì vãi lol, gần 10 năm đi làm dự an VN có quốc tế có mà tao đéo hiểu đang xem cái cặc gì, phim lol toàn dùng cái ảnh rồi lời bình dài lê thê đéo liên quan cặc gì cả =)) Địt mẹ có hít ma túy lúc đấy tao cũng đéo chắc mình cảm nhận nổi :)) tao tự hỏi nguyên một hội đồng duyệt của bọn Viện Pháp nghỉ việc à. Hay là bọn nó coi thường khán giả Việt Nam đến thế :)) Nhưng rồi sau đó tao về và tìm thêm một số phim khác trên facebook thì hỡi ôi cái dạng "phim" kiểu đấy nó tràn lan và thành trào lưu con mẹ nó rồi. Bọn nó gọi cái đó là trường phái sự thật ;)) Tao hỏi đứa cháu kia thì nó cho biết bây giờ toàn thế hết à :)) . Tao tự hỏi rằng nếu một ngày nào đó nó làm cái phong cách này về cho bố nó xem chắc bạn già của tao uống hết 1 chai nước mắm rồi thăng mất thôi :)).

Lĩnh vực tao làm thì thế, còn anh em thì sao?
nghệ thuật như ng con gái đẹp vậy
có thể khiến ae yêu thích
nhưng bên trong lại dẩm
:vozvn (3):
 
nghệ thuật như ng con gái đẹp vậy
có thể khiến ae yêu thích
nhưng bên trong lại dẩm
:vozvn (3):
Tao đéo đồng ý với mậy, gái thời trung dai đéo tắm, vệ sinh răng miệng kém nằm cạnh khéo chim mày tụt mẹ sâu lên tận bụng ;)) . Gái hiện đại chắc chăn dep hơn và tương lai sẽ còn đẹp hơn nữa, nó đéo xuống cấp như nghệ thuật =))
 
Tao đéo đồng ý với mậy, gái thời trung dai đéo tắm, vệ sinh răng miệng kém nằm cạnh khéo chim mày tụt mẹ sâu lên tận bụng ;)) . Gái hiện đại chắc chăn dep hơn và tương lai sẽ còn đẹp hơn nữa, nó đéo xuống cấp như nghệ thuật =))
tiêu chuẩn nghệ thuật trc đây khác
nhìn theo góc nhìn của thời đại mới hiểu đc
như các tượng đài ngày xưa to là 1 cái đáng nể
nhưng giờ ko cần quá to mà đi vào chiều sâu hơn
:boss:
 
lên mạng toàn woke chả thế =))
ngày xưa 1 thời nhà thờ định hướng
giờ gay les định hướng nên woke
:vozvn (3):
Tao đéo đồng ý với mậy, gái thời trung dai đéo tắm, vệ sinh răng miệng kém nằm cạnh khéo chim mày tụt mẹ sâu lên tận bụng ;)) . Gái hiện đại chắc chăn dep hơn và tương lai sẽ còn đẹp hơn nữa, nó đéo xuống cấp như nghệ thuật =))
 
Địt mẹ hôm trước đi chơi phố với người yêu vào hàng quần áo con gà trống: Tired City thì phải, quanh phố cổ có mấy m đường mà nó 3 cái chi nhánh to vãi lol :)) . Lên xem hóa ra là áo thun in hình, cầm lên chất vải thì chán, kiểu dáng may thì thường và hình in. Nó in hình bà gánh hàng rong, ông công an phường, bà lao công lướt ván với cả hút điếu cày.... Địt mẹ nhố nhăng và kệch cỡm vãi lồn, đéo hiểu sáng tạo cặc gì chỉ thấy lười biếng vô liêm sỉ. Giá thì đắt gần bằng Uniqlo :))
 
Địt mẹ hôm trước đi chơi phố với người yêu vào hàng quần áo con gà trống: Tired City thì phải, quanh phố cổ có mấy m đường mà nó 3 cái chi nhánh to vãi lol :)) . Lên xem hóa ra là áo thun in hình, cầm lên chất vải thì chán, kiểu dáng may thì thường và hình in. Nó in hình bà gánh hàng rong, ông công an phường, bà lao công lướt ván với cả hút điếu cày.... Địt mẹ nhố nhăng và kệch cỡm vãi lồn, đéo hiểu sáng tạo cặc gì chỉ thấy lười biếng vô liêm sỉ. Giá thì đắt gần bằng Uniqlo :))
Áo thun của em vẫn là chân lí phải không bác :d
 
Vì thời đại bây giờ Đồng Tiền là quan trọng nhất.đéo có Tiền thì Oẳng thế nên người ta tập trung vào kiếm tiền ...
Còn thằng nào mà đéo có tiền thì áp lực và trầm cảm vcc ra.thì đầu óc đâu ra mà sáng với chả tạo

Ngày xưa ở không chả làm gì cũng có cái ăn cái mặt,và dư giả thời gian cũng như tinh thần chả có áp lực gì nên thoải mái mà sáng tạo ...

Chứ thử ông Khổng Tử mà sinh ra thời này đéo có tiền thử xem.hẳn là người ta coi thằng Huấn Hoa Hồng hơn ổng rồi đó.kkk
 
Top