Cựu đại tá bất ngờ 'không kêu oan', khai nhận hối lộ 19 tỷ đồng

thang990

Con Chym bản Đôn
Ông Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang) từng khẳng định "kêu oan suốt đời" song hôm nay bất ngờ nhận tội tại phiên phúc thẩm.

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 7 ở Tòa án Quân sự Quân khu 7, ông bị phạt tù chung thân cho tội Nhận hối lộ và 2 năm vì Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, tổng hợp mức án là chung thân.

Bị cáo sau đó khẳng định sẽ "kêu oan suốt đời" vì cảm thấy VKS luận tội không thuyết phục.

Song sáng nay, trong phiên tòa phúc thẩm tại Tòa án Quân sự Trung ương, ngay sau khi nghe nội dung bản án sơ thẩm, được hỏi về nội dung kháng cáo, bị cáo Thế Anh bất ngờ nhận tội Nhận hối lộ, xin HĐXX cho thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan, sang giảm nhẹ hình phạt.

Theo giải thích của ông Thế Anh, giai đoạn sơ thẩm do tâm lý hoang mang nên liên tục kêu oan do không nhận thức được hành vi, sau này khi suy nghĩ kỹ đã nhận ra việc nhận tiền là sai.

Bị cáo nói có nhận tiền "bảo kê" nhập lậu xăng dầu, song xin được tòa phúc thẩm xem xét. "Số tiền tòa sơ thẩm quy kết rất lớn, tới 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng, tức gần 19 tỷ đồng", cựu đại tá Biên phòng phân trần và cho rằng có thông qua cháu trai, bị cáo Nguyễn Văn An, nhận tiền hối lộ nhưng không nhiều đến vậy.

Đồng tình với quan điểm của chú mình, bị cáo Nguyễn Văn An sau đó cũng xin thay đổi nội dung kháng cáo, không kêu oan mà xin giảm nhẹ hình phạt.

Với tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, ông Thế Anh giữ nguyên nội dung kháng cáo kêu oan với lý do cháu trai sang Lào kiếm việc làm, không liên quan đến mình.

"Bị có không tác động, xúi giục, cho tiền để An trốn. Bị cáo không phạm tội này", ông Thế Anh khẳng định.

Bị cáo Nguyễn Thế Anh. Ảnh: Tòa án

Bị cáo Nguyễn Thế Anh tại phiên tòa phúc thẩm, sáng 27/12. Ảnh: Tòa án

Trước đó trong 9 người kháng cáo, chỉ ông Thế Anh và An kêu oan, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Ông Thế Anh là người duy nhất trong vụ án bị truy tố 2 tội danh: Nhận hối lộ Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, án chung thân. Trong phiên sơ thẩm, bị cáo này phủ nhận cáo buộc, cho rằng bị ép cung song không chứng cứ nào được đưa ra.

Theo cáo buộc của bản án sơ thẩm, ông Thế Anh được giao nhiều cương vị trọng yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng, nhưng "vì tư lợi" đã đồng ý giúp đỡ, bao che, bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng và nhận hối lộ trên 19 tỷ đồng. Khi nhóm buôn lậu bị bắt, ông Thế Anh còn hướng dẫn, đưa tiền cho đồng phạm đi trốn nhằm "che giấu hành vi nhận hối lộ".

Trước khi làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, ông Thế Anh giữ các chức vụ Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia (Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả), Phó cục trưởng cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng.

Các bị cáo tại phiên tòa, sáng 27/12. Ảnh: Tòa án

Các bị cáo trong phiên phúc thẩm. Ảnh: Tòa án

Phiên phúc thẩm mở theo kháng cáo của 9 người, sau 5 tháng kết thúc phiên sơ thẩm. Trong số này 7 người kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo, gồm: ông Minh, Thanh, Nguyễn Văn Hùng, cựu đồn trưởng Biên phòng cảng Trường Long Hòa, tỉnh Trà Vinh; Phạm Hồ Hải, cựu trưởng đại diện cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh; Lê Văn Phương, cựu phó phòng CSGT Công an Trà Vinh; Nguyễn Thanh Lâm, cựu hải đội trưởng 2 thuộc Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và Phạm Văn Trên, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Trà Vinh. Cả 7 người bị tòa sơ thẩm phạt 3 năm 6 tháng đến 16 năm tù do Nhận hối lộ.

Hai người kêu oan, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm là đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang, và cháu trai Nguyễn Văn An.

5 người còn lại của vụ án không kháng cáo.

Ông Thế Anh là người duy nhất trong vụ án bị truy tố 2 tội danh: Nhận hối lộ Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, án chung thân. Trong phiên xét xử sơ thẩm, bị cáo này phủ nhận cáo buộc, cho rằng bị ép cung song không chứng cứ nào được đưa ra.

Tại phần thủ tục sáng nay, hai bị cáo Hùng và Trên từ chối người bào chữa, nói sẽ tự trình bày.

Trong 4 nhân chứng đến theo triệu tập có "trùm xăng lậu" Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh), người vừa bị TAND Đồng Nai phạt 16 năm tù về tội Buôn lậu trong vụ án khác; bị cáo Cao Phước Hoài.

Ông Hoài không kháng cáo, bị tòa sơ thẩm phạt 6 tháng 21 ngày tù, bằng thời gian tạm giam về tội Không tố giác tội phạm.

Phiên phúc thẩm mở tại Tòa án quân sự Trung ương ở Hà Nội. Ảnh: Tòa án

Phiên phúc thẩm mở tại Tòa án quân sự Trung ương ở Hà Nội. Ảnh: Tòa án

Nhà chức trách xác định, từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, tại một số đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển khu vực các tỉnh phía Nam đã xảy ra các sai phạm có tính chất "đặc biệt nghiêm trọng". Số tiền các bị cáo nhận hối lộ khoảng 38 tỷ đồng, đến nay đã thu lại 17,8 tỷ đồng.

Ông Hữu cùng một số người được đình chỉ điều tra hành vi Đưa hối lộ do chủ động khai báo trước khi bị phát giác.
 
chắc nhận cho xong, đằng nào cũng chung thân rồi/
 
tau để ý thằng quân cảnh ngồi cạnh mặt mũi thật phúc hậu, cho đi áp giải phạm thì phí đời nó quá
 
Top