Ăn chơi Kinh tế số Vẹm có thể đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tầm nhìn Chiến lược là phát triển số tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng...

Trao đổi với PV Lao Động, TS Nguyễn Huyền Diệu - CEO HD Farm - nhấn mạnh: Hiện tại, người tiêu dùng Việt Nam đang thích ứng nhanh chóng và chấp nhận các sản phẩm, dịch vụ mới của nền kinh tế số. Điều này có lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.

“Phát triển kinh tế số là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng cách, nó có thể tạo ra nhiều cơ hội và thay đổi tích cực cho xã hội và kinh tế. Có 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số quốc gia, đó là: Chính phủ số, cải thiện hiệu quả và tính minh bạch của hoạt động Chính phủ thông qua công nghệ thông tin. Kinh tế số: Đóng góp vào GDP và tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp và người dân. Xã hội số: Tạo ra giá trị cho người dân thông qua các dịch vụ số” - TS Nguyễn Huyền Diệu nhấn mạnh.

Các chuyên gia công nghệ đánh giá rằng, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kinh tế số Việt Nam có thể đạt mục tiêu 20% GDP vào năm 2025.

Dẫn báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 2020” - ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam 2022 - đưa ra thông tin: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đang bứt phá, luôn ở mức hai con số. Dự kiến đến năm 2025 bứt phá lên 52 tỉ USD. Các lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, dịch vụ xe công nghệ đang là một trong những mũi nhọn về công nghệ số tại Việt Nam”.
5-Kinh-Te-So.jpg

TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) - nhấn mạnh: Chuyển đổi số là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

 
Top