Loạt tua bin điện gió tiền tỷ phải 'đắp chiếu' hơn một năm

Tính Giao

Thích phó đà

Do không đáp ứng được các quy định giá ưu đãi nên các dự án năng lượng tái tạo phải nằm im hơn một năm qua, trong khi đơn giá đầu tư cho mỗi tua bin tốn hàng chục tỷ đồng
trungnam_thuannam_1.jpg
Các nhà đầu tư lo ngại cơ chế giá phát điện thiếu hợp lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư. Ảnh: Trungnam.
Chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng mua bán điện.
Cuộc họp được tổ chức sau khi 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp có văn bản gửi tới Thủ tướng cho rằng quá trình ban hành Quyết định 21 quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng.
Việc giao cho EVN/EPTC làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn. Phương pháp tính toán của EVN cũng được cho là chưa phù hợp và chưa đảm bảo tính khách quan.

Muốn được tạm bán điện giá hơn 6 cent/kWh​

Tại buổi trao đổi, bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T - cho rằng khung giá điện được Bộ Công Thương ban hành chưa phù hợp thực tiễn và có phần vội vàng. "Các nhà đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp không được hỏi ý kiến. Việc tính toán cũng chưa thuê tư vấn độc lập và các tính toán này chưa phù hợp với thực tế đầu tư", bà Bình nói.

Theo đại diện T&T Group, hiện nay có khoảng 34 dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bao gồm 28 dự án điện gió và và 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng hơn 2.090 MW.

Hơn 1 năm qua, do không đáp ứng được các quy định giá ưu đãi (giá FIT) nên phải nằm im khi đơn giá đầu tư cho mỗi tua bin khoảng 15 tỷ đồng.

"Đề xuất cơ quan quản lý, EVN xem xét áp dụng cơ chế giá tạm tính bằng 90% giá điện nhập khẩu, tức khoảng 6,95 cent/kWh và khi nào có cơ chế giá chính thức, sẽ áp dụng hồi tố, tính toán lại", bà Bình đề xuất.
dien chuyen tiep anh 1
Đại diện chủ đầu tư nêu kiến nghị gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Ảnh: EVN.
Ông Somchak Chutanan, đại diện Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan) cũng mong muốn Bộ Công Thương và EVN có thể làm việc thêm với đơn vị tư vấn độc lập thứ ba để có cơ sở hơn nữa trong quá trình tính toán giá điện

Mới chỉ 1 doanh nghiệp gửi hồ sơ bán điện​

‎Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân cho biết hiện nay, khung giá điện đã có, phương pháp xác định giá điện cũng đã được đặt ra và chỉ chờ Bộ Công Thương thông qua. Trên cơ sở đó, ông đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng nộp hồ sơ cho bên mua bán điện.

Phía EVN rất mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đàm phán với mong muốn các dự án chuyển tiếp được đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất trên cơ sở bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Theo thông tin cập nhật, sau khi Công ty Mua bán điện thuộc EVN (EPTC) có văn bản gửi chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp đề nghị gửi hồ sơ thì đến ngày 20/3 mới chỉ có một chủ đầu tư gửi hồ sơ để chuẩn bị cho việc đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện.

dien chuyen tiep anh 2

Lãnh đạo EVN đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng nộp hồ sơ cho bên mua bán điện. Ảnh: EVN.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan cũng mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán theo quy định tại Điều 26 Nghị định 137/2013 của Chính phủ, làm căn cứ để EVN và chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán.

Riêng về vấn đề thỏa thuận đấu nối lưới điện, nếu thỏa thuận cũ đã ký hết hạn thì chủ đầu tư cần sớm làm việc với đơn vị vận hành lưới điện để rà soát, cập nhật lại các số liệu tính toán và tình trạng vận hành mới nhất.
 
Chạy đua éo kịp deadline thì chết thôi, EVN chỉ chấp nhận ghi nhận và đấu nối với cái giá chuyển đổi hơn 1k trong khi giá ưu đãi gần 2k thì nhiều nhà đầu tư móm. Gào khóc ăn vạ cũng chẳng giải quyết được gì.
 
Bỏ kiểu gì khi đéo mua điện mua dầu của Nga hay Mỹ hehe. 😂 Nga Mỹ Nhật chúng nó điện hạt nhân xài bít bùng
Thực ra trường hợp 3 thằng mày nói ở trên cũng không giống Châu Âu. Châu Âu nó quá nhiều nước ở 1 khu vực nhỏ, có xảy ra sự cố gì thì cả khu vực ăn hành chứ không phải 1 nước. Thằng Nhật thì nó là 1 cái quốc đảo ở xa xa, Mỹ và Nga thì nước nó rộng mênh mông nên nếu có xây nhà máy điện nguyên tử cũng không bị các nước xung quanh lên án. Chứ giờ mà bảo cái nước nhỏ nhỏ như Áo mà xây nhà máy điện nguyên tử thì các nước xung quanh nó rét run ngay...
 
Chủ đầu tư muốn kiến gỡ khó chứ đéo phải ăn vạ, đầu tư thiết bị vào tạo ra giá trị, đóng thuế chứ có bố thí đéo đâu mà đối xử như vậy, chế độ đang kéo lùi đất nước đâu có sai, bảo vệ lợi ích nhóm nên ngăn cản điện gió, mặt trời hòa nhập mạng lưới.
 
Chủ đầu tư muốn kiến gỡ khó chứ đéo phải ăn vạ, đầu tư thiết bị vào tạo ra giá trị, đóng thuế chứ có bố thí đéo đâu mà đối xử như vậy, chế độ đang kéo lùi đất nước đâu có sai, bảo vệ lợi ích nhóm nên ngăn cản điện gió, mặt trời hòa nhập mạng lưới.
Thì giờ ng ta áp trần giá vậy đó làm dc thì làm ko làm dc thì dẹp hết , giống EU đưa trần giá mua dầu của Nga hay các nước Ả Rập vậy , kết quả sao thì tự xem tin biết thôi
 
Chủ đầu tư muốn kiến gỡ khó chứ đéo phải ăn vạ, đầu tư thiết bị vào tạo ra giá trị, đóng thuế chứ có bố thí đéo đâu mà đối xử như vậy, chế độ đang kéo lùi đất nước đâu có sai, bảo vệ lợi ích nhóm nên ngăn cản điện gió, mặt trời hòa nhập mạng lưới.
cản là đúng. cs thì ít. đéo ổn định. giá thì mắc.
tụi bây tăng giá điện 1 tý la làng la xóm. chơi nl mới thì trả chết tiền
 
trả giá gì. ăn bẫy tư bản riết ngu ngừoi.
châu âu giờ đốt than kia kìa. ai còn dám bảo nhiệt điện k xanh
Trả giá bằng ung thư đấy còn châu Âu đốt than mày biết tỉ lệ là bao nhiêu không?
 
Toàn các thằng đi tắt đón đầu, tranh thủ cơ hội. Rồi giờ các sếp đổi kèo thì la khóc cái gì?
 
Top