Live Mánh khóe trốn nhập ngũ của đàn ông Ukraine

Latios

Gió lạnh đầu buồi
Vietnam
Hối lộ để nhận bệnh án giả, bỏ trốn ra nước ngoài hay nhốt mình trong nhà là cách nhiều đàn ông Ukraine đang làm nhằm tránh bị gọi nhập ngũ.

Tại trạm kiểm soát quân sự cuối cùng trước khi rời Ukraine hồi tháng 4, một người đàn ông 39 tuổi đến từ Odessa nộp giấy tờ cho thấy mình bị chấn thương cột sống nghiêm trọng, nhờ đó anh ta được miễn nghĩa vụ quân sự và không thuộc diện bị cấm rời khỏi đất nước theo sắc lệnh của Tổng thống Volodymyr Zelensky.

"Một người lính tại trạm kiểm soát nói 'bệnh viện đó chắc là rất thích kiểu chẩn đoán này, phải không?'", người đàn ông nhớ lại. "Tôi có thể nhận ra họ biết sự thật là gì và đây không phải lần đầu tiên. Nhưng họ bất lực, không thể làm gì khác, thế nên họ cho tôi qua".

Người đàn ông giấu tên thừa nhận đã chi 5.000 USD để có được tờ giấy chẩn đoán đó để tránh bị gọi nhập ngũ và ra tiền tuyến trong cuộc xung đột với Nga.

Các tân binh Ukraine luyện tập tại một căn cứ ở miền trung nước này hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

Các tân binh Ukraine luyện tập tại một căn cứ ở miền trung nước này hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

"Tôi không muốn ngồi trong chiến hào chút nào, nên đã rút tiền tiết kiệm và liên hệ với một cò chạy nghĩa vụ quân sự. Sau khi nhận tiền, cò đưa tôi đến bệnh viện để chụp cộng hưởng từ cột sống và nhận bệnh án cho thấy tôi bị chấn thương nghiêm trọng cột sống", người này kể.

Toàn bộ quá trình mất hai tuần, giúp người này có được giấy tờ cần thiết để rời khỏi đất nước và tới sống tại một quốc gia châu Âu.

"Tôi có cảm giác rằng ở mọi giai đoạn của cuộc thỏa thuận, ai cũng biết chuyện gì đang diễn ra và làm theo", ông cho hay.

Hàng chục nghìn đàn ông Ukraine được cho là đã rời khỏi đất nước kể từ khi giao tranh với Nga nổ ra hồi tháng hai năm ngoái. Rất nhiều người trong số này ra đi bằng những con đường mờ ám.

Cuối tuần trước, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố sa thải toàn bộ quan chức tuyển quân cấp tỉnh của Ukraine sau loạt bê bối tham nhũng và nhận hối lộ. Ông cho rằng việc nhận hối lộ giữa lúc đất nước có chiến sự là hành vi "phản quốc" và hệ thống tuyển quân "cần được vận hành bởi những người hiểu chính xác chiến sự là gì".

Odessa nổi lên như một điểm nóng về nạn trốn quân dịch, với việc một quan chức tuyển quân bị bắt sau khi bị phát hiện có 5 triệu USD tiền tiết kiệm và một biệt thự xa hoa ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, quyết định của Tổng thống Zelensky cho thấy hầu như mọi khu vực ở Ukraine đều xuất hiện tình trạng hối lộ để trốn nhập ngũ, với hơn 100 vụ án được khởi tố nhằm vào các quan chức tuyển quân.

Bê bối tham nhũng tại các phòng tuyển quân còn cho thấy một vấn đề rắc rối hơn với Ukraine khi nước này tiến gần đến mốc 18 tháng kể từ thời điểm xung đột bùng phát.

Trong những tuần đầu tiên sau khi chiến sự nổ ra, hàng trăm nghìn dân thường Ukraine đã tình nguyện gia nhập quân ngũ vì lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ quốc gia.

Nhưng một năm rưỡi trôi qua, nhiều người trong số đó đã chết, bị thương hoặc đơn giản là kiệt sức và quân đội cần lực lượng mới để bổ sung vào hàng ngũ. Đến hiện tại, hầu hết những người muốn tình nguyện ra trận đều đã đăng ký, khiến quân đội phải tăng cường tuyển mộ trong nhóm còn lại, vốn không muốn nhập ngũ.

Theo quy định, những nam giới có hơn ba con, bị khuyết tật hay làm các công việc đặc biệt quan trọng được miễn nhập ngũ. Những người còn lại có nghĩa vụ tòng quân khi được gọi. Các sĩ quan tuyển quân thường đi rà soát, gom người trên phố hoặc đôi khi đến từng nhà để phát thông báo.

Một số người nói họ không muốn nhận lệnh gọi nhập ngũ, nhưng sẽ thi hành khi có yêu cầu, như một phần của cuộc sống ở đất nước đang có xung đột. Nhưng những người khác lại tìm mọi mánh khóe để trốn nhập ngũ, nhưng không phải ai cũng có khả năng chi 5.000 USD để chạy giấy khám sức khỏe.

Hầu hết thành phố lớn của Ukraine đều có những nhóm chat trên Telegram được lập ra để đàn ông, thanh niên chia sẻ thông tin về các chốt tuần tra bắt lính của nhân viên tuyển quân. Nhóm "báo chốt" ở Odessa có hơn 30.000 thành viên, với nhiều từ lóng được họ sử dụng để giúp nhau né các điểm có thể bị gọi nhập ngũ ngay lập tức.

Cứ vài phút lại có một thông báo mới xuất hiện: "Số 37 Phố Pishonivska. Ô liu đã đến". "Có một xe chở ô liu ngoài chợ, 6 quả ô liu đang đi quanh để phát lệnh gọi".

"Ô liu" là từ họ sử dụng để gọi những sĩ quan tuyển quân.

Những người khác chọn cách ở lì trong nhà, không ra ngoài để tránh chạm mặt nhân viên tuyển quân. Một chủ nhà máy ở miền đông Ukraine cho hay nhiều công nhân của ông không dám đi làm vì lo sợ bị các sĩ quan tuyển quân bắt nhập ngũ vào buổi sáng.

"Một anh chàng đã kể với tôi rằng anh ta bị túm lại trên phố và chỉ 7 ngày sau, anh ta có mặt trong một đơn vị tấn công vào ngôi làng gần Bakhmut", người chủ nhà máy nói. Người lính kia chưa từng cầm súng trước đó và đã bị trúng đạn vào tay và lưng khi tham gia tấn công.

Theo chính sách của quân đội Ukraine, các tân binh sẽ được huấn luyện vài tuần trước khi ra mặt trận. Nhiều người được cử đến Anh để tham gia các khóa huấn luyện chiến đấu ngắn hạn, nhưng quá trình này thường diễn ra rất chóng vánh.

Một người đàn ông tại Lviv cho hay quá trình từ lúc nhận lệnh gọi trên đường, được cử đến Anh huấn luyện rồi ra tiền tuyến và bị thương chỉ khoảng hai tháng.

Nguy cơ thiệt mạng và bị thương quá lớn khiến không ít người từ chối tuân thủ lệnh triệu tập. "Có hai loại người, một là đã đi lính và hai là không dám ra ngoài vì sợ phải nhập ngũ. Nhưng cứ ở lì trong nhà thì không có lương, nên họ phải tìm cách trốn ra nước ngoài", người chủ nhà máy nói.

Hồi đầu mùa hè, vài phút sau 22h, khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực, một nhóm người mặc quân phục đột kích vào câu lạc bộ đêm tại trung tâm thủ đô Kiev. Họ yêu cầu phụ nữ rời đi, sau đó trao giấy gọi nhập ngũ cho tất cả đàn ông có mặt trong câu lạc bộ.

"Chồng tôi nắm giữ một công việc quan trọng cho công ty nên được miễn trừ, nhưng người bạn đến thăm nhà tôi thì không và anh ấy đã rất sợ hãi. Anh ấy sau đó trở về thị trấn nhỏ của mình và ở yên trong nhà, không dám ló mặt ra đường", một phụ nữ có mặt tại câu lạc bộ đêm hôm đó cho hay.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M119 về phía lực lượng Nga gần thành phố Bakhmut, miền đông đất nước, hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M119 về phía lực lượng Nga gần thành phố Bakhmut, miền đông đất nước, hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

Nhiều binh sĩ Ukraine coi việc trốn quân dịch không khác gì phản quốc. Giới lãnh đạo chính trị của đất nước thừa nhận việc tuyển quân hiện nay khá khó khăn và họ không muốn quá quyết liệt. Dù vậy, chính quyền cũng lưu ý rằng họ có rất ít lựa chọn ngoài việc tiếp tục huy động quân nếu muốn chống lại Nga.

"Thật khó để mong đợi mọi người có suy nghĩ tích cực về việc huy động quân", Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây ở Kiev.

"Những người đi trước là những người sẵn sàng nhất, những người yêu nước nhất, nhưng họ đã ở đó 17 tháng và chúng tôi cần thay quân. Tất nhiên, ra chiến trường là điều đáng sợ, nó có thể đồng nghĩa với cái chết hoặc tàn tật. Đây là thế kỷ 21, bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn đang cố gắng kiếm việc làm nhưng lại phải cầm súng. Dù vậy, Tổng thống đang cố gắng thuyết phục mọi người, cho họ thấy điều gì đang bị đe dọa", ông nhấn mạnh.
 
Top