Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố khát nước

hnty

Súng hết đạn
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, thiếu nước

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận chuyển nước ngọt (nước ngọt thô có độ mặn nhỏ hơn 100 mgCl-/lít) về các ao chứa nước tại huyện Tân Phú Đông, phục vụ duy trì hoạt động sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

anh 2.jpg
Hình ảnh khô hạn ở xã Gia Thuận (Gò Công Đông, Tiền Giang). Ảnh: Nguyễn Huế
Đồng thời Sở này phải khảo sát chọn vị trí vận chuyển, thời gian vận chuyển, đảm bảo việc vận chuyển nước ngọt bổ cấp nước vào các ao chứa nước nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn xem xét kết thúc sớm hoặc kéo dài thời gian vận chuyển nước ngọt.

Người đứng đầu UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông để người dân, các tổ chức biết và chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp trong sản xuất, sinh hoạt.

Tiền Giang là tỉnh đang phải chịu ảnh hưởng bởi tình hình hạn mặn và thiếu nguồn nước sử dụng ở khu vực phía Đông.

Những ngày qua, hạn mặn gay gắt làm kênh rạch trơ đáy, ảnh hưởng sinh hoạt của Tiền
Giang.

Tại huyện Tân Phú Đông, nguồn nước kênh, ao đã nhiễm mặn và can kiệt, trong khi nhu cầu dùng nước của người dân đang tăng lên rất cao.

Người dân đang tập trung nhiều vào nguồn nước máy dẫn đến nhiều khu vực thiếu nước sinh hoạt. Chính quyền huyện Tân Phú Đông đề nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ huyện vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để bơm vào các ao Phú Thạnh và Tân Thới.

Tỉnh Tiền Giang đã mở hàng chục vòi nước công cộng để người dân sử dụng miễn phí nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề thiếu nước.
 
Mới qua chầu nhận xích vàng mà nó cũng k tha cắt cm nước :vozvn (19):

tong-bi-thu-huan-chuong-16672210700711668601241-crop-16672213622731686303595.jpg
 
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, thiếu nước

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh vừa ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận chuyển nước ngọt (nước ngọt thô có độ mặn nhỏ hơn 100 mgCl-/lít) về các ao chứa nước tại huyện Tân Phú Đông, phục vụ duy trì hoạt động sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

anh 2.jpg
Hình ảnh khô hạn ở xã Gia Thuận (Gò Công Đông, Tiền Giang). Ảnh: Nguyễn Huế
Đồng thời Sở này phải khảo sát chọn vị trí vận chuyển, thời gian vận chuyển, đảm bảo việc vận chuyển nước ngọt bổ cấp nước vào các ao chứa nước nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn xem xét kết thúc sớm hoặc kéo dài thời gian vận chuyển nước ngọt.

Người đứng đầu UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông để người dân, các tổ chức biết và chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp trong sản xuất, sinh hoạt.

Tiền Giang là tỉnh đang phải chịu ảnh hưởng bởi tình hình hạn mặn và thiếu nguồn nước sử dụng ở khu vực phía Đông.

Những ngày qua, hạn mặn gay gắt làm kênh rạch trơ đáy, ảnh hưởng sinh hoạt của Tiền
Giang.

Tại huyện Tân Phú Đông, nguồn nước kênh, ao đã nhiễm mặn và can kiệt, trong khi nhu cầu dùng nước của người dân đang tăng lên rất cao.

Người dân đang tập trung nhiều vào nguồn nước máy dẫn đến nhiều khu vực thiếu nước sinh hoạt. Chính quyền huyện Tân Phú Đông đề nghị Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ huyện vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để bơm vào các ao Phú Thạnh và Tân Thới.

Tỉnh Tiền Giang đã mở hàng chục vòi nước công cộng để người dân sử dụng miễn phí nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề thiếu nước.
Không được dùng từ Khát Nước , tiêu cực quá ! Phải là Yêu Nước !
 
Khátttttttttttt:amazed:

Hiện nay, các trạm nước cấp sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được khai thác từ nguồn nước dưới đất và nước bề mặt để cung cấp cho người dân sử dụng. Nhưng theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, năm 2018, có 41 trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh có độ mặn vượt mức giới hạn quy chuẩn (mức giới hạn theo QCVN 02:2009/BYT ≤ 300 mg/L). Các trạm cấp nước phân bố trên địa bàn các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, TP. Mỹ Tho, Châu Thành, Tân Phước và Cai Lậy, trong đó khu vực phía Đông tập trung cao nhất với 30 trạm.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thì hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 375.143 hộ dân sử dụng nguồn nước từ các trạm cấp nước tập trung và 24.067 hộ dân chưa tiếp cận đến nguồn nước từ các trạm cấp nước tập trung. Riêng khu vực phía Đông của tỉnh có khoảng 156.485 hộ dân được sử dụng nguồn nước từ trạm cấp nước và còn khoảng 9.453 hộ dân chưa tiếp cận được nguồn nước từ nguồn cấp nước tập trung.

Nhằm ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang kêu gọi các nhà đầu tư và đã thành lập Nhà máy nước BOO Đồng Tâm tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành. Đơn vị này đã xây dựng tuyến ống chuyển tải từ TP. Mỹ Tho đến thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông hoàn thành giai đoạn 1 của dự án. Bên cạnh đó, Công ty Cấp nước Tiền Giang còn triển khai và hoàn thành dự án cấp nước cho huyện Tân Phú Đông đưa nguồn nước của Nhà máy nước Đồng Tâm cung cấp cho một số xã thuộc huyện Gò Công Tây và tuyến ống dẫn nước vượt sông Tiền cung cấp cho huyện Tân Phú Đông. Tỉnh còn có kế hoạch tiếp tục giai đoạn 2 của dự án sẽ xây dựng mạng lưới đường ống tiếp nhận nước sạch từ hệ thống cấp nước Đồng Tâm phân phối cho thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông, bảo đảm đủ lượng nước cung cấp đến các khu vực ven biển, xa trung tâm; đồng thời sẽ mở rộng tuyến ống cấp nước đến khu dân cư không tập trung, nhất là ở huyện Tân Phú Đông. Ngoài ra, ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân địa phương cần sử dụng nước tiết kiệm, chủ động nạo vét ao, mương trữ nước ngọt, tích trữ nước mưa trong các hồ chứa, lu, kiệu tại gia đình để có nước ngọt sử dụng cho mùa khô (tuy nhiên, cần che đậy kín nguồn nước dự trữ, không cho muỗi vào đẻ trứng nhằm phòng, tránh các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra).

Có thể thấy, việc cung cấp nguồn nước sạch cho người dân sử dụng vào mùa khô đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sạch cho mục đích sinh hoạt vẫn còn là một vấn đề hết sức bức thiết mà các cơ quan chức năng đang vào cuộc, đồng thời rất cần sự phối hợp của người dân trong việc chủ động sử dụng tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường và cải tạo thiên nhiên, góp phần làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu nói chung và tình trạng xâm nhập mặn nói riêng trong hiện tại cũng như tương lai.
 
tao tin với truyền thống trung dũng quyết thắng , con người miền tây thật thà chất phát chăm chỉ làm ăn , thông minh hiếu học sẽ vượt qua được nghịch cảnh chiến thắng được thiên tai , những người con của mảnh đất miền tây cửu long sương gió sẽ bám trụ lại được trên mảnh đất của mình.
đấy là tao tin là vậy chứ thực thế thì đéo biết
 
Để xảy ra thảm cảnh này, chắc chắn là lỗi của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long thì thiếu gì lu khạp. Nhiều đến mức mà có người đòi mang số lu khạp ấy lên chống ngập cho Sài Gòn. Tại sao người dân không chịu tích trữ nước vô lu, khạp, tạo thành quỹ bình ổn nước ngọt, giống như quỹ bình ổn xăng dầu của nhà nước? Hay là có tích trữ nhưng mang dùng vô việc khác, tới lúc giá xăng dầu lên thì quỹ chẳng còn gì, ý lộn, tới lúc không có nước ngọt thì quỹ cũng sạch bách.

Ước gì bây giờ, mỗi thôn, mỗi xóm ở vùng đang thiếu nước, đều có một cái tượng đài. Tượng ông nào cũng được, râu dài, râu ngắn, hay không râu cũng được, có tóc hay trọc đầu cũng OK, miễn là nó có khả năng phun ra nước ngọt, để người dân có nước ngọt xài. Nhưng chỉ thấy toàn là mấy cái tượng đài trơ mắt ra nhìn cảnh người dân nhốn nháo.
 
Top