VÔ DANH TĂNG TRONG THIÊN LONG BÁT BỘ

Chuyên mục văn học đêm (chưa) khuya.

Đây là một đoạn rất kinh điển trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ. Tôi đọc lại thấy nhiều ý hay nên share mấy feng đọc chơi. Đoạn này chứa rất nhiều ý hay trong triết học của Đông Phương. Tính viết mấy ý này ra mà thôi, để mấy feng tự đọc với lãnh ngộ hay hơn.

VÔ DANH TĂNG TRONG THIÊN LONG BÁT BỘ

Đột nhiên ngoài cửa sổ có thanh âm khàn khàn già nua cất lên: “Thiện tai, thiện tai! Tiêu cư sĩ nổi từ tâm, thương xót lê dân thiên hạ, đúng là lòng dạ Bồ Tát.”

Năm người đều giật mình kinh hãi, vì họ đều là cao thủ tuyệt đỉnh mà chẳng ai biết có người đứng ngoài cửa sổ, mà lại dường như đứng nghe chuyện đã lâu. Mộ Dung Phục quát hỏi: “Ai đó?”, rồi không đợi đối phương trả lời, y phóng chưởng đánh sầm một tiếng. Hai cánh cửa sổ bật tung, bay ra rớt xuống.

Chỉ thấy trên hành lang ngoài cửa sổ có một vị tăng nhân gầy khô như hạc, mình mặc áo xám, tay cầm chổi đang khom lưng quét tước. Nhà sư này tuổi đã cao, mấy sợi râu thưa thớt chùng xuống trước ngực đều đã bạc hết. Cử động của lão tăng rất chậm chạp, không có khí lực gì, tựa như người không biết võ công. Mộ Dung Phục lại hỏi: “Ngươi lén lút ở đây đã bao lâu rồi?” Lão tăng từ từ ngẩng đầu lên, hỏi lại: “Thí chủ hỏi lão lén lút ở… ở đây đã bao lâu ư?” Cả năm người chăm chú nhìn lão thì thấy đôi mắt đã mờ đục không chút thần quang, nhưng giọng nói thì đúng là thanh âm vừa khen ngợi Tiêu Phong.

Mộ Dung Phục nói: “Đúng thế! Ta hỏi ngươi lén lút ở đây đã bao lâu?” Lão tăng đưa bàn tay ra tính toán hồi lâu rồi lắc đầu, vẻ mặt ra chiều ảm đạm nói: “Lão không nhớ rõ, chẳng hiểu là bốn mươi hai hay bốn mươi ba năm rồi. Lão chỉ nhớ, đêm đầu tiên Tiêu lão cư sĩ đến xem kinh thì ta đã ở đây mười mấy năm. Về sau Mộ Dung lão cư sĩ lại đến, rồi cách đây mấy năm, vị phiên tăng Thiên Trúc là Ba La Tinh cũng đến lấy trộm kinh. Hỡi ôi! Người này chưa đi người kia lại đến, kinh sách trong này đảo lộn cả lên. Chẳng biết họ xem để làm gì.”

Tiêu Viễn Sơn cả kinh nghĩ thầm: “Mình vào chùa Thiếu Lâm để lén lút nghiên cứu võ công, tăng lữ trong chùa chẳng một ai hay, sao nhà sư này lại biết rõ? Chắc là vừa rồi lão nghe câu chuyện ngoài kia, nên mở miệng nói bừa.” Tiêu Viễn Sơn liền hỏi: “Thế sao từ trước đến nay ta không gặp ngươi?” Lão tăng đáp: “Cư sĩ để hết tâm thần vào việc nghiên cứu võ học phái Thiếu Lâm, nên không để ý đến lão. Lão còn nhớ đêm đầu cư sĩ vào gác đã xem cuốn Vô Tướng Kiếp Chỉ Phổ. Hỡi ôi! Bắt đầu từ đêm ấy, cư sĩ đã đi vào ma đạo, thật là đáng tiếc!”
Tiêu Viễn Sơn lại càng kinh hãi hơn, vì đêm đầu lão lén vào Tàng Kinh Các đúng là đã xem cuốn Vô Tướng Kiếp Chỉ Phổ, biết rằng đó là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Khi ấy lão mừng rỡ vô cùng, cứ tưởng không ai hay biết, chẳng lẽ lão tăng này đã đứng bên nhìn rõ hay sao? Tiêu Viễn Sơn ngẩn người ra, không biết nói sao.

Lão tăng lại nói: “Lần thứ hai, cư sĩ lấy cuốn Bát Nhã Chưởng Pháp ra coi. Khi đó lão chỉ biết thở dài, hiểu rằng cư sĩ đã mê muội rồi. Lão bèn đem bộ Pháp Hoa Kinh gồm bốn mươi hai chương đặt vào chỗ mà cư sĩ vẫn lấy sách, chỉ mong cư sĩ nghiên cứu mà tỉnh ngộ. Chẳng ngờ cư sĩ chỉ ham muốn võ công, còn chính tông Phật pháp lại chẳng thèm sờ đến. Cư sĩ bỏ hai cuốn kinh sang một bên, tìm được pho Phục Ma Trượng Pháp thì mừng cuống quít lấy đi. Hỡi ôi! Đã chìm vào bể khổ, biết ngày nào mới quay đầu lại?”

Tiêu Viễn Sơn nghe vị lão tăng thuật lại những hành vi lén lút của mình ba mươi năm trước trong Tàng Kinh Các chẳng sai chút nào, thì từ ngạc nhiên chuyển sang hoảng sợ, rồi đi tới chỗ khiếp đảm. Sau lưng lão toát mồ hôi lạnh ngắt, trái tim cơ hồ ngừng đập.

Lão tăng từ từ quay đầu lại nhìn Mộ Dung Bác. Mộ Dung Bác thấy mục quang nhà sư lờ đờ tựa như không nhìn rõ gì, thế mà trong lòng ẩn tàng bí mật, việc gì cũng nhìn rõ hết. Mộ Dung Bác không khỏi sợ nổi da gà, trong lòng thấp thỏm không yên. Bỗng nghe lão tăng thở dài rồi nói: “Mộ Dung cư sĩ vốn thuộc dòng họ Tiên Ty, nhưng ở đất Giang Nam đã mấy đời. Lúc đầu lão tưởng cư sĩ đã hấp thụ được văn hóa Nam triều, ngờ đâu cư sĩ lại lẻn vào Tàng Kinh Các, đem những lý thuyết về Thiền Tông cùng ngữ lục truyền đời của các vị cao tăng mà coi như đồ bỏ, tìm được cuốn Niêm Hoa Chỉ Pháp mà tưởng chừng như vồ được đồ chi bảo. Hai vị cư sĩ đều là cao nhân đương thời mà cũng có hành động ngu muội bỏ vật quí lấy vật hèn. Hỡi ôi! Hành động ấy làm hại người khác mà lại chẳng ích gì cho mình.”

Mộ Dung Bác lại một phen kinh hãi. Hôm đầu tiên lão vào Tàng Kinh Các quả nhiên đã lục lấy bộ Niêm Hoa Chỉ Công. Lúc ấy lão đã quan sát kỹ càng bốn mặt, cả trong lẫn ngoài không thấy bóng người, thế mà nhà sư già này nói như chính mắt mình trông thấy.

Bỗng nghe lão tăng nói tiếp: “Mộ Dung cư sĩ so với Tiêu cư sĩ thì lòng tham lại có phần hơn. Tiêu cư sĩ chỉ chuyên nghiên cứu cách khắc chế võ công của phái Thiếu Lâm, còn Mộ Dung cư sĩ thì lại chép cả bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản tự đem đi, sau ba năm mới trở lại Tàng Kinh Các. Chắc ba năm ấy cư sĩ đã tận tâm kiệt lực nghiên cứu cho hiểu hết bảy mươi hai tuyệt kỹ, để truyền thụ cho lệnh lang.”

Lão tăng nói tới đây thì quay sang nhìn Mộ Dung Phục, nhưng vừa nhìn một cái đã lắc đầu. Lão ngó qua Cưu Ma Trí, gật đầu nói: “Phải rồi! Lệnh lang còn nhỏ tuổi chưa đủ công lực, không thể nghiên cứu được bảy mươi hai tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm. Té ra cư sĩ đem truyền cho vị cao tăng nước Thổ Phồn là Đại Luân Minh Vương. Minh Vương đã mắc sai lầm, mà lại là sai lầm rất lớn, thứ tự đảo điên, đại nạn tới trong sớm tối.”

Cưu Ma Trí chưa vào Tàng Kinh Các bao giờ, cũng chẳng kinh sợ gì nhà sư già. Hắn hững hờ hỏi: “Cái gì mà thứ tự đảo điên? Cái gì mà đại nạn tới trong sớm tối? Đại sư nói chuyện tựa như thầy bói đoán mò.” Lão tăng nói: “Không phải đoán mò đâu. Xin Minh Vương trả lại pho Dịch Cân Kinh cho bản tự.” Bấy giờ Cưu Ma Trí mới kinh hãi tự hỏi: “Sao lão này lại biết mình đoạt được Dịch Cân Kinh trong tay gã đầu sắt? Lão muốn đòi lại ư? Đâu có dễ dàng thế được?” Hắn liền cãi chối: “Pho Dịch Cân Kinh nào? Đại sư nói gì, tại hạ khó mà hiểu được.”

Lão tăng nói: “Võ công bản phái là do Đạt Ma tổ sư truyền lại. Đệ tử nhà Phật học võ, mục đích là thân thể cường kiện, bảo vệ Phật pháp, hàng phục ma quỷ. Bất luận là tu tập môn võ công nào, trong lòng đều phải có ý niệm từ bi nhân hậu. Nếu không lấy Phật học làm căn bản thì lúc luyện võ nhất định tự hại đến mình. Công phu luyện được càng thâm hậu thì thân thể bị tổn thương càng trầm trọng. Nếu chỉ luyện về quyền cước, hoặc đao kiếm ám khí, những môn ngoại công thì chẳng nói làm chi, vì nó hại rất ít, thân thể cường tráng là chống lại được ngay…”

Lão tăng chưa dứt lời, bỗng nghe dưới chân lầu có tiếng người huyên náo, tiếp theo là tiếng chân bước nhẹ nhàng lên thang, thoáng qua đã thấy bảy tám nhà sư tung mình lên gác. Đi đầu là mấy vị cao tăng hàng chữ Huyền trong phái Thiếu Lâm như Huyền Sinh, Huyền Diệt, kế đến bọn Thần Sơn Thượng Nhân, Đạo Thanh đại sư là mấy vị cao tăng từ ngoài đến, sau nữa là Triết La Tinh, Ba La Tinh nước Thiên Trúc, cuối cùng lại là mấy nhà sư hàng chữ Huyền như Huyền Chân, Huyền Tịch. Quần tăng thấy cha con Tiêu Viễn Sơn, cha con Mộ Dung Bác và Cưu Ma Trí cả bọn năm người đang ở trong gác, lặng yên nghe một vị lão tăng lạ mặt hạ thuyết tự, đều lấy làm kỳ dị. Những tăng nhân này đều là kẻ sĩ cao minh, dày công tu dưỡng. Họ không tiến vào quấy nhiễu, chỉ đứng một bên nghe xem lão tăng nói gì.

Lão tăng này thấy quần tăng lên tới mà chẳng hỏi han gì, cứ tiếp tục nói: “Nếu luyện những môn võ công thượng thặng của bản phái như Niêm Hoa Chỉ, Đa La Diệp Chỉ, Bát Nhã Chưởng mà hàng ngày không lấy Phật pháp từ bi để điều hòa, hóa giải, thì chướng khí thấm vào tạng phủ ngày càng nặng, so với bất cứ loại ngoại độc nào cũng tệ hại hơn nhiều. Đại Luân Minh Vương nguyên là đệ tử nhà Phật, tinh thông Phật pháp, về ký ức hay về minh kiến cũng vào hạng thế gian hiếm có, nhưng nếu không chịu giác ngộ, không đem lòng từ bi hỉ xả phổ độ chúng sinh, thì dù tinh thông kinh điển đến đâu cũng vô ích. Minh Vương không thể tiêu trừ được chướng khí do tu tập võ công thượng thặng mà mỗi ngày một chồng chất mãi lên.”

Quần tăng mới nghe mấy câu, đã biết vị lão tăng này là bậc minh kiến, trình bày rõ ràng những điều mà tiền nhân chưa từng nói đến, bất giác đều sinh lòng kính cẩn. Có mấy vị chắp tay niệm: “A di đà Phật! Thiện tai, thiện tai!”

Lão tăng lại nói tiếp: “Chùa Thiếu Lâm dựng nên đã hàng ngàn năm, xưa nay chỉ có một mình Đạt Ma tổ sư là kiêm thông hết được bảy mươi hai môn tuyệt kỹ. Còn về sau thì chưa có một vị cao tăng nào tinh thông hết được, mặc dù kinh điển bảy mươi hai tuyệt kỹ vẫn để trong gác này, không bao giờ ngăn cấm đệ tử lấy xem. Đó là vì lẽ gì, Minh Vương có hiểu không?” Cưu Ma Trí đáp: “Đó là việc riêng của quí tự, người ngoài hiểu thế nào được?”
Huyền Sinh, Huyền Diệt, Huyền Chân, Huyền Tịch đều tự hỏi: “Nhìn sắc phục thì vị lão tăng này chỉ vào hàng tạp dịch, mà sao lại có đạo hạnh cao siêu đến thế?” Những tăng nhân chuyên việc phục dịch cũng là tăng lữ chùa Thiếu Lâm, nhưng không được bái sư để truyền thụ võ công, không được liệt vào hàng các chữ Huyền, Tuệ, Hư, Không. Họ chẳng khác gì những kẻ làm thuê: nấu ăn, xới đất, quét tước hay làm những việc thổ mộc. Bọn Huyền Sinh đều là cao tăng bậc nhất nên không biết tướng mạo nhà sư này chẳng có chi là lạ, nhưng họ nghe lão nghị luận cao nhã, kiến thức siêu việt thì không khỏi lấy làm kinh ngạc.

Lão tăng lại nói tiếp: “Bản tự có bảy mươi hai tuyệt kỹ, mỗi tuyệt kỹ đều nhằm vào chỗ yếu hại, cướp lấy sinh mạng của người, thật là độc ác, phạm đến lòng trời. Vì thế mỗi tuyệt kỹ đều phải tương xứng với Phật pháp từ bi để hóa giải. Mọi tăng lữ trong bản tự đều hiểu đạo lý này, nên mỗi người sau khi luyện bốn năm tuyệt kỹ đều lĩnh hội được thêm về Thiền học, nếu không ắt đã bị cản trở. Trong phái Thiếu Lâm ta, cái đó gọi là “Võ học chướng”, cũng tương tự như “Tri kiến chướng” của các môn phái khác. Nên biết rằng, Phật học là để cứu thế, mà võ công lại để sát sinh. Hai thứ đó trái ngược nhau, phải tương khắc để kiềm chế nhau. Phật pháp cao siêu thì ý niệm từ bi mới hưng thịnh, võ công tuyệt nghệ mới có thể luyện được nhiều. Nhưng các vị cao tăng đã tu dường đến mức độ đó, thì thông thường lại không muốn học thêm những phép giết người lợi hại nữa.
Đạo Thanh đại sư gật đầu nói: “Được nghe sư phụ giảng giải một lần mà tiểu tăng cởi mở được bao chỗ bế tắc ngu muội.” Lão tăng chắp tay đáp: “Không dám! Lão nói có chỗ nào sai thì mong được các vị chỉ giáo cho!” Quần tăng đều chắp tay nói: “Xin sư phụ giảng thêm về Phật pháp!”

Cưu Ma Trí đứng tựa vào giá sách, nghĩ thầm: “Bảy mươi hai tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm đã bị Mộ Dung tiên sinh lấy cắp làm tiết lộ ra ngoài. Lão sư già này giả thần giả quỷ là có ý hăm dọa cho người ngoài không dám luyện võ công của họ. Hà hà! Cưu Ma Trí ta đâu có thể mắc bẫy dễ dàng như thế?”
Lão tăng lại nói: “Trong bản tự dĩ nhiên cũng có người không đủ về Phật học mà miễn cưỡng luyện võ công thượng thặng, nhưng nếu họ không bị tẩu hỏa nhập ma thì cũng nội thương khó lòng chữa khỏi. Trước đây, Huyền Trừng đại sư đã có một tấm thân siêu phàm tuyệt tục, được các vị tiền bối đánh giá là người có võ công cao nhất bản tự trong vòng hai trăm năm nay. Thế mà chỉ trong một đêm, đột nhiên kinh mạch đứt hết, Huyền Trừng đại sư biến thành phế nhân, cũng chỉ vì lý do đó.”

Huyền Sinh, Huyền Diệt đột nhiên quỳ xuống nói: “Đại sư! Đại sư có cách gì cứu được Huyền Trừng sư đệ chăng?” Lão tăng lắc đầu đáp: “Chậm quá rồi, không thể cứu được nữa. Năm ấy Huyền Trừng đại sư vào Tàng Kinh Các để tìm sách luyện võ, lão tăng đã ba bốn lần nhắc nhở mà người trước sau vẫn chấp mê không tỉnh. Kinh mạch đã đứt hết thì còn nối lại thế nào được?”
......
 
Chuyên mục văn học đêm (chưa) khuya.

Đây là một đoạn rất kinh điển trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ. Tôi đọc lại thấy nhiều ý hay nên share mấy feng đọc chơi. Đoạn này chứa rất nhiều ý hay trong triết học của Đông Phương. Tính viết mấy ý này ra mà thôi, để mấy feng tự đọc với lãnh ngộ hay hơn.

VÔ DANH TĂNG TRONG THIÊN LONG BÁT BỘ

Đột nhiên ngoài cửa sổ có thanh âm khàn khàn già nua cất lên: “Thiện tai, thiện tai! Tiêu cư sĩ nổi từ tâm, thương xót lê dân thiên hạ, đúng là lòng dạ Bồ Tát.”

Năm người đều giật mình kinh hãi, vì họ đều là cao thủ tuyệt đỉnh mà chẳng ai biết có người đứng ngoài cửa sổ, mà lại dường như đứng nghe chuyện đã lâu. Mộ Dung Phục quát hỏi: “Ai đó?”, rồi không đợi đối phương trả lời, y phóng chưởng đánh sầm một tiếng. Hai cánh cửa sổ bật tung, bay ra rớt xuống.

Chỉ thấy trên hành lang ngoài cửa sổ có một vị tăng nhân gầy khô như hạc, mình mặc áo xám, tay cầm chổi đang khom lưng quét tước. Nhà sư này tuổi đã cao, mấy sợi râu thưa thớt chùng xuống trước ngực đều đã bạc hết. Cử động của lão tăng rất chậm chạp, không có khí lực gì, tựa như người không biết võ công. Mộ Dung Phục lại hỏi: “Ngươi lén lút ở đây đã bao lâu rồi?” Lão tăng từ từ ngẩng đầu lên, hỏi lại: “Thí chủ hỏi lão lén lút ở… ở đây đã bao lâu ư?” Cả năm người chăm chú nhìn lão thì thấy đôi mắt đã mờ đục không chút thần quang, nhưng giọng nói thì đúng là thanh âm vừa khen ngợi Tiêu Phong.

Mộ Dung Phục nói: “Đúng thế! Ta hỏi ngươi lén lút ở đây đã bao lâu?” Lão tăng đưa bàn tay ra tính toán hồi lâu rồi lắc đầu, vẻ mặt ra chiều ảm đạm nói: “Lão không nhớ rõ, chẳng hiểu là bốn mươi hai hay bốn mươi ba năm rồi. Lão chỉ nhớ, đêm đầu tiên Tiêu lão cư sĩ đến xem kinh thì ta đã ở đây mười mấy năm. Về sau Mộ Dung lão cư sĩ lại đến, rồi cách đây mấy năm, vị phiên tăng Thiên Trúc là Ba La Tinh cũng đến lấy trộm kinh. Hỡi ôi! Người này chưa đi người kia lại đến, kinh sách trong này đảo lộn cả lên. Chẳng biết họ xem để làm gì.”

Tiêu Viễn Sơn cả kinh nghĩ thầm: “Mình vào chùa Thiếu Lâm để lén lút nghiên cứu võ công, tăng lữ trong chùa chẳng một ai hay, sao nhà sư này lại biết rõ? Chắc là vừa rồi lão nghe câu chuyện ngoài kia, nên mở miệng nói bừa.” Tiêu Viễn Sơn liền hỏi: “Thế sao từ trước đến nay ta không gặp ngươi?” Lão tăng đáp: “Cư sĩ để hết tâm thần vào việc nghiên cứu võ học phái Thiếu Lâm, nên không để ý đến lão. Lão còn nhớ đêm đầu cư sĩ vào gác đã xem cuốn Vô Tướng Kiếp Chỉ Phổ. Hỡi ôi! Bắt đầu từ đêm ấy, cư sĩ đã đi vào ma đạo, thật là đáng tiếc!”
Tiêu Viễn Sơn lại càng kinh hãi hơn, vì đêm đầu lão lén vào Tàng Kinh Các đúng là đã xem cuốn Vô Tướng Kiếp Chỉ Phổ, biết rằng đó là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Khi ấy lão mừng rỡ vô cùng, cứ tưởng không ai hay biết, chẳng lẽ lão tăng này đã đứng bên nhìn rõ hay sao? Tiêu Viễn Sơn ngẩn người ra, không biết nói sao.

Lão tăng lại nói: “Lần thứ hai, cư sĩ lấy cuốn Bát Nhã Chưởng Pháp ra coi. Khi đó lão chỉ biết thở dài, hiểu rằng cư sĩ đã mê muội rồi. Lão bèn đem bộ Pháp Hoa Kinh gồm bốn mươi hai chương đặt vào chỗ mà cư sĩ vẫn lấy sách, chỉ mong cư sĩ nghiên cứu mà tỉnh ngộ. Chẳng ngờ cư sĩ chỉ ham muốn võ công, còn chính tông Phật pháp lại chẳng thèm sờ đến. Cư sĩ bỏ hai cuốn kinh sang một bên, tìm được pho Phục Ma Trượng Pháp thì mừng cuống quít lấy đi. Hỡi ôi! Đã chìm vào bể khổ, biết ngày nào mới quay đầu lại?”

Tiêu Viễn Sơn nghe vị lão tăng thuật lại những hành vi lén lút của mình ba mươi năm trước trong Tàng Kinh Các chẳng sai chút nào, thì từ ngạc nhiên chuyển sang hoảng sợ, rồi đi tới chỗ khiếp đảm. Sau lưng lão toát mồ hôi lạnh ngắt, trái tim cơ hồ ngừng đập.

Lão tăng từ từ quay đầu lại nhìn Mộ Dung Bác. Mộ Dung Bác thấy mục quang nhà sư lờ đờ tựa như không nhìn rõ gì, thế mà trong lòng ẩn tàng bí mật, việc gì cũng nhìn rõ hết. Mộ Dung Bác không khỏi sợ nổi da gà, trong lòng thấp thỏm không yên. Bỗng nghe lão tăng thở dài rồi nói: “Mộ Dung cư sĩ vốn thuộc dòng họ Tiên Ty, nhưng ở đất Giang Nam đã mấy đời. Lúc đầu lão tưởng cư sĩ đã hấp thụ được văn hóa Nam triều, ngờ đâu cư sĩ lại lẻn vào Tàng Kinh Các, đem những lý thuyết về Thiền Tông cùng ngữ lục truyền đời của các vị cao tăng mà coi như đồ bỏ, tìm được cuốn Niêm Hoa Chỉ Pháp mà tưởng chừng như vồ được đồ chi bảo. Hai vị cư sĩ đều là cao nhân đương thời mà cũng có hành động ngu muội bỏ vật quí lấy vật hèn. Hỡi ôi! Hành động ấy làm hại người khác mà lại chẳng ích gì cho mình.”

Mộ Dung Bác lại một phen kinh hãi. Hôm đầu tiên lão vào Tàng Kinh Các quả nhiên đã lục lấy bộ Niêm Hoa Chỉ Công. Lúc ấy lão đã quan sát kỹ càng bốn mặt, cả trong lẫn ngoài không thấy bóng người, thế mà nhà sư già này nói như chính mắt mình trông thấy.

Bỗng nghe lão tăng nói tiếp: “Mộ Dung cư sĩ so với Tiêu cư sĩ thì lòng tham lại có phần hơn. Tiêu cư sĩ chỉ chuyên nghiên cứu cách khắc chế võ công của phái Thiếu Lâm, còn Mộ Dung cư sĩ thì lại chép cả bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản tự đem đi, sau ba năm mới trở lại Tàng Kinh Các. Chắc ba năm ấy cư sĩ đã tận tâm kiệt lực nghiên cứu cho hiểu hết bảy mươi hai tuyệt kỹ, để truyền thụ cho lệnh lang.”

Lão tăng nói tới đây thì quay sang nhìn Mộ Dung Phục, nhưng vừa nhìn một cái đã lắc đầu. Lão ngó qua Cưu Ma Trí, gật đầu nói: “Phải rồi! Lệnh lang còn nhỏ tuổi chưa đủ công lực, không thể nghiên cứu được bảy mươi hai tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm. Té ra cư sĩ đem truyền cho vị cao tăng nước Thổ Phồn là Đại Luân Minh Vương. Minh Vương đã mắc sai lầm, mà lại là sai lầm rất lớn, thứ tự đảo điên, đại nạn tới trong sớm tối.”

Cưu Ma Trí chưa vào Tàng Kinh Các bao giờ, cũng chẳng kinh sợ gì nhà sư già. Hắn hững hờ hỏi: “Cái gì mà thứ tự đảo điên? Cái gì mà đại nạn tới trong sớm tối? Đại sư nói chuyện tựa như thầy bói đoán mò.” Lão tăng nói: “Không phải đoán mò đâu. Xin Minh Vương trả lại pho Dịch Cân Kinh cho bản tự.” Bấy giờ Cưu Ma Trí mới kinh hãi tự hỏi: “Sao lão này lại biết mình đoạt được Dịch Cân Kinh trong tay gã đầu sắt? Lão muốn đòi lại ư? Đâu có dễ dàng thế được?” Hắn liền cãi chối: “Pho Dịch Cân Kinh nào? Đại sư nói gì, tại hạ khó mà hiểu được.”

Lão tăng nói: “Võ công bản phái là do Đạt Ma tổ sư truyền lại. Đệ tử nhà Phật học võ, mục đích là thân thể cường kiện, bảo vệ Phật pháp, hàng phục ma quỷ. Bất luận là tu tập môn võ công nào, trong lòng đều phải có ý niệm từ bi nhân hậu. Nếu không lấy Phật học làm căn bản thì lúc luyện võ nhất định tự hại đến mình. Công phu luyện được càng thâm hậu thì thân thể bị tổn thương càng trầm trọng. Nếu chỉ luyện về quyền cước, hoặc đao kiếm ám khí, những môn ngoại công thì chẳng nói làm chi, vì nó hại rất ít, thân thể cường tráng là chống lại được ngay…”

Lão tăng chưa dứt lời, bỗng nghe dưới chân lầu có tiếng người huyên náo, tiếp theo là tiếng chân bước nhẹ nhàng lên thang, thoáng qua đã thấy bảy tám nhà sư tung mình lên gác. Đi đầu là mấy vị cao tăng hàng chữ Huyền trong phái Thiếu Lâm như Huyền Sinh, Huyền Diệt, kế đến bọn Thần Sơn Thượng Nhân, Đạo Thanh đại sư là mấy vị cao tăng từ ngoài đến, sau nữa là Triết La Tinh, Ba La Tinh nước Thiên Trúc, cuối cùng lại là mấy nhà sư hàng chữ Huyền như Huyền Chân, Huyền Tịch. Quần tăng thấy cha con Tiêu Viễn Sơn, cha con Mộ Dung Bác và Cưu Ma Trí cả bọn năm người đang ở trong gác, lặng yên nghe một vị lão tăng lạ mặt hạ thuyết tự, đều lấy làm kỳ dị. Những tăng nhân này đều là kẻ sĩ cao minh, dày công tu dưỡng. Họ không tiến vào quấy nhiễu, chỉ đứng một bên nghe xem lão tăng nói gì.

Lão tăng này thấy quần tăng lên tới mà chẳng hỏi han gì, cứ tiếp tục nói: “Nếu luyện những môn võ công thượng thặng của bản phái như Niêm Hoa Chỉ, Đa La Diệp Chỉ, Bát Nhã Chưởng mà hàng ngày không lấy Phật pháp từ bi để điều hòa, hóa giải, thì chướng khí thấm vào tạng phủ ngày càng nặng, so với bất cứ loại ngoại độc nào cũng tệ hại hơn nhiều. Đại Luân Minh Vương nguyên là đệ tử nhà Phật, tinh thông Phật pháp, về ký ức hay về minh kiến cũng vào hạng thế gian hiếm có, nhưng nếu không chịu giác ngộ, không đem lòng từ bi hỉ xả phổ độ chúng sinh, thì dù tinh thông kinh điển đến đâu cũng vô ích. Minh Vương không thể tiêu trừ được chướng khí do tu tập võ công thượng thặng mà mỗi ngày một chồng chất mãi lên.”

Quần tăng mới nghe mấy câu, đã biết vị lão tăng này là bậc minh kiến, trình bày rõ ràng những điều mà tiền nhân chưa từng nói đến, bất giác đều sinh lòng kính cẩn. Có mấy vị chắp tay niệm: “A di đà Phật! Thiện tai, thiện tai!”

Lão tăng lại nói tiếp: “Chùa Thiếu Lâm dựng nên đã hàng ngàn năm, xưa nay chỉ có một mình Đạt Ma tổ sư là kiêm thông hết được bảy mươi hai môn tuyệt kỹ. Còn về sau thì chưa có một vị cao tăng nào tinh thông hết được, mặc dù kinh điển bảy mươi hai tuyệt kỹ vẫn để trong gác này, không bao giờ ngăn cấm đệ tử lấy xem. Đó là vì lẽ gì, Minh Vương có hiểu không?” Cưu Ma Trí đáp: “Đó là việc riêng của quí tự, người ngoài hiểu thế nào được?”
Huyền Sinh, Huyền Diệt, Huyền Chân, Huyền Tịch đều tự hỏi: “Nhìn sắc phục thì vị lão tăng này chỉ vào hàng tạp dịch, mà sao lại có đạo hạnh cao siêu đến thế?” Những tăng nhân chuyên việc phục dịch cũng là tăng lữ chùa Thiếu Lâm, nhưng không được bái sư để truyền thụ võ công, không được liệt vào hàng các chữ Huyền, Tuệ, Hư, Không. Họ chẳng khác gì những kẻ làm thuê: nấu ăn, xới đất, quét tước hay làm những việc thổ mộc. Bọn Huyền Sinh đều là cao tăng bậc nhất nên không biết tướng mạo nhà sư này chẳng có chi là lạ, nhưng họ nghe lão nghị luận cao nhã, kiến thức siêu việt thì không khỏi lấy làm kinh ngạc.

Lão tăng lại nói tiếp: “Bản tự có bảy mươi hai tuyệt kỹ, mỗi tuyệt kỹ đều nhằm vào chỗ yếu hại, cướp lấy sinh mạng của người, thật là độc ác, phạm đến lòng trời. Vì thế mỗi tuyệt kỹ đều phải tương xứng với Phật pháp từ bi để hóa giải. Mọi tăng lữ trong bản tự đều hiểu đạo lý này, nên mỗi người sau khi luyện bốn năm tuyệt kỹ đều lĩnh hội được thêm về Thiền học, nếu không ắt đã bị cản trở. Trong phái Thiếu Lâm ta, cái đó gọi là “Võ học chướng”, cũng tương tự như “Tri kiến chướng” của các môn phái khác. Nên biết rằng, Phật học là để cứu thế, mà võ công lại để sát sinh. Hai thứ đó trái ngược nhau, phải tương khắc để kiềm chế nhau. Phật pháp cao siêu thì ý niệm từ bi mới hưng thịnh, võ công tuyệt nghệ mới có thể luyện được nhiều. Nhưng các vị cao tăng đã tu dường đến mức độ đó, thì thông thường lại không muốn học thêm những phép giết người lợi hại nữa.
Đạo Thanh đại sư gật đầu nói: “Được nghe sư phụ giảng giải một lần mà tiểu tăng cởi mở được bao chỗ bế tắc ngu muội.” Lão tăng chắp tay đáp: “Không dám! Lão nói có chỗ nào sai thì mong được các vị chỉ giáo cho!” Quần tăng đều chắp tay nói: “Xin sư phụ giảng thêm về Phật pháp!”

Cưu Ma Trí đứng tựa vào giá sách, nghĩ thầm: “Bảy mươi hai tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm đã bị Mộ Dung tiên sinh lấy cắp làm tiết lộ ra ngoài. Lão sư già này giả thần giả quỷ là có ý hăm dọa cho người ngoài không dám luyện võ công của họ. Hà hà! Cưu Ma Trí ta đâu có thể mắc bẫy dễ dàng như thế?”
Lão tăng lại nói: “Trong bản tự dĩ nhiên cũng có người không đủ về Phật học mà miễn cưỡng luyện võ công thượng thặng, nhưng nếu họ không bị tẩu hỏa nhập ma thì cũng nội thương khó lòng chữa khỏi. Trước đây, Huyền Trừng đại sư đã có một tấm thân siêu phàm tuyệt tục, được các vị tiền bối đánh giá là người có võ công cao nhất bản tự trong vòng hai trăm năm nay. Thế mà chỉ trong một đêm, đột nhiên kinh mạch đứt hết, Huyền Trừng đại sư biến thành phế nhân, cũng chỉ vì lý do đó.”

Huyền Sinh, Huyền Diệt đột nhiên quỳ xuống nói: “Đại sư! Đại sư có cách gì cứu được Huyền Trừng sư đệ chăng?” Lão tăng lắc đầu đáp: “Chậm quá rồi, không thể cứu được nữa. Năm ấy Huyền Trừng đại sư vào Tàng Kinh Các để tìm sách luyện võ, lão tăng đã ba bốn lần nhắc nhở mà người trước sau vẫn chấp mê không tỉnh. Kinh mạch đã đứt hết thì còn nối lại thế nào được?”
......
vc
 
Top