THIỀN TÔNG - MẬT TÔNG - TỊNH TÔNG (nhìn thấu để lựa chọn tùy căn cơ)

Nói đến Đại Thừa Phật pháp thì chính là Tông Môn và Giáo Hạ. Do vậy, bản thân Phật giáo được gọi là Tông, Giáo, chẳng liên quan gì đến [từ ngữ] “tôn giáo” như chúng ta nói trong hiện thời, nhất định phải biết điều này.

Phật pháp tự xưng là Tông Giáo, Tông ở đây là Tông, còn gọi là Tông Môn, chín tông phái ngoài Thiền Tông đều gọi là Giáo Hạ.

Vì sao nói như thế? Phương thức giáo học khác nhau! Thiền Tông là “ngộ hậu khởi tu” (sau khi đã ngộ, sẽ tu). Khi chưa khai ngộ, chẳng xem kinh giáo, chẳng đọc kinh điển. Sau khi khai ngộ rồi mới xem kinh điển; còn Giáo Hạ dốc sức nơi kinh điển trước, đến cuối cùng là khai ngộ. Vì thế, đây là hai con đường [khác nhau].

Như vậy thì Thiền Tông thích ứng với căn tánh nào?

Bậc thượng thượng căn, đó là đối tượng của Thiền, người thường không tu được, chúng ta phải hiểu điều này.

Người tầm thường không tu Thiền được. Bởi lẽ, chẳng phải là bậc thượng thượng căn, nếu quý vị tham Thiền, tham suốt đời, vẫn gọi là tham uổng công. Quý vị chẳng khai ngộ! Nếu quý vị chẳng thể khai ngộ, sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Nói cách khác, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn luân hồi như thế ấy.

Do vậy, lúc tôi mới học Phật, ba vị thầy đều cảnh cáo tôi đừng nên học Thiền Tông, quyết định không thể học theo Lục Tổ Đàn Kinh, chẳng thể học đòi ngài Huệ Năng. Họ thẳng thừng bảo tôi: “Anh không hội đủ điều kiện!”
Thầy Phương giới thiệu Pháp Tướng Duy Thức và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Thầy Lý giới thiệu Tịnh Độ và Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, đó là Giáo Hạ.

Đối tượng của Giáo Hạ là ba căn thượng, trung, hạ, dốc sức nơi kinh điển, theo thứ tự tiến lên dần dần, giống như đi học, quý vị học từ Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, đến nghiên cứu sinh, từ từ tiến lên.

[Đối tượng của] Thiền Tông là đứa trẻ thiên tài; nó chẳng cần đến Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, chẳng hề cần, có thể vào ngay ban nghiên cứu sinh, có bản lãnh này! Vì thế, thiếu bản lãnh này, chẳng thể học theo họ được! Đúng là chẳng thể tùy tiện học tập được!

Vì thế, trong Phật pháp, giữa Thiền và Mật, Mật hay hơn Thiền một chút; đúng là nếu chẳng phải là bậc thượng thượng căn, sẽ chẳng đạt lợi ích nơi Thiền Tông.

Mật cũng như vậy, nhưng Mật còn có thứ tự, trước hết học Hiển Giáo, Hiển Giáo có trình độ nhất định. Hiển Giáo là Giáo Hạ, có trình độ nhất định, phải tham gia khảo thí. Cũng có nghĩa là chưa đại triệt đại ngộ trong Hiển Giáo [sẽ chẳng thể học Mật]; đại triệt đại ngộ kiến tánh rồi, so ra, mức độ đại triệt đại ngộ thấp nhất phải là đại ngộ. Có tiểu ngộ, có đại ngộ.

Nói cách khác, [người muốn tu Mật phải] đạt được tâm thanh tịnh. Đối với đại triệt đại ngộ, chúng ta dùng ngay tiêu chuẩn trong tựa đề kinh này: “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là điều kiện của Thiền Tông, điều kiện của Tông Môn.

Trong Giáo Hạ, quý vị đắc thanh tịnh tâm, thưa quý vị, đắc thanh tịnh tâm là buông Kiến Tư phiền não xuống, chẳng còn chấp trước nữa, đương nhiên trí huệ mở mang, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, đó gọi là “khai ngộ”. Vẫn chưa phải là đại ngộ, nhưng nếu đã thật sự đắc thanh tịnh tâm, đoạn hết Kiến Tư phiền não, có thể học Mật được hay không? Có thể được! Nhưng vẫn chưa phải là học sinh chính thức của Mật Tông!

Học sinh chính thức của Mật Tông còn phải nâng [cảnh giới] lên cao hơn một tầng nữa là đại ngộ, chưa phải là triệt ngộ, mà là đại ngộ. Đại ngộ là gì? Vẫn phải buông Trần Sa phiền não xuống, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng phân biệt, đó là học sinh chính thức của Mật Tông, quý vị mới có tư cách học tập, chẳng dễ dàng đâu nhé! Người ấy đã đại ngộ, nhưng vẫn chưa triệt ngộ. Vì sao? Vẫn còn khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm tức là chưa phá vô minh phiền não.

Chúng ta chọn lựa pháp môn, chính mình hiểu rõ ràng căn tánh của chính mình. Chọn sai là quý vị đã uống lầm thuốc! Bị mắc bệnh mà uống lầm thuốc, không chỉ chẳng trị hết bệnh, mà không chừng bệnh còn nặng hơn. Quý vị nói có phiền lắm không?

Phật pháp là thuốc. Tám vạn bốn ngàn pháp môn giống như vào tiệm thuốc, thấy các món thuốc bày la liệt nhiều ngần ấy, quý vị có thể uống hết hay chăng? Có dám uống hay chăng? Chúng ta biết: Không có bác sĩ kê toa, chẳng dám uống, sợ uống vô là rồi đời! Vậy mà Phật pháp quý vị tùy tiện tu, chẳng sợ hay sao? Vì thế, trong kinh Đại Thừa, trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Phật pháp không có ai nói, dẫu là người trí cũng chẳng thể hiểu”.

Những vị tổ sư đại đức từ xưa giống như bác sĩ, hay giống như y tá, họ thông hiểu. Chúng ta muốn học Phật, hãy kiếm những người ấy. Họ thấy chúng ta thuộc căn tánh nào, sẽ giới thiệu cho chúng ta kinh điển nào; đấy là chuyện tất yếu, chính mình chớ nên tùy tiện mò mẫm.

Do vậy, quý vị thấy: Trong sự học Phật, thầy là mấu chốt quyết định sự thành bại đối với sự tu học của quý vị trong một đời này. Nếu quý vị thật sự gặp được thiện tri thức hay một vị thầy thật sự tốt đẹp, quý vị sẽ chiếm tiện nghi rất lớn. Vì sao? Không đi theo đường vòng! Chính mình mắc bệnh, hãy tìm một bác sĩ giỏi, bác sĩ khám bệnh, kê toa, quý vị uống thuốc ấy vào, sẽ khỏi bệnh. Vì thế, thiện hữu trong Phật môn khó gặp gỡ! Chúng ta đến nơi đâu để cầu? Bất quá, trong hiện tại cũng chẳng có ai cầu! Vì sao? Ngay cả đối với cha mẹ mà cũng không hiếu thảo, chẳng cần đến họ, còn nói gì đến tôn trọng thầy?

Phật pháp là giáo dục của thánh hiền, là giáo dục của bậc đại thánh đại hiền. Nếu quý vị không biết tôn sư trọng đạo, đến nơi đâu để cầu? Chẳng có chỗ nào để cầu!

Nhà Phật thường nói: “Phật độ hữu duyên nhân”, ai là người có duyên? Thưa chư vị, hiếu thuận phụ mẫu, tôn sư trọng đạo, kẻ ấy có duyên. Bất hiếu phụ mẫu, bất kính tôn trưởng, không coi trọng thánh đạo, vô duyên! Có gặp bậc thiện tri thức chân chánh cũng vô dụng. Vì sao? Quý vị chẳng thể tiếp nhận! Quý vị đọc kinh chẳng hiểu, hiểu lệch lạc ý nghĩa, chính mình suy tưởng kinh có ý nghĩa gì, nghe kinh cũng không hiểu.

Vì thế, bài Khai Kinh Kệ đã nói rất hay: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Quý vị thiếu tâm tôn kính, thiếu tâm thành kính, nghe rồi sẽ hiểu vặn vẹo ý nghĩa, dùng phiền não tập khí của chính mình, dùng tri kiến bất chánh để giải thích kinh Phật, giải thích hoàn toàn sai bét. Học được mấy chục năm, cuối cùng bảo kinh Phật chẳng linh, lại còn hủy báng.

Vì thế, thiện tri thức chân chánh suốt đời mong kiếm được truyền nhân. Thầy truyền dạy Phật pháp cho ta, ta phải truyền cho ai? Nếu không có truyền nhân, quý vị phải soạn sách, đem sở học và sở ngộ của ta viết thành sách, hòng lưu truyền sách ấy cho hậu thế, hòng truyền cho người hữu duyên trong đời sau. Chẳng dễ dàng! Quá khó khăn!

Thầy Lý bảo tôi: Học trò kiếm thầy đã khó, mà thầy kiếm được một học trò để truyền pháp càng khó hơn, đến đâu để tìm? Chẳng thể nói học trò của thầy Lý không đông! Đông lắm! Tính toán dè đặt nhất cũng phải hơn năm mươi vạn người! Trong số đó, có mấy ai có thể truyền pháp của cụ? Người vãng sanh thì có, người vãng sanh không ít, niệm Phật vãng sanh; kẻ thật sự truyền pháp ít lắm! Khó quá!

Người thật sự truyền pháp phải hội đủ điều kiện như Ấn Quang đại sư đã dạy: Đối với thầy, một phần thành kính, được một phần lợi ích; hai phần thành kính, được hai phần lợi ích; mười phần thành kính, quý vị phải mười phần lợi ích. Chẳng thành kính, quý vị nghe suốt một trăm năm ở nơi đó cũng chẳng có lợi ích, mấu chốt ở chỗ này.

Thành kính do đâu mà có? Thành kính là Tánh Đức, từ hiếu dưỡng phụ mẫu sanh ra. Dùng tâm hiếu dưỡng cha mẹ để đối đãi thầy, đó là tôn sư trọng đạo.
Nếu đối với cha mẹ cũng chẳng hiếu thuận, vậy là xong luôn! Học Phật suốt đời này, chẳng có lợi ích gì, [chỉ là] gieo chủng tử Phật pháp trong A Lại Da Thức, chẳng thể thành tựu trong một đời này.

Chúng ta nghe lời này, rất kinh sợ, chẳng thể thành tựu thì làm thế nào đây? Khéo sao có duyên phận đặc biệt với pháp môn Tịnh Tông! Quý vị phải thật sự học, sám trừ nghiệp chướng, khi còn có một hơi thở, tới cuối cùng một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh. Đây là chỗ thù thắng trong Tịnh Tông.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 6

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
 

Attachments

  • FB_IMG_1655956731832.jpg
    FB_IMG_1655956731832.jpg
    65.7 KB · Lượt xem: 66
  • FB_IMG_1656162549693.jpg
    FB_IMG_1656162549693.jpg
    142.4 KB · Lượt xem: 62
Hê hê.. thank you.
Tôi không có duyên theo Phật nên không xét việc “quán tự tại”.
Đạo thần tiên chú trọng nhất là “tu tiên đắc đạo”, đạo không đắc được thì…
Đạo thần tiên có phải là thờ Ngọc hoàng thượng đế và Thái thượng lão quân, xong sau này chết đi thì linh hồn được vãng sanh về trời phải ko nhỉ
 
Đạo thần tiên có phải là thờ Ngọc hoàng thượng đế và Thái thượng lão quân, xong sau này chết đi thì linh hồn được vãng sanh về trời phải ko nhỉ
Vãng vô mắt, tu bậy tu bạ thì đọa cõi trần chán chê mới cho về thiên đình nhé, mơ tưởng thì nhiều, về được thì ít =)))))
Thờ hả ? Hồng quân lão tổ, đạo tổ rồi đến tam thanh, tứ ngự, ngũ đế, lục ty, thất nguyên, bát cực, cửu diệu, thập đô.
Theo tao trải nghiệm cũng cùng cơ tu hành với chư phật, 2 bên ngang nhau, đi về đâu cũng đều đắc đạo cả,
 
Sửa lần cuối:
Mày có vẻ thích nâng tầm quan điểm của tâm lên nhỉ =))) ko có nhiều khi đâu, tâm mày không đủ, đã tối om như mực rồi mà còn thích "tự sướng", tự huyền mình thì no hope, tâm cũng phải qua các hình thức tu tập căn bản rồi mới lọc tẩy, mới dần tìm về trạng thái quy KHÔNG
thì cốt lại có phải là tâm ko =)) cái t nói mới ban đầu của việc rũ bỏ.. ko rũ bỏ thì vốn đời thường 1 người bình thường ngày đêm "tự sướng" "tự huyễn" rồi còn gì =)) yêu 1 người cứ tự huyễn là họ yêu mình, đưa người ta đi ăn,đi xem phim tự sướng là được địt đến nơi =))
 
Vãng vô mắt, tu bậy tu bạ thì đọa cõi trần chán chê mới cho về thiên đình nhé, mơ tưởng thì nhiều, về được thì ít =)))))
Thờ hả ? Hồng quân lão tổ, đạo tổ rồi đến tam thanh, tứ ngự, ngũ đế, lục ty, thất nguyên, bát cực, cửu diệu, thập đô.
Theo tao trải nghiệm cũng cùng cơ tu hành với chư phật, đi về cũng đều đắc đạo cả,
Sanh về cõi trời được đó, ăn ở tốt sống có đạo đức là đc, dễ hơn sanh về cõi Phật. Về trời hưởng phước, ngày đêm lễ hội, yến tiệc, ca múa hát. Có cái là cõi trời vẫn trong lục đạo luân hồi, hưởng hết phước lại đầu thai xuống làm người
 
PHÁP LUÂN CÔNG
Quả Khanh từng kể đã chứng kiến các đệ tử Phật giáo bên nước ông khi theo PLC, đã về nhà hủy tượng Phật, dẹp bàn thờ Phật và giây phút lâm chung mặt họ hiện quỷ tướng rất đáng sợ.

Bạn là Phật tử thì nên nguyện “đời đời sinh ra luôn được gặp chư Phật Bồ tát chư thánh sư hướng dẫn tu hành, vĩnh viễn không gặp tà sư ngoại đạo”.
Vì khi nguyện như vậy bạn sẽ được lời nguyện bảo vệ mình không lạc tà.

NHẬN XÉT VỀ PHÁP LUÂN CÔNG
HÁN VĂN: QUẢ KHANH
Dịch Việt: Hạnh Đoan

Nếu bạn không trì giới tu hành, dẫu tu được tốt như Lý Hồng Chí (sư tổ của Pháp Luân Công), ông này do có tu hành mà không đoạn dâm, nên tu giỏi lắm chỉ thành ma vương, ông thuộc hàng ma vương thượng phẩm đấy. Quý vị có ai gặp ông chưa? Ông trông rất hảo tướng, có hai dái tai dài, rất đẹp. Tôi quán sát thấy đời quá khứ Lý Hồng Chí có học Phật, cũng từng xuất gia làm Hòa thượng, tu gì cũng tốt, từng giúp đỡ rất nhiều người, nhưng tính ông quá hiếu sắc, không chịu đoạn dục, cho nên kết quả: Ông tu thành ma vương, là Lý Hồng Chí hiện tại.
Ông được đông đảo phần tử trí thức tôn thờ, sùng bái. Tôi quán sát thấy đám người theo làm đệ tử quy hướng ông, nguyên do là vào đời quá khứ, họ từng thọ ân ông, từng được ông giúp đỡ. Ân tình đó đã khắc ghi trong tàng thức. Nên hễ vừa nhìn thấy ông, trong tâm họ liền khởi niệm mến mộ tôn thờ, thấy ông làm gì cũng tuyệt.
Đây là nhân duyên quá khứ của thầy trò họ. Do trong kiếp quá khứ Lý Hồng Chí từng bố thí giúp rất nhiều người, nên đám người này vừa nhìn thấy Lý Hồng Chí liền mến mộ đeo theo ngay. Thế nhưng những người theo ông cũng không tránh được quả xấu, đều sẽ mau chóng xuống địa ngục, bởi vì Lý Hồng Chí chuyên phỉ báng Phật, báng pháp. Phật đã nói trong kinh Lăng Nghiêm: Tu mà không đoạn dâm thì bậc trung thành ma dân, bậc hạ thành ma nữ. Lời này không sai.
Tu thì phải biết lỗi của mình, luôn nhận ra chỗ sai của mình, khi bị nhiều người mắng, trách, nhất định phải tự xét “mình ắt có chỗ nào đó không đúng, nếu không phải vậy, thì tại sao người ta ghét, mắng mình? Phải tự tìm ra lỗi của mình, nhất định là mình có khuyết điểm nên mọi người mới không ưa. Bạn phải nguyện từ nay trở đi không mắng người, không nổi sân và luôn biết nhận lỗi, xin lỗi.
Nếu như bạn hiểu và làm được vậy, phiền não sẽ biến thành Bồ đề, đây gọi là sống tỉnh giác, vì biết nhận ra lỗi mình chính là giác ngộ, nếu còn chăm chăm bươi móc lỗi người thì sẽ chuốc phiền não. Phải khéo biến phiền não thành Bồ đề mới là tu.

( Trích sách chưa in “KINH NGHIỆM TÂM LINH” )
 

Attachments

  • FB_IMG_1655951588829.jpg
    FB_IMG_1655951588829.jpg
    39.3 KB · Lượt xem: 5
Sanh về cõi trời được đó, ăn ở tốt sống có đạo đức là đc, dễ hơn sanh về cõi Phật. Về trời hưởng phước, ngày đêm lễ hội, yến tiệc, ca múa hát. Có cái là cõi trời vẫn trong lục đạo luân hồi, hưởng hết phước lại đầu thai xuống làm người
Đã bảo rồi, thường về phật thì toàn mấy bố coi phật là nhất, tính chấp đạo lên đỉnh nhưng khi mày vào trải nghiệm thực tế đi, bỏ tính chấp đạo xuống thì mới dễ hiểu, kể cả mày vãng sanh về cõi phật vẫn luân hồi bình thường =)))) thậm chí về xong lại tu tiếp, chứ ko ngồi mãi ở cực lạc như mày tưởng tượng đâu.
Mày tin hay không thì tùy, tao trải niệm nhiều rồi nên ko rảnh phân bua,
 
thì cốt lại có phải là tâm ko =)) cái t nói mới ban đầu của việc rũ bỏ.. ko rũ bỏ thì vốn đời thường 1 người bình thường ngày đêm "tự sướng" "tự huyễn" rồi còn gì =)) yêu 1 người cứ tự huyễn là họ yêu mình, đưa người ta đi ăn,đi xem phim tự sướng là được địt đến nơi =))
Thì khác gì bảo tâm mày mới level 1 cứ đòi học "bỏ" như tâm mày level 10, mới rủ bỏ mà bỏ ngang rồi lại thành đống phân trộn thôi chứ khó thành lắm. Rũ bỏ dần dần thì cũng phải cần thời gian đủ dài, rủ bỏ láo thì thành tự huyễn, còn ko rũ bỏ thì chả nên bàn làm gì vì chả có gì thay đổi =))))
 
Sửa lần cuối:
Đã bảo rồi, thường về phật thì toàn mấy bố coi phật là nhất, tính chấp đạo lên đỉnh nhưng khi mày vào trải nghiệm thực tế đi, bỏ tính chấp đạo xuống thì mới dễ hiểu, kể cả mày vãng sanh về cõi phật vẫn luân hồi bình thường =)))) thậm chí về xong lại tu tiếp, chứ ko ngồi mãi ở cực lạc như tưởng tượng đâu.
Mày tin hay không thì tùy, tao trải niệm nhiều rồi nên ko rảnh phân bua,
Ko phải chấp đâu, tùy mày nghĩ thôi. Mà sanh về cõi Phật thì phải tiếp tục tu hành chứ có được ăn chơi nhảy múa đâu, đó là điều hiển nhiên mà =))
 
Ko phải chấp đâu, tùy mày nghĩ thôi. Mà sanh về cõi Phật thì phải tiếp tục tu hành chứ có được ăn chơi nhảy múa đâu, đó là điều hiển nhiên mà =))
Cứ đạt được nổi 1 kiếp đắc đạo về phật nổi đi, xem sức lực m còn được bao nhiêu =)))) 1 kiếp mà đắc phật thì nói thẳng ra là éo lun nhé, 2 bên tiên phật đều ngang pheo ở chỗ đều tu từ rất nhiều kiếp, và thậm chí quả đạo cũng khó chả kém nhau, chả qua bên phật phổ biến lục đạo luân hồi trước thì nhìn thoát ra luân hồi nên cảm giác "khôn" hơn thôi chứ ko phải thần tiên ko có giải thoát luân hồi, thậm chí là còn đầy đủ từ khi khai thiên lập địa, tạo dựng 6 ngả.
 
Sửa lần cuối:
Đạo thần tiên có phải là thờ Ngọc hoàng thượng đế và Thái thượng lão quân, xong sau này chết đi thì linh hồn được vãng sanh về trời phải ko nhỉ
Không
Đạo thần tiên ở Việt Nam kể từ khi đạo Phật du nhập vào thì bị mai một đi rất nhiều, lại trải qua 1 giai đoạn dài “vô thần” nên 10 phần không còn được 1,2

Đạo quán về cơ bản thì đặt tượng Tam Thanh, không gọi là thờ tự mà thực chất là “vinh danh” và “hỏi ý kiến” hoặc “xin chỉ thị”. Tại sao lại không thờ? Bởi vì các vị ấy bất tử, đã “chết” đâu mà thờ :))

Thứ hai là, quan trọng hơn, sau khi học Đạo một thời gian. Thì sẽ chọn “sư phụ”, “sư phụ” trong ngoặc kép vì có thể là người trần, hoặc có thể chọn 1 vị thần tiên (có thể hiểu là con đường tu tập) là “sư phụ”.

Người trần đang sống thì không thờ, còn các vị thần tiên thì “bất tử” nên cũng không thờ. Sư phụ qua đời còn phải xem “đắc đạo” ntn.. cưỡi hạc về trời trở thành thần tiên thì cũng không thờ. Không bệnh mà mất tức là chuyển kiếp (tiếp tục tu hành ở kiếp khác” cũng không thờ.

Thông thường thì hay mắc vào tội “tiết lộ thiên cơ” gặp phải báo ứng của trời đất. Bắt buộc phải “chịu tội”, “chịu tội” ở đây không hiểu là “chịu chết”, “đền mạng” mà thông thường thì “linh hồn” phải quay lại gặp “sư phụ” của “sư phụ” chịu nghe giáo huấn hoặc là “đầu thai” vào nơi làm “việc thiện”, chấp nhận làm việc thiện để bù đắp lại sai lầm mình gây ra (có nghĩa là mất tự do ấy). 1 là được nghe Đạo, 2 là đi làm việc thiện, toàn là việc tốt nên cũng không thờ.

Duy nhất chỉ thờ.. hiểu đúng là “Vệ Đạo”, tức là tôn vinh “Đạo - Tự nhiên”. Nên về bản chất thì cũng không phải là thờ tự.
 
Không
Đạo thần tiên ở Việt Nam kể từ khi đạo Phật du nhập vào thì bị mai một đi rất nhiều, lại trải qua 1 giai đoạn dài “vô thần” nên 10 phần không còn được 1,2

Đạo quán về cơ bản thì đặt tượng Tam Thanh, không gọi là thờ tự mà thực chất là “vinh danh” và “hỏi ý kiến” hoặc “xin chỉ thị”. Tại sao lại không thờ? Bởi vì các vị ấy bất tử, đã “chết” đâu mà thờ :))

Thứ hai là, quan trọng hơn, sau khi học Đạo một thời gian. Thì sẽ chọn “sư phụ”, “sư phụ” trong ngoặc kép vì có thể là người trần, hoặc có thể chọn 1 vị thần tiên (có thể hiểu là con đường tu tập) là “sư phụ”.

Người trần đang sống thì không thờ, còn các vị thần tiên thì “bất tử” nên cũng không thờ. Sư phụ qua đời còn phải xem “đắc đạo” ntn.. cưỡi hạc về trời trở thành thần tiên thì cũng không thờ. Không bệnh mà mất tức là chuyển kiếp (tiếp tục tu hành ở kiếp khác” cũng không thờ.

Thông thường thì hay mắc vào tội “tiết lộ thiên cơ” gặp phải báo ứng của trời đất. Bắt buộc phải “chịu tội”, “chịu tội” ở đây không hiểu là “chịu chết”, “đền mạng” mà thông thường thì “linh hồn” phải quay lại gặp “sư phụ” của “sư phụ” chịu nghe giáo huấn hoặc là “đầu thai” vào nơi làm “việc thiện”, chấp nhận làm việc thiện để bù đắp lại sai lầm mình gây ra (có nghĩa là mất tự do ấy). 1 là được nghe Đạo, 2 là đi làm việc thiện, toàn là việc tốt nên cũng không thờ.

Duy nhất chỉ thờ.. hiểu đúng là “Vệ Đạo”, tức là tôn vinh “Đạo - Tự nhiên”. Nên về bản chất thì cũng không phải là thờ tự.
Ok, nhiều vậy @@
 
Vãng vô mắt, tu bậy tu bạ thì đọa cõi trần chán chê mới cho về thiên đình nhé, mơ tưởng thì nhiều, về được thì ít =)))))
Thờ hả ? Hồng quân lão tổ, đạo tổ rồi đến tam thanh, tứ ngự, ngũ đế, lục ty, thất nguyên, bát cực, cửu diệu, thập đô.
Theo tao trải nghiệm cũng cùng cơ tu hành với chư phật, 2 bên ngang nhau, đi về đâu cũng đều đắc đạo cả,
Về cơ bản thì đạo sĩ theo đạo thần tiên không thờ ai cả. Chẳng qua nhân gian đa phần không hiểu nên cho là vậy thôi. Tôi đã giải thích ở trên rồi.

Còn nếu ai theo đạo thần tiên, tu tập đến mức độ trung đạo, sẽ có một ngày kiểm chứng năng lực. Nếu thành công thì sẽ được ghi tên vào bảng tiên.

Đây là mốc cơ bản mà tất cả đạo sĩ đều mong muốn vượt qua. Mục đích là kể từ thời điểm ấy trở đi, cho dù tu hành hết kiếp vẫn chưa có thành tựu gì thì sau khi chết, xuống dưới U Linh Thành quỷ sai căn cứ vào bảng tiên sẽ hướng dẫn đầu thai để tiếp tục tu hành, không bị rơi xuống thấp hơn.

Tất nhiên nếu làm việc xằng bậy, không biết giữ mình thì chắc chắn sẽ bị xoá tên. Lúc ấy thì muốn làm lại rất khó.

Và ngược lại, đã có tên trong bảng tiên rồi thì có cơ hội để mình phấn đấu lên các tầng cao hơn. Giải thích vậy đơn giản chưa?
 
Nếu vậy tôi khuyên bạn, chỉ nên tìm hiểu kinh văn giai đoạn Phật tổ Thích Ca bắt đầu tu hành tới lúc viên tịch. Đấy là kinh văn nguyên thủy và cơ bản nhất, đừng quan tâm đến những cái khác làm gì.
Kinh nguyên thủy do tổ viết lại có thể còn dc 70% thôi bạn . Rất buồn
 
Nếu vậy tôi khuyên bạn, chỉ nên tìm hiểu kinh văn giai đoạn Phật tổ Thích Ca bắt đầu tu hành tới lúc viên tịch. Đấy là kinh văn nguyên thủy và cơ bản nhất, đừng quan tâm đến những cái khác làm gì.
Phật thuyết pháp 49 năm có thể hội tập lại thành bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Kinh này là Vua của các tập kinh "kinh điển"
 
Kinh nguyên thủy do tổ viết lại có thể còn dc 70% thôi bạn . Rất buồn
Tôi không tính đến các vị trước Phật Thích Ca, vì rất ít tài liệu chính xác đề cập đến việc này.
Ngay cả những kinh văn trong giai đoạn Phật Thích Ca còn sống cũng là do các đệ tử ghi chép lại. Không tránh được nhầm lẫn.
Còn sau khi Phật Thích Ca viên tịch thì chủ yếu là các đệ tử suy luận từ các kinh văn thời Thích Ca còn sống, rồi thêm bớt theo cách hiểu của họ, nên nó không còn tính chất nguyên bản nữa.
 
Phật thuyết pháp 49 năm có thể hội tập lại thành bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Kinh này là Vua của các tập kinh "kinh điển"
Bắt đầu từ bài “Chuyển Pháp Luân” ấy.
Bài này tôi có đọc vì Phật nói đến Trung Đạo, về Tư tưởng thì gần như tương đồng với đạo Lão.
 
Không
Đạo thần tiên ở Việt Nam kể từ khi đạo Phật du nhập vào thì bị mai một đi rất nhiều, lại trải qua 1 giai đoạn dài “vô thần” nên 10 phần không còn được 1,2

Đạo quán về cơ bản thì đặt tượng Tam Thanh, không gọi là thờ tự mà thực chất là “vinh danh” và “hỏi ý kiến” hoặc “xin chỉ thị”. Tại sao lại không thờ? Bởi vì các vị ấy bất tử, đã “chết” đâu mà thờ :))

Thứ hai là, quan trọng hơn, sau khi học Đạo một thời gian. Thì sẽ chọn “sư phụ”, “sư phụ” trong ngoặc kép vì có thể là người trần, hoặc có thể chọn 1 vị thần tiên (có thể hiểu là con đường tu tập) là “sư phụ”.

Người trần đang sống thì không thờ, còn các vị thần tiên thì “bất tử” nên cũng không thờ. Sư phụ qua đời còn phải xem “đắc đạo” ntn.. cưỡi hạc về trời trở thành thần tiên thì cũng không thờ. Không bệnh mà mất tức là chuyển kiếp (tiếp tục tu hành ở kiếp khác” cũng không thờ.

Thông thường thì hay mắc vào tội “tiết lộ thiên cơ” gặp phải báo ứng của trời đất. Bắt buộc phải “chịu tội”, “chịu tội” ở đây không hiểu là “chịu chết”, “đền mạng” mà thông thường thì “linh hồn” phải quay lại gặp “sư phụ” của “sư phụ” chịu nghe giáo huấn hoặc là “đầu thai” vào nơi làm “việc thiện”, chấp nhận làm việc thiện để bù đắp lại sai lầm mình gây ra (có nghĩa là mất tự do ấy). 1 là được nghe Đạo, 2 là đi làm việc thiện, toàn là việc tốt nên cũng không thờ.

Duy nhất chỉ thờ.. hiểu đúng là “Vệ Đạo”, tức là tôn vinh “Đạo - Tự nhiên”. Nên về bản chất thì cũng không phải là thờ tự.
Này đạo hữu tự tu mò à, chưa có ngài nào dắt chỉ mà chỉ tự ngộ đúng ko ? Nếu đạo hữu mà tu thành thì đúng bái tạ thật, tôi cũng thua
Vấn đề đạo hữu chưa biết gì thì phải cần thầy chỉ, muốn thầy nhận đệ tử thì cần lễ nghi, bái sư cơ bản chẳng hạn. Đạo hữu chỉ cần "xin chỉ thị" cái là sẽ có chỉ thị xuống cho luôn á =))) dễ vậy thì chỉ có ma mách thôi, trừ khi đạo hữu chính thức được nhận làm đệ tử các ngài, còn ko thì họa là nhiều, thỉnh cũng chưa chắc có
Thứ hai là việc "tự chọn" "sư phụ". Nếu là người trần thì không nói, nhưng nếu là thần tiên mà ko đúng quy cách tự hiểu, tự nhận thì khá phiền và lỗi nghiệp ấy, mỗi thần tiên đều có pháp tu riêng và thu nhận đệ tử không giống ai, họ lựa tính rất kỹ trước khi thu nạp rồi còn phải thử thách chán chê mới chính thức truyền pháp, chứ ko phải mình có quyền "tự chọn" là cứ ngu ngơ ẵm được chọn.
Còn về việc tôn vinh "Đạo - Tự nhiên", này tôi cũng hiểu ý đạo hữu. Có cái vai trò công ơn của thần tiên trong việc giữ phát triển truyền "Đạo", cai quản chúng sanh, dạy dỗ đệ tử + cứu người, cứu độ vẫn phải được lưu truyền ngàn đời và cốt khắc ghi tâm, thờ cũng chưa hẳn sai đâu.
 
Sửa lần cuối:
Kinh nguyên thủy do tổ viết lại có thể còn dc 70% thôi bạn . Rất buồn
Có gì mà buồn, nếu có buồn thì hãy trách mình chưa đủ duyên tìm đúng thầy, đủ kinh và con đường phù hợp để tu tập, còn nếu quan niệm tổ viết có thế, viết từ thời vài ngàn năm trước, để lại có vậy, không phát triển nữa, kinh coi như sập, ko viết nữa thì THUA, tôi ko dám bình luận thêm. Tạm thời mỗi phật THÍCH CA có điển tích và pháp kinh để lại rõ ràng nhất nên dễ nhận biết nhất, các vị PHẬT khác phải hữu duyên thì mới được khai ngộ, truyền đúng pháp,
 
Sửa lần cuối:
Top