Có Hình 13 THÓI HƯ TẬT XẤU NGƯỜI MIỀN TRUNG

1) TÍNH HÁO DANH
Dân miền Trung được mạnh danh là hiếu học, là đất học, thực tế rất nhiều nhân tài trong lịch sử Việt Nam đều xuất phát từ đây. Tuy nhiên có một cái bóng mà dân Miền Trung nói riêng và dân VN nói chung chưa bao giờ vượt qua được đó là thói háo danh và sĩ diện hão, phần lớn người ta học để tìm kiếm một chỗ đứng trong xã hội, vì bằng cấp, danh vọng chứ không phải học để phát triển bản thân, học để mở mang trí tuệ.

2) TÍNH HÀ TIỆN NHƯNG THÍCH CHƯNG DIỆN
Người miền trung tuy chăm chỉ, cần kiệm, chịu khó. đức tính tiết kiệm là đức tính tốt, tuy nhiên nhiều khi tiết kiệm đến mức keo kiệt. thói quen này bắt nguồn từ việc người MT sống trong vùng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão lũ, thiên tai do đó họ phải tích trữ phòng khi mất mùa, lũ lụt. Dân miền Nam khi đi ăn uống nhà hàng thường có thói quen để lại tiền tip, nhưng dân MT thì hiếm thấy, ngay cả khi họ đã di cư vào miền nam. Người MT ăn chẳng giám ăn, mặc chẳng giám mặc chỉ để tiền dành dụm phòng khi ốm đâu, cưới hỏi, để lại cho con cái lấy vợ, mua nhà, xin việc vv...
Tuy nhiên,NGười MT thường rất muốn chứng tỏ khoe khang nên đôi khi tiết kiệm, dành dum được bao nhiêu họ bỏ ra mua xe xịn, xây nhà xịn, điện thoại xịn để người khác phải lác mắt, thán phục

3) LỢI ÍCH CỤC BỘ - 4) HÔI CỦA-ÍCH KỶ-THAM VẶT
Người MT luôn tâm niệm khi gặp chuyện khó khăn thì chỉ người trong nhà (rộng hơn là bà con, họ hàng) giúp nhau. Điều này dẫn đến tính cục bộ, ích kỷ, tham vặt. Báo chí thỉnh thoảng đưa tin về việc hôi của và thường thì nó chỉ xảy ra ở MT,Vì sao hiện tượng hôi của hay xảy ra ở MT?vì người gặp tai nạn là người lạ. Người MT chỉ đối đãi tốt với người thân, người lạ thì có thể khi thấy gặp tai nạn họ vẫn giúp, tuy nhiên nhiều người khi thấy người lạ nằm bất tỉnh thì lấy tài sản như ví, đồng hồ, dây chuyền vàng rồi bỏ đi để mặc người bị nạn. Một tình huống hôi của khác mà tôi chứng kiến tận mắt là có một lần nọ khi một xe oto chở hải sản đông lạnh vào buổi tối gặp tai nạn, xe lao xuống bờ ruộng,lái xe bị ngất xỉu có một người đi ngang qua thấy vậy thay vi goi cấp cứu hoặc tri hô mọi người tới giúp, người này kêu người thân trong nhà, lấy xe rùa ra khiêng tôm cá về, sau đó còn kêu cả hàng xóm, họ hàng đi hôi của, đến lúc anh lái xe tỉnh lại thì ôi thôi cá đã đi đâu hết. nhiều vụ hôi của cũng xảy ra tương tự nhất là đối với những xe chở hàng. Một tình huống khác chứng tỏ NMT có tính tham vặt, bòn rút của công để tư lợi riêng là việc xây đường quốc lộ 1A. trước khi xây đường thường coongty xây dựng thường hay tập kết cát, đá, sỏi thành từng đống ven đường, nhiều người vào buổi tối mang xe đẩy ra xúc về xây chuồng gà, chuồng heo, nhiều nơi còn xảy ra việc trộm dây cáp điện, nắp cống ngầm. Nếu là cán bộ công chức hoặc là quản lý trong công ty tư nhân thói quen tư duy cục bộ vẫn thể hiện rõ nét, họ thường hay đưa con em, họ hàng, đồng hương vào làm bất chấp năng lực trình độ của người đưa vào như thế nào, điều này thường dẫn đến phe cánh, sự cả nể, và thiếu khách quan hiệu quả trong công việc. Thậm chí cán bộ xã, huyện còn tranh thủ bòn rút hàng cứu trợ lũ lụt như áo quần, gạo, đường, nước mắm, không xài thì cho, biếu bà con họ hàng...ít nơi nào như thế Người MT chỉ quan tâm đến lợi ích gia đình, dòng họ, xóm, làng. Không cần biết lý do, đúng sai phải trái, thấy người trong họ, trong làng, trong nhà choa bị đánh là lao vào đánh thằng kia đã rồi tính sau, mỗi khi có chuyện gì thường hay kéo cả bè anh em họ hàng đi. Nhiều doanh nghiệp treo bảng rõ là không tuyển người nghệ an,thanh hóa là vì vậy.
Trong mối quan hệ với hàng xóm người ta thường nói "bán anh em xa mua láng giềng gần"Người MT rất coi trọng tình làng nghĩa xóm, luôn giữ hòa khí, giúp đỡ lẫn nhau nhưng khi lợi ích bị xâm phạm thì chiến đấu một mất một còn. Nếu ai từng chứng kiến cảnh hai nhà hàng xóm MT cãi nhau vì một con gà đi lạc, bò nhà này ăn lúa của nhà kia,hay xây dựng hàng rào mà vô tình lấn qua phần đất bên kia của nhà hàng xóm một tí thì biết mức độ chiến đấu (thường là đấu khẩu sau đó mới giáp lá cà) ác liệt đến như thế nào. Khi cãi nhau họ sẽ lôi mọi thứ trong quá khứ, đời sống riêng tư, làm mọi thứ có thể để người kia bẽ mặt. sau một thời gian chiến tranh lạnh thì hòa bình thường vẫn sẽ lập lại nhưng có khi cũng không.

5) SỐNG TÌNH CẢM NHƯNG XUỀ XÒA VÀ ÍT KOI TRỌNG LỜI HỨA.
Trong kinh doanh hay giao tiếp, người MT thường muốn lấy lòng người khác vì vậy họ cứ gật đầu ừ đại cho được lòng, được việc, sao cũng được. Tuy nhiên hứa và thực hiện lời hứa là hai việc hoàn toàn khác nhau, khi họ thấy việc thực hiện lời hứa mang lại sự bất lợi cho họ thì họ sẽ tìm cách thoái thác hoặc không thực hiện, do đó cho dù quen biết đi chăng nữa thì khi giao dịch cứ hợp đồng hoặc ít nhất là giấy tờ rõ ràng cho chắc ăn.

6) KOI TRỌNG KHÔN NGOAN, KHÔNG KOI TRỌNG THẬT THÀ
NGười MT rất koi trọng sự khôn ngoan, tính thật thà có thể bị xem là dại, dễ bị người khác lợi dụng. Anh không ngoan và gian xảo còn hơn là thật thà mà ngu ngốc. Xét cho cùng khôn ngoan mà thiếu trung thực thật ra cũng chỉ là khôn vặt và thiếu tầm nhìn dài hạn. Nhiều người làm ăn phi pháp như buôn gỗ lậu, ma túy, cảnh sát giao thông, quan chức tham nhũng vẫn được người ta nể trọng vì họ có giàu và hơn hết là người bà con, họ hàng với mình cả, thỉnh thoảng còn có thể nhờ cậy.

7) GIỜ CAO SU
cái này thì là đặc điểm của người Việt nói chung, nhưng ở MT thì cấp độ có vẻ cao hơn. cho dù cưới, hỏi, ma chay, giỗ chạp, tiệc tùng mời 10h thì 11 hoặc 12h khách mới đến. nếu đến sớm hoặc đúng giờ sợ bị người khác xem là ráp/tạp ăn. và đến đúng giờ thì vẫn phải ngồi đợi những người chưa đến. sau tiệc thì không về ngay mà khi nào cũng ngồi chén chú chén anh 8 chuyện, chém gió đến hết ngày mới về.

😎 RƯỢU CHÈ
Không chỉ dân miền nam hay nhậu mà dân MT cũng rất khoái nhậu, nhưng khác ở chỗ dân MT chuộng rượu, dân MN chuộng bia hơn. MỘt khi đã nhậu thì không say không về.

9) VÒNG VO TAM QUỐC
Trong giao tiếp người MT là bậc thầy về sử dụng biện pháp ẩn dụ 🙂 ít khi người MT nói thật, nói thẳng suy nghĩ, cảm xúc của mình. khi nào cũng phải ý tại ngôn ngoại. Vì đối với người MT hình ảnh trong mắt người khác là tối quan trọng, mặc dù không quan tâm lắm đến việc mình nghĩ về bản thân mình thế nào điều này dẫn đến tính háo danh như trên. việc nói thẳng, nói thật có thể bị koi là thiếu tế nhị, người MN có vẻ thẳng thắn và bộc trực hơn.

10) NHỊN MIỆNG ĐÃI KHÁCH
Nếu có bạn đến chơi, chủ nhà có thể giết gà đãi khách, miếng ngon con béo thì mang ra nhậu với ông bạn. mặc dù vợ con có thể ngồi dưới bếp thèm nhỏ dãi. Phải đặt vợ con trong nhà lên trước hết chứ nhỉ. Bát đĩa tốt thì cất trong tủ bụi bám chờ dịp đặc biệt mới mang ra xài hằng ngày thì dùng chén sứt mẻ. Ngày nào mà chả đặc biệt cứ đưa ra xài miễn là bảo quản tốt là được.

11) KHÔNG CHỊU NHẬN MÌNH CÓ KHUYẾT ĐIỂM HOẶC SAI VÌ SỢ BẼ MẶT
Ít khi NMT tự nhận rằng mình sai, mặc dù có thể họ biết mình sai thật, nhưng vẫn cãi chày, cãi cối để mình không bị bẽ mặt trước bàn dân thiên hạ. Điều này đôi khi làm cho NMT khá kỳ quái.Tuy nhiên họ không bảo thủ mà rất dễ tiếp nhận cái mới.

12) TÍNH THỰC DỤNG
Thực dụng biểu hiện qua việc một cô gái MT chọn chồng: tiêu chí chọn người bạn đời của một cô gái MT quan trọng nhất có lẽ là "có nghề nghiệp ổn định". Lấy nhau về là để "tu chí làm ăn". Câu hỏi của người MT khi nghe nói tới một người lạ hoặc một người bạn vừa lấy chồng là chồng mày làm nghề gì? hoặc chồng nó làm nghề gì? NGười lớn tuổi thì hay hỏi thăm "cháu làm nhà nước hay tư nhân?" Ngoài ra tính thực dụng còn biểu hiện qua việc làm những điều phi pháp vẫn được người MT coi là khá bình thường như ví dụ buôn gỗ lậu hoặc quan tham, làm bất cứ điều gì miễn có tiền trong chừng mực nào đó vẫn được koi trọng nhất định. điều này có thể là 1 trong các nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng của bộ máy chính quyền địa phương ở MT cao hơn những nơi khác. Người MT nói chung và các cô gái MT nói riêng rất khoái, tự hào nếu ra trường được làm công chức nhà nước nhất là các ngành công an, quân đội hoặc có người yêu, người thân làm trong mấy ngành này, lý do có thể là tại MT cuộc sống vất vả, ngành ngề chính là nông-ngư nghiệp suốt ngày lam lũ bán mặt cho đất bán lưng cho trời kiếm miếng cơm manh áo, lại thêm thiên tai lũ lụt, cuộc sống thu nhập bấp bênh do đó họ sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu chỉ để làm một công chức quèn ở đia phương, vì dù sao đó là công việc bàn giấy, ngồi văn phòng, máy lạnh, công việc ổn định có lương hưu, nhàn hạ tốt hơn nhiều so với những công việc, hoặc ngành nghề khác mà họ từng biết.

13) THIẾU TINH THẦN MẠO HIỂM, TƯ DUY ĐỘC LẬP, NGẠI THAY ĐỔI.
Người MT được thiên nhiên nơi đây rèn cho tính không ngại khó, không ngại khổ, giỏi chịu đựng và nhẫn nại. Tuy nhiên, cũng chính thiên nhiên nơi đây làm cho con người luôn chỉ muốn một cuộc sống an toàn và ổn định, trong khi đó để phát triển đột phá thì cần phải bước ra khỏi vùng an toàn, phải dấn thân, phải có tinh thần mạo hiểm, khai phá, dám thay đổi. Sinh viên MT sau khi ra trường thường chọn quay về địa phương huy động tiền của để chạy công chức nếu không được thì mới xin vào làm các công ty tư nhân điều này là một sự thật đáng buồn. Học để có nghề nghiệp ổn định, học để làm thuê, học để thi hoặc học để làm quan chứ không học để phát triển bản tân hay học để mở mang trí tuệ cách tư duy này đã lan truyền qua thế hệ con cháu và phần nào hạn chế tiềm năng của người MT
 
Top