BÀI 1/3: LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT CỦA SỰ ĐƠN ĐỘC

“Tốt nhất là sự yên tĩnh sâu thẳm, nơi tôi sống và lớn lên chống lại thế giới, và thu hoạch những gì họ không thể lấy từ tôi bằng lửa và kiếm – (Johann Wolfgang von Goethe)

Trong thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã chú trọng rất lớn vào tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân. Một sự đồng thuận chung và ngầm thống trị văn hóa của chúng ta – người ta tin rằng ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc sống sẽ được tìm thấy chủ yếu thông qua các mối quan hệ với người khác.
Screen Shot 2021-06-16 at 11.13.51 PM.jpg

Ý tưởng này hình thành nên cốt lõi của trường phái phân tâm học thế kỷ 20 có tên là “Lý thuyết các quan hệ đối tượng – Object Relations Theory” . Con người, theo trường phái tư tưởng này, là những sinh vật xã hội đầu tiên và quan trọng nhất có nhu cầu chính là phát triển mối quan hệ an toàn và bổ ích với những người khác. Theo lời của David Bowlby, thành viên nổi tiếng nhất của phong trào phân tâm học thế kỷ 20 này:

“Những sự gắn bó thân mật với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một người xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa trẻ sơ sinh hay mới biết đi mà cả tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, lẫn khi về già. Từ những mối quan hệ thân mật này, một người có được sức mạnh và tận hưởng cuộc sống của mình, và thông qua những gì anh ta đóng góp, anh ta mang lại sức mạnh và sự thích thú cho người khác. Đây là các luận điểm mà khoa học hiện tại và trí tuệ truyền thống cùng thống nhất” – (Attachment and Loss, David Bowlby)

Sự nhấn mạnh quá mức về các mối quan hệ cá nhân khiến chúng ta rời mắt khỏi tầm quan trọng của sự cô độc. Tình yêu và tình bạn tuy là các thành phần quan trọng, không phải là nguồn duy nhất của ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc đời. Trong chúng ta tồn tại hai động lực đối lập: một cái cho tình yêu, tình bạn và cảm giác cộng đồng với người khác; và cái còn lại dành cho sự thành toàn cá nhân, độc lập và tự chủ. Xã hội của chúng ta nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc thỏa mãn cái đầu tiên và phớt lờ cái sau.

Trong bài viết này, lấy cảm hứng từ những ý tưởng trong cuốn sách xuất sắc của Anthony Storr “Solitude: A Return to the Self”, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào hạnh phúc, ý nghĩa và sự thỏa mãn trong cuộc sống có thể được tìm thấy bằng cách đánh giá cao tầm quan trọng của sự cô độc và cách trở nên lão luyện trong nghệ thuật độc cô cầu bại.

Khả năng đơn độc và sức khỏe tâm lý:


Hầu hết các nhà trị liệu và tâm lý học của thế kỷ trước cho rằng sức khỏe tâm lý và sự trưởng thành về cảm xúc có thể được đánh giá chỉ qua khả năng phát triển các mối quan hệ an toàn. Vào những năm 1950, nhà phân tâm học Donald Winnicott trở thành một trong số ít người thách thức quan điểm này. Trong bài viết của mình có tựa đề là “The Capacity to Be Alone”, Winnicott lập luận rằng năng lực của một cá nhân để nắm bắt và phát triển trong sự cô độc phải được coi là yếu tố quyết định sức khỏe tâm lý.

“Có lẽ đúng khi nói rằng NỖI SỢ hoặc MONG MUỐN sự cô độc được viết trong tài liệu phân tâm học nhiều hơn là KHẢ NĂNG ở một mình; một lượng đáng kể công việc đã được thực hiện khi một người thu mình lại, với cơ cấu phòng thủ ngụ ý và kỳ vọng về sự áp bức. Dường như với tôi, một cuộc thảo luận về các khía cạnh tích cực của khả năng ở một mình đã quá hạn”

Các khía cạnh tích cực của năng lực để được một mình, giải pháp và sự chuyển hóa:


Nhiều cá nhân biết về nghệ thuật ở một mình đã hiểu rằng sự cô độc có thể được sử dụng như một khung cảnh màu mỡ để kích thích sự tự biến đổi. Rất nhiều cá nhân ngày nay tuân thủ quá mức, có nghĩa là họ sống theo những gì người khác mong đợi ở họ thay vì một lối sống cộng hưởng với cốt lõi bên trong. Họ phát triển một tính cách được thiết kế chủ yếu để làm hài lòng người khác, và trong quá trình đó vẫn không biết đến nhu cầu sâu sắc nhất của bản thân. Họ mù quáng trước cảm xúc và bản năng thực sự của mình. Những cá nhân như vậy có thể tiến đến một điểm trong cuộc đời mà họ cảm thấy vô nghĩa. Thay vì tiếp cận cuộc sống như một cái khuôn thử nghiệm để khám phá con người thật, họ thích nghi với những kỳ vọng bên ngoài và ý kiến đồng thuận.

Để thoát khỏi nanh vuốt của một tính cách tuân thủ quá mức là tìm kiếm sự cô độc với mục đích kích thích sự biến đổi của bản thân. Khi ở một mình, bạn có thể kết nối lại với nhu cầu và cảm xúc thực sự của mình, và điều chỉnh lại chiếc “la bàn” bên trong, thứ đáng tin cậy duy nhất hướng dẫn bạn đến sự hoàn thành bản thân. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại trong quá khứ đã rút lui khỏi xã hội trong một khoảng thời gian dài, để tìm kiếm sự thông thái sâu sắc và trường tồn; đến khi trở lại xã hội, họ chia sẻ những phát hiện đó với phần còn lại của thế giới. Anthony Storr đã viết về tầm quan trọng của sự đơn độc trong cuộc tìm kiếm sự chuyển mình:

“…luyện tập khả năng ở một mình là cần thiết để bộ não hoạt động tốt nhất và để cá nhân đó đạt đến tiềm năng cao nhất của mình. Con người dễ dàng trở nên xa lánh với những nhu cầu và cảm xúc sâu sắc nhất của chính họ. Sự cô độc tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, suy nghĩ, đổi mới và duy trì kết nối với thế giới nội tâm” (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)

Cùng với Anthony Storr, nhà triết học Michel Montaigne cũng như nhà tâm lý học Carl Jung hiểu tầm quan trọng sống còn của sự cô độc. Đối với Montaigne, sự cô độc là cần thiết để giữ sự tự do khỏi những ràng buộc do người khác áp đặt, trong khi đối với Jung, khả năng ở một mình là rất quan trọng đối với những “công việc bên trong” – nghĩa là khám phá chiều sâu của tâm thức, một “vũ trụ nhỏ” bên trong chúng ta.

“Chúng ta phải bảo tồn một chốn nho nhỏ, nơi tất cả đều riêng và hoàn toàn thoáng đãng, để thiết lập sự tự do, sự rút lui chính yếu và sự cô độc của chúng ta” (Montaigne)

“Những năm tháng theo đuổi những hình ảnh nội tâm của mình là quan trọng nhất trong cuộc đời tôi – trong đó mọi thứ thiết yếu đã được quyết định” (Carl jung)


Công việc có tính sáng tạo và sự cô đơn:


Một cách để tận dụng sự cô độc để kích thích sự tự chuyển đổi là tham gia vào các công việc có tính sáng tạo. Là động vật có tính xã hội cao, bản sắc của chúng ta phần lớn được phát triển thông qua sự tương tác với những người khác. Nhưng công việc sáng tạo cho chúng ta một cơ hội duy nhất để thay đổi bản sắc của mình bằng cách tự tham khảo. Thông qua việc khám phá trí tưởng tượng và nỗ lực hiện thực hóa các tác phẩm sáng tạo mới lạ trên thế giới, chúng ta có thể xác định lại thế giới quan của mình và biến đổi ý thức về bản thân. Theo lời của Storr:

“Người sáng tạo không ngừng tìm cách khám phá bản thân, sửa sang lại bản sắc của chính mình và tìm kiếm ý nghĩa trong vũ trụ thông qua những gì anh ta tạo ra. Anh ta thấy đây là một quá trình tích hợp có giá trị, giống như thiền định hoặc cầu nguyện, ít liên quan đến người khác, nhưng có giá trị riêng của nó. Khoảnh khắc quan trọng nhất là những lúc anh ta đạt được một số hiểu biết mới, hoặc thực hiện một số khám phá mới; và những khoảnh khắc này là chủ yếu, nếu không phải lúc nào cũng vậy, khi anh ta chỉ có một mình” – (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)

Sự cô độc trong thời hiện đại:


Sự cô độc rất quan trọng trong quá trình thỏa mãn động lực cho sự thành toàn cá nhân, độc lập và tự giác. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, sự cô độc thực sự ngày càng trở nên khó tìm. Con người ngày nay, ngay cả khi ở một mình về thể chất cũng không trải nghiệm sự cô độc. Thay vào đó, nhiều người dành thời gian một mình để xem TV hoặc chìm đắm trong chiếc màn hình máy tính hoặc smartphone. Khi ngày càng có nhiều cá nhân tự cắt đứt khỏi việc trải nghiệm sự cô độc thực sự, họ sẽ thấy khó khăn hơn trong việc thành toàn tính cách – để trở thành một cá nhân toàn vẹn, riêng biệt và độc đáo. Đắm chìm trong những ý kiến, ý tưởng và kỳ vọng của người khác – ngay cả khi đơn độc – họ sẽ tự động tuân theo thế giới quan vốn được xã hội chấp nhận và đi theo con đường mà người khác mong đợi, thay vì đáp ứng nhu cầu sâu sắc nhất của họ và đạt được sự độc đáo.

Giải pháp cho những người tìm kiếm sự vẹn toàn cá nhân:


Nếu bạn thuộc về nhóm thiểu số đang tìm kiếm sự thành toàn để trở thành người bạn có khả năng trở thành bằng cách hiện thực hóa tiềm năng cao hơn của mình, thì sự cô độc là điều cần thiết. Bạn phải khắc chế thời gian và không gian để ở một mình với những suy nghĩ của bản thân: hoặc trong lúc thiền định, khám phá những hình ảnh bên trong của bạn, hay tham gia vào công việc có tính sáng tạo. Khoảng thời gian cô độc sẽ kết nối bạn với những khía cạnh sâu sắc hơn của bản thân, cho phép bạn khám phá ra bạn thực sự là ai và thực sự muốn gì trong cuộc sống, và cho bạn khả năng chuyển mình thông qua sự tự-tham-khảo. Ở một mình cũng cho phép bạn nghỉ ngơi khỏi thế giới. Những tiếng ồn, sự bận rộn và những rắc rối gây ra tai họa trên thế đời đôi khi có thể trở nên quá tải và hủy hoại sức khỏe tâm lý chúng ta. Sự đơn độc, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, như liều thuốc giải độc rất cần thiết cho sự điên rồ của đời sống.

“When from our better selves we have too long
Been parted by the hurrying world, and droop,
Sick of its business, of its pleasures tired,
How gracious, how benign, is Solitude.” (Wordsworth)
 
Sửa lần cuối:
“Tốt nhất là sự yên tĩnh sâu thẳm, nơi tôi sống và lớn lên chống lại thế giới, và thu hoạch những gì họ không thể lấy từ tôi bằng lửa và kiếm – (Johann Wolfgang von Goethe)

Trong thế kỷ qua, xã hội phương Tây đã chú trọng rất lớn vào tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân. Một sự đồng thuận chung và ngầm thống trị văn hóa của chúng ta – người ta tin rằng ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc sống sẽ được tìm thấy chủ yếu thông qua các mối quan hệ với người khác.
View attachment 409782

Ý tưởng này hình thành nên cốt lõi của trường phái phân tâm học thế kỷ 20 có tên là “Lý thuyết các quan hệ đối tượng – Object Relations Theory” . Con người, theo trường phái tư tưởng này, là những sinh vật xã hội đầu tiên và quan trọng nhất có nhu cầu chính là phát triển mối quan hệ an toàn và bổ ích với những người khác. Theo lời của David Bowlby, thành viên nổi tiếng nhất của phong trào phân tâm học thế kỷ 20 này:

“Những sự gắn bó thân mật với những người khác là trung tâm mà cuộc sống của một người xoay quanh, không chỉ khi anh ta còn là đứa trẻ sơ sinh hay mới biết đi mà cả tuổi thiếu niên cũng như những năm trưởng thành, lẫn khi về già. Từ những mối quan hệ thân mật này, một người có được sức mạnh và tận hưởng cuộc sống của mình, và thông qua những gì anh ta đóng góp, anh ta mang lại sức mạnh và sự thích thú cho người khác. Đây là các luận điểm mà khoa học hiện tại và trí tuệ truyền thống cùng thống nhất” – (Attachment and Loss, David Bowlby)

Sự nhấn mạnh quá mức về các mối quan hệ cá nhân khiến chúng ta rời mắt khỏi tầm quan trọng của sự cô độc. Tình yêu và tình bạn tuy là các thành phần quan trọng, không phải là nguồn duy nhất của ý nghĩa và sự hoàn thành trong cuộc đời. Trong chúng ta tồn tại hai động lực đối lập: một cái cho tình yêu, tình bạn và cảm giác cộng đồng với người khác; và cái còn lại dành cho sự thành toàn cá nhân, độc lập và tự chủ. Xã hội của chúng ta nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc thỏa mãn cái đầu tiên và phớt lờ cái sau.

Trong bài viết này, lấy cảm hứng từ những ý tưởng trong cuốn sách xuất sắc của Anthony Storr “Solitude: A Return to the Self”, chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào hạnh phúc, ý nghĩa và sự thỏa mãn trong cuộc sống có thể được tìm thấy bằng cách đánh giá cao tầm quan trọng của sự cô độc và cách trở nên lão luyện trong nghệ thuật độc cô cầu bại.

Khả năng đơn độc và sức khỏe tâm lý:

Hầu hết các nhà trị liệu và tâm lý học của thế kỷ trước cho rằng sức khỏe tâm lý và sự trưởng thành về cảm xúc có thể được đánh giá chỉ qua khả năng phát triển các mối quan hệ an toàn. Vào những năm 1950, nhà phân tâm học Donald Winnicott trở thành một trong số ít người thách thức quan điểm này. Trong bài viết của mình có tựa đề là “The Capacity to Be Alone”, Winnicott lập luận rằng năng lực của một cá nhân để nắm bắt và phát triển trong sự cô độc phải được coi là yếu tố quyết định sức khỏe tâm lý.

“Có lẽ đúng khi nói rằng NỖI SỢ hoặc MONG MUỐN sự cô độc được viết trong tài liệu phân tâm học nhiều hơn là KHẢ NĂNG ở một mình; một lượng đáng kể công việc đã được thực hiện khi một người thu mình lại, với cơ cấu phòng thủ ngụ ý và kỳ vọng về sự áp bức. Dường như với tôi, một cuộc thảo luận về các khía cạnh tích cực của khả năng ở một mình đã quá hạn”

Các khía cạnh tích cực của năng lực để được một mình, giải pháp và sự chuyển hóa:

Nhiều cá nhân biết về nghệ thuật ở một mình đã hiểu rằng sự cô độc có thể được sử dụng như một khung cảnh màu mỡ để kích thích sự tự biến đổi. Rất nhiều cá nhân ngày nay tuân thủ quá mức, có nghĩa là họ sống theo những gì người khác mong đợi ở họ thay vì một lối sống cộng hưởng với cốt lõi bên trong. Họ phát triển một tính cách được thiết kế chủ yếu để làm hài lòng người khác, và trong quá trình đó vẫn không biết đến nhu cầu sâu sắc nhất của bản thân. Họ mù quáng trước cảm xúc và bản năng thực sự của mình. Những cá nhân như vậy có thể tiến đến một điểm trong cuộc đời mà họ cảm thấy vô nghĩa. Thay vì tiếp cận cuộc sống như một cái khuôn thử nghiệm để khám phá con người thật, họ thích nghi với những kỳ vọng bên ngoài và ý kiến đồng thuận.

Để thoát khỏi nanh vuốt của một tính cách tuân thủ quá mức là tìm kiếm sự cô độc với mục đích kích thích sự biến đổi của bản thân. Khi ở một mình, bạn có thể kết nối lại với nhu cầu và cảm xúc thực sự của mình, và điều chỉnh lại chiếc “la bàn” bên trong, thứ đáng tin cậy duy nhất hướng dẫn bạn đến sự hoàn thành bản thân. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo tôn giáo vĩ đại trong quá khứ đã rút lui khỏi xã hội trong một khoảng thời gian dài, để tìm kiếm sự thông thái sâu sắc và trường tồn; đến khi trở lại xã hội, họ chia sẻ những phát hiện đó với phần còn lại của thế giới. Anthony Storr đã viết về tầm quan trọng của sự đơn độc trong cuộc tìm kiếm sự chuyển mình:

“…luyện tập khả năng ở một mình là cần thiết để bộ não hoạt động tốt nhất và để cá nhân đó đạt đến tiềm năng cao nhất của mình. Con người dễ dàng trở nên xa lánh với những nhu cầu và cảm xúc sâu sắc nhất của chính họ. Sự cô độc tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, suy nghĩ, đổi mới và duy trì kết nối với thế giới nội tâm” (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)

Cùng với Anthony Storr, nhà triết học Michel Montaigne cũng như nhà tâm lý học Carl Jung hiểu tầm quan trọng sống còn của sự cô độc. Đối với Montaigne, sự cô độc là cần thiết để giữ sự tự do khỏi những ràng buộc do người khác áp đặt, trong khi đối với Jung, khả năng ở một mình là rất quan trọng đối với những “công việc bên trong” – nghĩa là khám phá chiều sâu của tâm thức, một “vũ trụ nhỏ” bên trong chúng ta.

“Chúng ta phải bảo tồn một chốn nho nhỏ, nơi tất cả đều riêng và hoàn toàn thoáng đãng, để thiết lập sự tự do, sự rút lui chính yếu và sự cô độc của chúng ta” (Montaigne)

“Những năm tháng theo đuổi những hình ảnh nội tâm của mình là quan trọng nhất trong cuộc đời tôi – trong đó mọi thứ thiết yếu đã được quyết định” (Carl jung)


Công việc có tính sáng tạo và sự cô đơn:

Một cách để tận dụng sự cô độc để kích thích sự tự chuyển đổi là tham gia vào các công việc có tính sáng tạo. Là động vật có tính xã hội cao, bản sắc của chúng ta phần lớn được phát triển thông qua sự tương tác với những người khác. Nhưng công việc sáng tạo cho chúng ta một cơ hội duy nhất để thay đổi bản sắc của mình bằng cách tự tham khảo. Thông qua việc khám phá trí tưởng tượng và nỗ lực hiện thực hóa các tác phẩm sáng tạo mới lạ trên thế giới, chúng ta có thể xác định lại thế giới quan của mình và biến đổi ý thức về bản thân. Theo lời của Storr:

“Người sáng tạo không ngừng tìm cách khám phá bản thân, sửa sang lại bản sắc của chính mình và tìm kiếm ý nghĩa trong vũ trụ thông qua những gì anh ta tạo ra. Anh ta thấy đây là một quá trình tích hợp có giá trị, giống như thiền định hoặc cầu nguyện, ít liên quan đến người khác, nhưng có giá trị riêng của nó. Khoảnh khắc quan trọng nhất là những lúc anh ta đạt được một số hiểu biết mới, hoặc thực hiện một số khám phá mới; và những khoảnh khắc này là chủ yếu, nếu không phải lúc nào cũng vậy, khi anh ta chỉ có một mình” – (Solitude: A Return to the Self, Anthony Storr)

Sự cô độc trong thời hiện đại:

Sự cô độc rất quan trọng trong quá trình thỏa mãn động lực cho sự thành toàn cá nhân, độc lập và tự giác. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, sự cô độc thực sự ngày càng trở nên khó tìm. Con người ngày nay, ngay cả khi ở một mình về thể chất cũng không trải nghiệm sự cô độc. Thay vào đó, nhiều người dành thời gian một mình để xem TV hoặc chìm đắm trong chiếc màn hình máy tính hoặc smartphone. Khi ngày càng có nhiều cá nhân tự cắt đứt khỏi việc trải nghiệm sự cô độc thực sự, họ sẽ thấy khó khăn hơn trong việc thành toàn tính cách – để trở thành một cá nhân toàn vẹn, riêng biệt và độc đáo. Đắm chìm trong những ý kiến, ý tưởng và kỳ vọng của người khác – ngay cả khi đơn độc – họ sẽ tự động tuân theo thế giới quan vốn được xã hội chấp nhận và đi theo con đường mà người khác mong đợi, thay vì đáp ứng nhu cầu sâu sắc nhất của họ và đạt được sự độc đáo.

Giải pháp cho những người tìm kiếm sự vẹn toàn cá nhân:

Nếu bạn thuộc về nhóm thiểu số đang tìm kiếm sự thành toàn để trở thành người bạn có khả năng trở thành bằng cách hiện thực hóa tiềm năng cao hơn của mình, thì sự cô độc là điều cần thiết. Bạn phải khắc chế thời gian và không gian để ở một mình với những suy nghĩ của bản thân: hoặc trong lúc thiền định, khám phá những hình ảnh bên trong của bạn, hay tham gia vào công việc có tính sáng tạo. Khoảng thời gian cô độc sẽ kết nối bạn với những khía cạnh sâu sắc hơn của bản thân, cho phép bạn khám phá ra bạn thực sự là ai và thực sự muốn gì trong cuộc sống, và cho bạn khả năng chuyển mình thông qua sự tự-tham-khảo. Ở một mình cũng cho phép bạn nghỉ ngơi khỏi thế giới. Những tiếng ồn, sự bận rộn và những rắc rối gây ra tai họa trên thế đời đôi khi có thể trở nên quá tải và hủy hoại sức khỏe tâm lý chúng ta. Sự đơn độc, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, như liều thuốc giải độc rất cần thiết cho sự điên rồ của đời sống.

“When from our better selves we have too long
Been parted by the hurrying world, and droop,
Sick of its business, of its pleasures tired,
How gracious, how benign, is Solitude.” (Wordsworth)
Tao quan tâm.
 
Bài hay mà chúng mày, đọc cho ló khôn ra chứ suốt ngày địt bọp mụ mẫm hết đầu óc
 
cô đơn chêt mẹ đây, mới 25 mà bạn bè cũng không còn tụ tập như xưa nữa, chỉ còn mối quan hệ đồng nghiệp xã giao, chán bỏ mẹ luôn
 
Dm, Mạnh Thường mở box mới lại mang về toàn phân tâm học thế mày?
Theo Schopenhauer thì khi mày cô độc, mày sẽ bi quan. Chính sự bi quan đó sẽ kích thích ý chí mày phải sáng tạo, phải làm cái cc gì đó để thay đổi hoàn cảnh hiện tại. Cái ý chí này mà đắm mình trong nghệ thuật thì sẽ tạo ra đc nhiều giá trị nhân sinh giống như con trai đau đớn vì hạt bụi mà nhả ngọc. Từ đó, đời sống cả tinh thần, nghệ thuật sẽ đc tái sinh ra hình thức mới
 
Tao thấy @MẠNH THƯỜNG mở topic này hay đấy. Tao thích đọc những hiểu biết về tâm lý thế này dù một vài từ tao đọc hơi khó hiểu, tao nghĩ có thể hiệu chỉnh để cả làng hiểu chính xác hơn được không: The Self, Cô độc, và Thành toàn hiểu là gì?

"The Self" theo tao hiểu là "chính mình", "chính bản thể của mình" (cái này đọc sách về thiền hay tâm lý học thấy hay dùng). "Cô độc" không biết xuất phát từ gốc là gì, nhưng theo cách bài viết đang nói tới thì có vẻ giống với "đơn độc", "độc lập cá nhân" nhiều hơn (từ "cô độc" trong tiếng Việt có phần tiêu cực, cắt bỏ mọi mối quan hệ, không màng ai và không ai màng, trong khi bài viết này chỉ thuần túy trạng thái là tách mình ra để dễ trở về với chính bản thể của mình). "Thành toàn" thì tao lần đầu đọc, không hiểu rõ từ gốc là gì, có phải là "hoàn thành/trở nên con người thực sự của mình" (kiểu như giác ngộ trong thiền?).
 
tao yêu thích sự cô đọc, nhất là kiểu sống độc thân, giúp lv hiệu quả hơn, sáng tạo, nhiều ý tưởng, và tiết kiệm thời gian. Ở một mình cũng có nhiều thời gian rèn luyện bản thân, kể cả sức khỏe và trí lực .
 
Có 1 khoảng thời gian ở 1 mình tao có thể suy nghĩ và làm việc tốt hơn so với khi làm tập thể tuy nhiên không biết có phải do trầm cảm hay thời gian trước đây quay tay mà cơ thể tao dần thui chột đi khả năng đó, giờ đây khi ở 1 mình tao chỉ muốn đi ngủ nằm ườn ra và không muốn làm gì trừ việc dán mặt vào cái dth. Khi mà tập trung để thực hiện lại hành động đầu tao hơi nhói và khó tập trung hơn
 
Đúng chủ đề t đag quan tâm
công nhận vấn đề tâm lý quan trọng thật sự
 
Tao thấy @MẠNH THƯỜNG mở topic này hay đấy. Tao thích đọc những hiểu biết về tâm lý thế này dù một vài từ tao đọc hơi khó hiểu, tao nghĩ có thể hiệu chỉnh để cả làng hiểu chính xác hơn được không: The Self, Cô độc, và Thành toàn hiểu là gì?

"The Self" theo tao hiểu là "chính mình", "chính bản thể của mình" (cái này đọc sách về thiền hay tâm lý học thấy hay dùng). "Cô độc" không biết xuất phát từ gốc là gì, nhưng theo cách bài viết đang nói tới thì có vẻ giống với "đơn độc", "độc lập cá nhân" nhiều hơn (từ "cô độc" trong tiếng Việt có phần tiêu cực, cắt bỏ mọi mối quan hệ, không màng ai và không ai màng, trong khi bài viết này chỉ thuần túy trạng thái là tách mình ra để dễ trở về với chính bản thể của mình). "Thành toàn" thì tao lần đầu đọc, không hiểu rõ từ gốc là gì, có phải là "hoàn thành/trở nên con người thực sự của mình" (kiểu như giác ngộ trong thiền?).

Self trong tâm lý học chắc chỉ đến thuật ngữ ego, nó nằm trong bộ 3 id (bản năng), ego (ngã), superego (siu ngã), các khái niệm cơ bản trong phân tâm học của Freud.

'Thành toàn' ở đây là từ vựng thường dụng thôi, cũng như mày nói bú liếm đỵt bọp, ko phải thuật ngữ cao siêu gì hết, nghĩa ở đây là đạt đc cái sở nguyện, có thể thay bằng từ 'thành tựu'.

Cô độc, cũng thế, có nghĩa đơn giản là một mình. Còn lại tùy văn cảnh mà sắc thái thêm hay bớt chút đỉnh. Mày nói cái j mà độc lập cá nhân này nọ là đi vẽ rắn thêm chân thôi.
 
Self trong tâm lý học chắc chỉ đến thuật ngữ ego, nó nằm trong bộ 3 id (bản năng), ego (ngã), superego (siu ngã), các khái niệm cơ bản trong phân tâm học của Freud.

'Thành toàn' ở đây là từ vựng thường dụng thôi, cũng như mày nói bú liếm đỵt bọp, ko phải thuật ngữ cao siêu gì hết, nghĩa ở đây là đạt đc cái sở nguyện, có thể thay bằng từ 'thành tựu'.

Cô độc, cũng thế, có nghĩa đơn giản là một mình. Còn lại tùy văn cảnh mà sắc thái thêm hay bớt chút đỉnh. Mày nói cái j mà độc lập cá nhân này nọ là đi vẽ rắn thêm chân thôi.

Thx fen nhé.
 
Sửa lần cuối:
tao master of đơn độc đây có thể 1 năm 2 năm không cần ai bên cạnh :))) vẫn thấy bình thường , cơ mà sống 1 mình trên núi như thế thì chịu
 
Top