Chuyện làng (số 1)

bulldogs

Cái nồi có lắp
Theo yêu cầu của thằng @Betapbay, tao sẽ gõ lại chuyện về làng quê tao.

Quê tao là một làng lâu đời ở miền Bắc. Tao đã rời quê mấy chục năm, nhưng những chuyện ngày bé vẫn nhớ rõ. Những tập truyện ngắn dưới đây đều là có thật, tao chỉ kể lại bằng giọng văn của mình. Tên nhân vật có thể sẽ thay đổi để tránh đụng chạm, có khi tao lại giữ nguyên cho hay.


Truyện số 1:

CỤ TOE

Người làng đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già lưng còng, chậm rãi lê đôi dép tổ ong đã mòn hết gót, dây buộc chằng chịt. Đôi khi, người ta thấy cụ cắp cái thúng nhỏ, trong có vài quả mướp, mấy quả cà pháo. Cũng có khi thấy cụ chầm chậm kéo một cành rào nhặt được ở đâu đó, hướng đi về nhà mình.

Cụ Toe, khi ấy đã ngoài tám mươi tuổi rồi.

Thời trẻ, cụ Toe làm phiên dịch bên Lào. Cụ giỏi tiếng Lào. Lương hưu của cụ thời đó, mỗi tháng ngót nghét cũng mua được ba chỉ vàng.

Ấy vậy mà chưa bao giờ người ta thấy cụ mua cái gì ngoài chợ, chỉ thấy cụ bòn từng thứ nhỏ nhất để đem bán mà thôi. Giữa làng có cái chợ cóc, nằm cạnh đình làng nên gọi luôn là chợ Đình. Vật phẩm buôn bán cũng là những thứ dân làng kiếm được, mang ra trao đổi với nhau.

Cụ Toe không bán ở chợ Đình, kiếm được cái gì, cụ mang ra tận chợ huyện, cách làng hơn ba cây số. Vì theo cụ, bán ở chợ to sẽ được giá hơn. Có lần, người ta thấy cụ dắt theo con chó, lẽo đẽo đi bộ mất cả buổi. Lại có lần, người ta thấy cụ cắp theo chỉ mấy quả mướp, vẫn là đi bán ở ngoài chợ huyện cho được giá.

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, thỉnh thoảng cụ Toe còn đi kiếm thêm ngoài đồng. Cụ đánh dậm.

danh-dam-1230_20220716_816-154502.jpeg


Đánh dậm, món này nhẽ chỉ phù hợp với thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Bởi khi đạp phải mạnh, tạo thành những tiếng "ùng ục", tôm cá mới sợ hãi tán loạn mà phi vào trong dậm. Lúc kéo dậm lên cũng phải thật nhanh, để bọn cá không kịp chạy ra ngoài. Cụ Toe đã già quá rồi, làm gì có sức như lũ thanh niên nữa. Cụ kéo dậm lên từ từ chậm rãi, lũ cá to đã chạy đi mất từ đời nào; chỉ còn mấy con đòng đong mài mại ẻo lả không chạy kịp, cụ cần mẫn nhặt hết không bỏ sót. Người ta xem cụ thì cười bảo:

- Bé thế cụ lấy làm gì?

Cụ cười đáp:

- Cho chó ấy mà!

Người ta lại cười. Bởi ai cũng biết, chó mèo nhà cụ cũng không có phúc mà ăn thứ ấy.

Cái chuyện đánh dậm của cụ Toe khác người là thế, nhưng chưa phải đã hết. Người làng thường bắt gặp cụ vào những trưa nắng bỏng chân, cởi truồng, buộc quần lên cổ đánh dậm ở mãi tít dưới đồng sâu. Cũng may, cụ chưa bị ngã nắng hay chết đuối bao giờ. Cũng không ai bắt được cụ về nghỉ ngơi, hoạ chăng phải là con cháu mới dám ra lôi cụ về. Ngặt nỗi, thằng con trai duy nhất của cụ đã vào Nam lập nghiệp từ thời thanh niên. Người ta bảo, vì nó không chịu được tính tằn tiện của cụ, phải bỏ đi.

Bao nhiêu năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ như thế mà cụ Toe chưa ốm nặng bao giờ. Trời phú cho cụ sự dẻo dai thân thể, đếm số vàng tích cóp mỗi ngày lại là liều thuốc tinh thần cho cụ. Cứ thế này, có khi cụ sống ngoài trăm tuổi cũng không hề gì.

Nhưng trời không chiều lòng người, con tạo cũng khéo trêu ngươi. Biến cố cuộc đời cụ Toe đến nhanh hơn người ta tưởng.

Một ngày nọ, có thằng kẻ trộm liều lĩnh manh động lẻn vào nhà cụ, lấy đi mất bốn chỉ vàng. Người làng nghe vậy cũng xót xa cho cụ. Họ xót thật. Còn cụ thì lăn ra ốm. Ốm to chứ chẳng phải chơi. Cụ ốm dai dẳng liền ba tháng, dù cho cụ bà hết sức săn sóc.

Cái hạn ấy cũng dần qua đi; của mất nhưng người còn, dần dà lại kiếm bù vào. Nhưng không, tai hoạ lại giáng xuống cụ Toe một lần nữa.

Chuyện là mấy tháng sau, con bò của cụ thả ngoài cánh đồng bị đi lạc. Họ hàng đi tìm giúp cả mấy ngày trời, cuối cùng tìm thấy ở xã bên, cách làng hơn mười cây số. Cùng đi lạc có cả con bò nhà hàng xóm cụ. Kẻ bắt được hai con bò kia cũng khéo tận dụng, đồng ý trả nhưng lại bắt chúng cày ruộng thêm nửa ngày mới tha cho về. Nhà hàng xóm cụ nhận lại bò thì hậu tạ, lại bỏ cả tiền ra liên hoan, mừng của mất lại về. Riêng ngõ nhà cụ thì vẫn tối om im ỉm như mọi khi.

Con bò nhà cụ đang có chửa. Chẳng biết có phải vì dinh dưỡng kém, hay vì bị người nhặt được bắt làm việc vất vả quá; mấy ngày sau khi tìm về, nó lăn ra ốm. Mấy ngày nữa thì nó chết.

Con bò đối với nhà nông là cả một cơ nghiệp chứ chẳng bỡn, nó lại đang có chửa, hứa hẹn sản xuất một chú bê con; một món tiền rất lớn. Bỗng chốc bầu trời như sụp đổ, nỗi đau mất vàng còn chưa nguôi hết, tai hoạ này lại kéo tới, cụ Toe không chịu nổi. Cụ mê man liền mấy tháng nữa.

Ngày hôm ấy, cụ Toe đã yếu lắm rồi, hơi thở ngắt quãng như có thể ngừng lại bất cứ lúc nào. Người nhà đã rục rịch chuẩn bị hậu sự cho cụ. Đèn điện sáng choang, ngõ nhà cụ tấp nập, huyên náo khác hẳn mọi khi.

Vào giờ phút gần như quyết định, không biết bằng sức mạnh nào, người ta thấy cụ Toe mở mắt, vẫy tay về phía cụ bà, miệng thều thào:

- Bà ơi, tắt điện đi!

Có người nhanh trí, ghé vào tai cụ nói nhỏ:

- Hôm nay nhà có việc, thợ điện người ta cho thắp không lấy tiền.

Miệng cụ Toe nhẹ giãn ra, đôi mắt chợt loé lên ánh cười rồi nhắm lại. Hơi thở của cụ cũng ngừng lại hẳn.
 
Sửa lần cuối:
Theo yêu cầu của thằng @Betapbay, tao sẽ gõ lại truyện về làng quê tao.

Quê tao là một làng ở lâu đời ở miền Bắc. Tao đã rời quê mấy chục năm, nhưng những chuyện ngày bé vẫn nhớ rõ. Những truyện dưới đây đều là có thật, tao chỉ kể lại bằng giọng văn của mình. Tên nhân vật có thể sẽ thay đổi để tránh đụng chạm, có khi tao giữ nguyên cho hay.


Truyện số 1:

CỤ TOE

Người làng đã quá quen thuộc với hình ảnh cụ già lưng còng, chậm rãi lê đôi dép tổ ong đã mòn hết gót, dây buộc chằng chịt. Đôi khi, người ta thấy cụ cắp cái thúng nhỏ, trong có vài quả mướp, mấy quả cà pháo. Cũng có khi cụ chầm chậm kéo một cành rào nhặt được ở đâu đó, hướng đi về nhà mình.

Cụ Toe, khi ấy đã ngoài tám mươi tuổi rồi.

Thời trẻ, cụ Toe làm phiên dịch bên Lào. Cụ giỏi tiếng Lào. Lương hưu của cụ thời đó, mỗi tháng ngót nghét cũng mua được ba chỉ vàng.

Ấy vậy mà chưa bao giờ người ta thấy cụ mua cái gì ngoài chợ, chỉ thấy cụ bòn từng thứ nhỏ nhất để đem bán mà thôi. Giữa làng có cái chợ cóc, nằm cạnh đình làng nên gọi luôn là chợ Đình. Vật phẩm buôn bán cũng là những thứ dân làng kiếm được, mang ra trao đổi với nhau.

Cụ Toe không bán ở chợ Đình, kiếm được cái gì, cụ mang ra tận chợ huyện, cách làng hơn ba cây số. Vì theo cụ, bán ở chợ to sẽ được giá hơn. Có lần, người ta thấy cụ dắt theo con chó, lẽo đẽo đi bộ mất cả buổi. Lại có lần, người ta thấy cụ cắp theo chỉ mấy quả mướp, vẫn là đi bán ở ngoài chợ huyện cho được giá.

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, thỉnh thoảng cụ Toe còn đi kiếm thêm ngoài đồng. Cụ đánh dậm.

danh-dam-1230_20220716_816-154502.jpeg


Đánh dậm, món này nhẽ chỉ phù hợp với thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Bởi khi đạp phải mạnh, tạo thành những tiếng "ùng ục", tôm cá mới sợ hãi tán loạn mà phi vào trong dậm. Lúc kéo dậm lên cũng phải thật nhanh, để bọn cá không kịp chạy ra ngoài. Cụ Toe đã già quá rồi, làm gì có sức như lũ thanh niên nữa. Cụ kéo dậm lên từ từ chậm rãi, lũ cá to đã chạy đi mất từ đời nào; chỉ còn mấy con đòng đong mài mại ẻo lả không chạy kịp, cụ cần mẫn nhặt hết không bỏ sót. Người ta xem cụ thì cười bảo:

- Bé thế cụ lấy làm gì?

Cụ cười đáp:

- Cho chó ấy mà!

Người ta lại cười. Bởi ai cũng biết, chó mèo nhà cụ cũng không có phúc mà ăn thứ ấy.

Cái chuyện đánh dậm của cụ Toe khác người là thế, nhưng chưa phải đã hết. Người làng thường bắt gặp cụ vào những trưa nắng bỏng chân, cởi truồng, buộc quần lên cổ đánh dậm ở mãi tít dưới đồng sâu. Cũng may, cụ chưa bị ngã nắng hay chết đuối bao giờ. Cũng không ai bắt được cụ về nghỉ ngơi, hoạ chăng phải là con cháu mới dám ra lôi cụ về. Ngặt nỗi, thằng con trai duy nhất của cụ đã vào Nam lập nghiệp từ thời thanh niên. Người ta bảo, vì nó không chịu được tính tằn tiện của cụ, phải bỏ đi.

Bao nhiêu năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ như thế mà cụ Toe chưa ốm nặng bao giờ. Trời phú cho cụ sự dẻo dai thân thể, đếm số vàng tích cóp ngày lại là liều thuốc tinh thần cho cụ. Cứ thế này, có khi cụ sống ngoài trăm tuổi cũng không hề gì.

Nhưng trời không chiều lòng người, con tạo cũng khéo trêu ngươi. Biến cố cuộc đời cụ Toe đến nhanh hơn người ta tưởng.

Một ngày nọ, có thằng kẻ trộm liều lĩnh manh động lẻn vào nhà cụ, lấy đi mất bốn chỉ vàng. Người làng nghe vậy cũng xót xa cho cụ. Họ xót thật. Còn cụ thì lăn ra ốm. Ốm to chứ chẳng phải chơi. Cụ ốm dai dẳng liền ba tháng, dù cho cụ bà hết sức săn sóc.

Cái hạn ấy cũng dần qua đi; của mất nhưng người còn, dần dà lại kiếm bù vào. Nhưng không, tai hoạ lại giáng xuống cụ Toe một lần nữa.

Chuyện là mấy tháng sau, con bò của cụ thả ngoài cánh đồng bị đi lạc. Họ hàng đi tìm giúp cả mấy ngày trời, cuối cùng tìm thấy ở xã bên, cách làng hơn mười cây số. Cùng đi lạc có cả con bò nhà hàng xóm cụ. Kẻ bắt được hai con bò kia cũng khéo tận dụng, đồng ý trả nhưng lại bắt chúng cày ruộng thêm nửa ngày mới tha cho về. Nhà hàng xóm cụ nhận lại bò thì hậu tạ, lại bỏ cả tiền ra liên hoan, mừng của mất lại về. Riêng ngõ nhà cụ thì vẫn tối om im ỉm như mọi khi.

Con bò nhà cụ đang có chửa. Chẳng biết có phải vì dinh dưỡng kém, hay vì bị người nhặt được bắt làm việc vất vả quá; mấy ngày sau khi tìm về, nó lăn ra ốm. Mấy ngày nữa thì nó chết.

Con bò đối với nhà nông là cả một cơ nghiệp chứ chẳng bỡn, nó lại đang có chửa, hứa hẹn sản xuất một chú bê con; một món tiền rất lớn. Bỗng chốc bầu trời như sụp đổ, nỗi đau mất vàng còn chưa nguôi hết, tai hoạ này lại kéo tới, cụ Toe không chịu nổi nữa. Cụ mê man liền mấy tháng nữa.

Ngày hôm ấy, cụ Toe đã yếu lắm rồi, hơi thở ngắt quãng như có thể ngừng lại bất cứ lúc nào. Người nhà đã rục rịch chuẩn bị hậu sự cho cụ. Đèn điện sáng choang, ngõ nhà cụ tấp nập, huyên náo khác hẳn mọi khi.

Vào giờ phút gần như quyết định, không biết bằng sức mạnh nào, người ta thấy cụ Toe mở mắt, vẫy tay về phía cụ bà, miệng thều thào:

- Bà ơi, tắt điện đi!

Có người nhanh trí, ghé vào tai cụ nói nhỏ:

- Hôm nay nhà có việc, thợ điện người ta cho thắp không lấy tiền.

Miệng cụ Toe nhẹ giãn ra, đôi mắt chợt loé lên ánh cười rồi nhắm lại. Hơi thở của cụ cũng ngừng lại hẳn.
Còn cái vụ cụ Toe lén cụ bà lấy quỷ đen đi góp vốn nuôi lợn với lão Hạc làng bên sao không thấy nhắc tới.
 
Bạng giàu quá, suốt ngày ngồi nét xúi thiên hạ viết, Bận mình còn chén cơm manh áo phải mu sinh mà bạng.
Sao bạn toàn nghĩ xấu tôi vậy. T thích nghe ae kể chuyện thì có gì sai. T mà có tài viết lách là t kể cuộc đời t rồi :too_sad:
 
Top