Hai phim Nhà nước đặt hàng ra rạp mùng 1 Tết Giáp Thìn

Ăn Chơi Dính Bệnh Tật

Du Thủ Du Thực
United-States

Hai bộ phim truyện sử dụng ngân sách Nhà nước trong năm 2023 là 'Đào, Phở và Piano'; 'Hồng Hà nữ sĩ' sẽ chính thức ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.​

Ngày 6/2, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông ký ban hành Quyết định số 316/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Kế hoạch Phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước.
Theo đó, hai bộ phim truyện sử dụng ngân sách Nhà nước trong năm 2023 là “Đào, Phở và Piano” và “Hồng Hà nữ sĩ” sẽ chính thức ra rạp vào mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (tức ngày 10/2/2024). Dự kiến lịch chiếu sẽ kéo dài trong tháng.
 Cảnh trong phim “Đào, Phở và Piano”. Ảnh: ĐPCC

Cảnh trong phim “Đào, Phở và Piano”. Ảnh: ĐPCC
Sự xuất hiện của bộ phim lịch sử “Hồng Hà nữ sĩ” cùng với “Đào, phở và piano” trong “đường đua” phim Tết khiến nhiều khán giả bất ngờ. Tuy nhiên, dù tham gia mùa phim Tết vào phút chót, nhưng thông tin về những bộ phim trên đã được nhiều khán giả biết đến trong thời gian qua.
Phim “Đào, Phở và Piano” (đạo diễn - tác giả kịch bản Phi Tiến Sơn) do Công ty Cổ phần Phim truyện I sản xuất năm 2023.
Đây là một tác phẩm điện ảnh bi tráng và cũng đầy lãng mạn lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội.
Trong bộ phim, lòng yêu nước được thể hiện một cách dung dị, lắng đọng qua hình ảnh những cảm tử quân kiên cường bảo vệ chiến lũy, cậu bé đánh giày hồn nhiên, thánh thiện, hay vợ chồng ông bà bán phở nấn ná không chịu tản cư để được ở lại phục vụ “anh em chiến lũy” bát phở nóng đúng phong vị Hà Thành. Phim có sự tham gia của NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, Doãn Quốc Đam, Anh Tuấn, Nguyệt Hằng...
Bộ phim “Đào, Phở và Piano” đã đoạt Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tổ chức ở Đà Lạt hồi tháng 11/2023.
 Phim “Hồng Hà nữ sĩ”. Ảnh: ĐPCC

Phim “Hồng Hà nữ sĩ”. Ảnh: ĐPCC
Trong khi đó, phim “Hồng Hà nữ sĩ” (đạo diễn Nguyễn Đức Việt) xoay quanh cuộc đời của nữ sĩ tài sắc Đoàn Thị Điểm, từ mối tình không thành cùng Tiến sĩ Đặng Trần Côn đến việc bà dịch "Chinh phụ ngâm" của ông và cả cuộc kết hôn ngắn ngủi với Tiến sĩ Nguyễn Kiều.
Trong phim, khán giả sẽ được thấy mối tình giữa Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, hai con người tài hoa đến với nhau vì tài năng, nhưng cũng chỉ vì một câu thơ mà xa nhau. Tuy vậy, chính tình yêu sâu đậm giữa cả hai và hoàn cảnh khó khăn của người mình yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để Đặng Trần Côn viết và Đoàn Thị Điểm dịch nên tác phẩm bất hủ “Chinh phụ ngâm”.
Gương mặt trẻ Anh Đào đảm nhiệm vai diễn Đoàn Thị Điểm, bên cạnh đó là sự xuất hiện của hàng loạt gương mặt thực lực của làng phim miền Bắc như NSND Trung Anh, NSND Lê Khanh, nghệ sĩ Vĩnh Xương, nghệ sĩ Thu Hường...
Phim “Hồng Hà nữ sĩ” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Truyền thông Nam Phương (HONGNGAT FILM) sản xuất năm 2023.
Theo kế hoạch, việc phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước sẽ được thực hiện tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia và một số Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình trên toàn quốc. Thời gian từ tháng 2/2024 đến 30/12/2025.
Quyết định số 316 /QĐ-BVHTTDL nêu rõ, hai bộ phim “Hồng Hà nữ sĩ” và “Đào, Phở và Piano” sẽ được chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Toàn bộ doanh thu từ bán vé sẽ được nộp vào ngân sách.
 Phim hoạt hình Bà của Đỗ Đỏ, Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất năm 2021. Ảnh: TL

Phim hoạt hình "Bà của Đỗ Đỏ", Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất năm 2021. Ảnh: TL
Như vậy, mùa phim Tết 2024 sẽ có sự góp mặt của 6 phim truyện Việt Nam. Cùng với 4 phim đã được biết đến trong nhiều ngày qua là “Mai” (đạo diễn Trấn Thành), “Gặp lại chị bầu” (đạo diễn Nhất Trung), “Trà” (đạo diễn Lê Hoàng), “Sáng đèn” (đạo diễn Hoàng Tuấn Cường) còn có thêm hai phim Nhà nước đặt hàng đó là “Hồng Hà nữ sĩ” và “Đào, Phở và Piano”.
Bên cạnh đó, có 6 phim hoạt hình do Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất cùng phát hành dịp này gồm: “Giấc mơ của con”, Giải thưởng Bông sen Vàng Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII; “Bà của Đỗ Đỏ”, Giải thưởng Bông sen Bạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXIII; “Cái đuôi của cậu Ấm”; “Gia sản kếch xù”; “Cô bé tóc xù”; “Người hùng”.
 
Ko có trailer có khi còn có thằng ngu ngu đi coi. Có trailer rành rành ra nữa thì còn lừa ai bây giờ.
Phim đặt tên kiểu thích đặt gì thì đặt ấy nhỉ. Đào, phở, cave và nhạc sàn
 
Đéo dám và đéo có budget để làm prop và trang phục chứ sao =)))


Mình đã từng cố gẳng giải thích với mấy người Trung Quốc đang chỉ trỏ về một bộ đồ "áo hoàng bào kết hợp với mũ miện" được trưng bày trong Hoàng thành Thăng Long rằng đó chỉ là hàng trưng bày chứ hoàng đế Việt Nam không mặc ngớ ngẩn kiểu như thế. Hoàng đế Việt Nam mặc áo hoàng bào màu vàng thêu rồng 5 móng, đội mũ xung thiên khi thiết triều, lúc tế trời thì các ngài mặc áo long cổn thêu 12 chương, đội mũ miện có 12 lưu xâu 12 châu, hoàn toàn không có kiểu mặc áo hoàng bào đội mũ miện trông méo mó lệch lạc. Đôi khi sự cẩu thả trong cách thức làm văn hoá lại là sự bôi bác lịch sử cha ông.

Gần đây Hà Nội mở tour đêm Hồ Gươm, và cái mình cho là "khắm" nhất chính là việc "bắt" Đức Thái Tổ Lê Lợi mặc áo kiểu thời Nguyễn, đội khăn xếp, quan lại lính hầu trông như mấy ông chèo thuyền hát quan họ, thực sự vô cùng bôi bác hình ảnh của bậc Anh hùng dân tộc!

Về hình ảnh áo mũ của hoàng đế thời Lê hiện nay cũng có không ít nhà nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã phỏng dựng theo tư liệu cổ và trình diễn trên thực tế, không hiểu sao các nhà tổ chức tour đêm không liên hệ sử dụng để rồi vé thì hơn 200k nhưng vào xem cảnh trông như ông Nguyễn Ánh đang trả gươm rùa thần 🙄🙄🙄

Nguồn: #Hvpcpd
 
Top