Hunterbrook: Chuyện gì đang xảy ra ở vinfast?

Chuyện gì đang xảy ra với VINFAST?​


Trang mạng Hunterbrook vừa đăng (21/4/2024) một bài điều tra với cái tựa như trên. Bài tóm tắt khá đầy đủ về những vấn đề kỹ thuật và tài chính của Vinfast từ khi nhảy vào lãnh vực xe điện, và có 1 số hình ảnh mới, phần lớn là từ vệ tinh:

- Hình vệ tinh so sánh tiến triển xây dựng của nhà máy EV của Vinfast ở tiểu bang North Carolina với nhà máy EV lớn hơn gấp đôi của Hyundai ở tb Georgia. Trong khi Vinfast hoãn khánh thành 1 năm (đổi 2024 thành 2025), xin thu nhỏ quy mô và hoãn xây thì Hyundai dự định khánh thành sớm 1 năm (đổi 2025 thành 2024) và đang xây dựng ráo riết.

- Hình vệ tinh hàng trăm taxi của Vinfast bán cho hãng nhà GSM (cũng của ông PNVượng) nằm trơ trên 1 bãi cỏ từ mấy tháng nay không được sử dụng. Một youtube của người VN vv này đã bị gỡ xuống.

- Hình chụp tháng 2 mấy trăm xe Vinfast nhập vào Mỹ vẫn nằm ở bến từ mấy tháng.





Screenshot-2024-04-20-at-11.56.06%E2%80%AFPM.png


Screen-Shot-2024-01-12-at-1.12.39-PM-1.png

Screen-Shot-2024-01-12-at-1.11.21-PM-1024x249.png
Screenshots of the YouTube video taken by Hunterbrook Media before it disappeared
Screenshot-2024-04-20-at-11.36.22%E2%80%AFPM-1024x750.png


Về tổ chức Hunterbrook Media (theo GiangLe)
Hunterbrook Media thực sự là một mô hình báo chí (điều tra) mới và rất thú vị, biết đâu các nhà báo (kinh tế/tài chính) VN một ngày nào đó có thể copy mô hình này
Tháng 11 năm ngoái một nhóm nhà báo và chuyên gia tài chính thành lập startup Hunterbrook và gọi vốn khoảng 100 triệu USD. Startup này có 2 nhánh, Hunterbrook Media (HM) và Hunterbrook Capital (HC). HM là một "tờ báo" chuyên viết phóng sự điều tra, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn mờ ám/gian dối/phạm pháp. Điểm đặc biệt là HM không thu phí và không quản cáo. Vậy họ lấy tiền đâu ra để hoạt động?
Câu trả lời là trước khi đăng bài lên website, HM chuyển toàn bộ hồ sơ điều tra cho HC để HC short sell (nếu có thể được). Lợi nhuận từ những vụ short sell đó sẽ được HC chia sẻ cho HM để HM có budget hoạt động. Như vậy Hunterbrook (HM+HC) rất giống một short seller truyền thống, chỉ khác là thay vì phải nhờ báo chí công bố những điều tra của mình thì họ tự công bố thông qua nhánh HM. Một điểm thuận lợi nữa là khi đi điều tra nhân viên của HM được coi là phóng viên báo chí nên dễ tiếp cận nguồn tin hơn là analyst của các short seller truyền thống.
HM rất sòng phẳng, trong các bài phóng sự điều tra doanh nghiệp họ công bố HC có short sell doanh nghiệp đó hay không. Bài về Vinfast họ nói HC không trade VFS. Dẫu sao bị nêu tên trên Hunterbrook cũng là điều không hay rồi.
 
Sửa lần cuối:
Vinfast lấy gì để nuôi hi vọng nhỉ?
- Cạnh tranh về giá? Cái này thì gọi bọn Tàu bằng bố, thậm chí giá xe VF8 ở Mẽo còn đắt hơn Tesla.
- Cạnh tranh về chất lượng? Xe Tàu loại ba lỗi lên lỗi xuống, nằm đường liên tọi, ở VN chạy taxi thì chất lượng là "cao" rồi
- Cạnh tranh về thương hiệu? Mới chân ướt chân ráo bước ra thế giới thì chắc là cũng uy tín lắm đây. Nhìn giá cổ phiếu là thấy mê rồi
Còn lợi thế gì nữa không nhỉ? Chắc là không có đâu. Phá sản sớm thôi
Cạnh tranh lòng yêu lước. Thuê bò đỏ chửi đỵt bố mấy thằng Mẽo đế sài lang không chạy xe Vinfect là không iiu lước Mẽo, không iu Pác Tơn, là bọn 3/ có CA có Li mà khát lước nhưng đéo được xếp hàng hứng lước như dân thủ đô ngàn năm thánh vật, à nhầm, ngàn lăm văn vật.
 
Cạnh tranh lòng yêu lước. Thuê bò đỏ chửi đỵt bố mấy thằng Mẽo đế sài lang không chạy xe Vinfect là không iiu lước Mẽo, không iu Pác Tơn, là bọn 3/ có CA có Li mà khát lước nhưng đéo được xếp hàng hứng lước như dân thủ đô ngàn năm thánh vật, à nhầm, ngàn lăm văn vật.
ngoài ra còn có câu thằng mẽo có tiền nhận xe, ko tiền nhận xét.
 
Với cái vốn hóa nhỏ như cái sàn VN mà làm tnày cnó short squeeze đứt ngay.
VN chưa cho sọt, nếu có sọt thì tây lông nó có cơ hội sọt cho ae về máng lợn.
 
Kỹ thuật thì có thể sọt dc.
Nhưng pháp lý thì chưa, do UBCk ban hành, phải có quy chế vay cổ phiếu bán
thế nó ngâm pháp lý còn lâu
thị trường TQ, Nhật, Hàn còn đang hạn chế sọt, VN mở ra cái nát luôn.
 
Vinfast lấy gì để nuôi hi vọng nhỉ?
- Cạnh tranh về giá? Cái này thì gọi bọn Tàu bằng bố, thậm chí giá xe VF8 ở Mẽo còn đắt hơn Tesla.
- Cạnh tranh về chất lượng? Xe Tàu loại ba lỗi lên lỗi xuống, nằm đường liên tọi, ở VN chạy taxi thì chất lượng là "cao" rồi
- Cạnh tranh về thương hiệu? Mới chân ướt chân ráo bước ra thế giới thì chắc là cũng uy tín lắm đây. Nhìn giá cổ phiếu là thấy mê rồi
Còn lợi thế gì nữa không nhỉ? Chắc là không có đâu. Phá sản sớm thôi
còn lợi thế khi mua đưuọc tặng 1 bằng khen lòng yêu nước đây sao mày không kê vào
 
thế nó ngâm pháp lý còn lâu
thị trường TQ, Nhật, Hàn còn đang hạn chế sọt, VN mở ra cái nát luôn.
phải có sọt mới lành mạnh thị trường
cổ nào kéo lên bị táng cho sấp mặt để hết lái như FRT
 
Cạnh tranh lòng yêu lước. Thuê bò đỏ chửi đỵt bố mấy thằng Mẽo đế sài lang không chạy xe Vinfect là không iiu lước Mẽo, không iu Pác Tơn, là bọn 3/ có CA có Li mà khát lước nhưng đéo được xếp hàng hứng lước như dân thủ đô ngàn năm thánh vật, à nhầm, ngàn lăm văn vật.
@Trâu Lái Xe @nguoitrangan Thanh Nịch nha mậy
 
Lượng taxi thuần điện hiện chiếm tỷ trọng hơn 22% tổng số taxi đang hoạt động, là con số đột biến chỉ sau 1 năm nhờ sự góp mặt của thương hiệu Xanh SM.

taxi-xanh-2-1714724256653668050812.jpg


Số liệu của từ Hiệp hội Taxi Hà Nội và Hiệp hội vận tải Hà Nội cho hay, lượng taxi của Hà Nội đến đầu năm 2020 là 23.000 xe, tuy nhiên hai năm đại dịch Covid-19, số lượng xe sụt giảm mạnh khoảng 40%, còn khoảng 14.000 xe hoạt động.

Sau đại dịch, số lượng taxi ở Hà Nội có phục hồi nhưng con số thực tế chỉ khoảng 19.000 xe hoạt động trong 50 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải; giảm so với 84 hãng taxi ở giai đoạn trước dịch.

Tại TP.HCM, số lượng xe taxi có “gắn mào” đang hoạt động là khoảng 24.000 xe, giảm một phần ba so với trước dịch, số liệu từ các hãng taxi truyền thống và từ nghiên cứu của hãng Mordor Intelligence vừa công bố đầu năm nay.

Theo thống kê từ các hiệp hội vận tải và hiệp hội taxi ba miền, hiện cả nước có khoảng 200 hãng taxi và hợp tác xã vận tải cung cấp dịch vụ taxi, số lượng khoảng 67.000 xe có “gắn mào” tính đến cuối năm 2022, giảm 15% so với thời điểm được thống kê 4 năm trước, số taxi trên cả nước lúc đó vào khoảng 79.000 xe.

Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, thị trường taxi Việt Nam được định giá 440 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 790 triệu USD vào năm 2026, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) khoảng 10,25% trong giai đoạn 2021-2026.

Đáng chú ý, tổng số taxi trên toàn quốc giai đoạn 2019-2023 hoàn toàn là xe chạy xăng, chưa tính lượng xe điện được tung ra thị trường từ hãng GSM, đơn vị sở hữu nhãn hiệu Xanh SM.

Tuy nhiên theo GSM, sau 13 tháng tung dịch vụ ra thị trường, số lượng xe taxi điện vận hành dịch vụ của Xanh SM khoảng 17.000 xe trên cả nước.

Số lượng xe này chưa bao gồm khoảng 2.000 xe được hãng GSM cho thuê hoặc thuê mua với các loạt hãng taxi địa phương như: Én Vàng (Hải Phòng), Đồng Thúy (Lâm Đồng), MaiLove (Nghệ An), Bách Đại Dũng (Hà Tĩnh)...

Nếu tính gộp cả taxi điện của GSM và các hãng địa phương, số lượng taxi thuần điện trên cả nước hiện tại xấp xỉ 19.000 chiếc.

So với lượng taxi truyền thống chạy xăng đang lăn bánh (67.000 chiếc), tỷ trọng taxi điện (19.000 chiếc) chiếm khoảng 22,3%.

Như vậy, lượng taxi điện tăng đột biến chỉ sau một năm gia nhập thị trường, giúp lượng taxi điện của Việt Nam tương đương với số taxi điện hoạt động tại TP Thâm Quyến, đô thị phát triển mạnh nhất ở Trung Quốc hiện tại.

Lam Anh - Link gốc
 
Lái xe điện VinFast chạy xuyên Đông Dương, nhóm "phượt" gặp thách thức gì?



Không phải địa phận nào ở Lào và Campuchia cũng có trạm sạc công cộng nhưng nhóm người Việt sử dụng xe điện VinFast vẫn có thể hoàn thành hành trình xuyên Đông Dương trong 2 tuần.
Với hạ tầng trạm sạc công cộng gần như trải khắp toàn quốc của VinFast, người dùng sử dụng ô tô điện đến từ thương hiệu Việt có thể không gặp khó khăn khi thực hiện những hành trình khám phá Bắc Nam.
Nhưng khi nhắc tới những chuyến đi dài ngày vượt ra khỏi mảnh đất hình chữ S, không ít người vẫn đặt câu hỏi về khả năng đáp ứng của xe và đặc biệt là hạ tầng trạm sạc đối với loại phương tiện này.
Câu chuyện đi xuyên Đông Dương của một nhóm người dùng ô tô điện VinFast dưới đây có thể đem tới một góc nhìn mới về vấn đề này.
image(84).png

Nhóm người dùng VinFast thực hiện hành trình xuyên Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia) với 3 mẫu xe điện gồm VF 5 Plus, VF 8 và VF 9 (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Theo kế hoạch ban đầu, hành trình xuyên Đông Dương của nhóm người dùng trên dự kiến sẽ diễn ra trong 20 ngày, quãng đường di chuyển khoảng 6.000km.
Xuất phát từ Hà Nội, 3 chiếc xe điện VinFast tiến tới cửa khẩu Tây Trang (Điện Biên) rồi sang Lào, đi qua các thành phố như Luang Prabang, Vientiane (Viêng Chăn) và Pakse. Campuchia là điểm cuối với những địa danh như Siem Reap hay Phnôm Pênh.
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh2-1714628706782.jpg

Thực tế, nhóm người dùng VinFast chỉ mất 2 tuần để thực hiện thử thách xuyên Đông Dương, trung bình mỗi ngày di chuyển 200-400km (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Dễ dàng chinh phục Lào
Tương tự Việt Nam, Lào cũng là nước đang phát triển xe điện. Dù chưa có hạ tầng trạm sạc mạnh như VinFast tại nước ta, nhưng quốc gia này cũng có hệ thống trạm sạc công cộng đến từ đơn vị thứ 3 như Loca EV, có phát triển ứng dụng điện thoại để tìm kiếm điểm sạc và thanh toán.
Trụ sạc của Loca EV tại Lào có 2 cổng sạc: 1 cổng GTB chuẩn sạc Trung Quốc và 1 cổng CCS2. Hai cổng này đều cho ra công suất 120kW theo nhà sản xuất, nhưng trải nghiệm thực tế của anh Trọng khi sử dụng súng sạc CCS 2 cho thấy, chiếc VinFast VF 5 Plus cần gần 1h30 để sạc từ 27% lên 100% pin, ước tính công suất chỉ khoảng 30kW.
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh3-edited-1714628811591.jpeg

Chi phí sạc của Loca EV sau khi quy đổi khoảng 6.000 đồng/kWh, theo chia sẻ của anh Trọng (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Loca EV đều có mặt tại các thành phố lớn của Lào, trải dài trục chính Bắc - Nam với mỗi điểm sạc cách nhau khoảng 200km. Trong khi đó, các mẫu xe điện của VinFast đều có phạm vi hoạt động tối đa trên 300km nên có thể dễ dàng đi xuyên Lào, theo đánh giá của anh Trọng.
Ngoài ra, người dùng xe điện còn có thể sạc qua đêm tại khách sạn. Trải nghiệm thực tế của anh Trọng cho thấy, những chỗ nghỉ trên hành trình đi qua Lào đều thiết kế đường điện đủ lớn để cắm sạc di động của VinFast, thời gian sạc khoảng 7 tiếng giúp chiếc VF 5 Plus đi được tầm 200-250km.
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh4-1714628706813.jpg

Những chiếc xe điện VinFast có mặt tại thủ đô Vientiane của Lào (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Khó khăn tại Campuchia
Sang tới Campuchia, đoàn xe điện VinFast gặp khó khăn khi không còn hệ thống trạm sạc trải rộng như Lào. Tại đây, một số cơ sở tư nhân như siêu thị hoặc khách sạn có xây dựng trụ sạc để kinh doanh nhưng khó hệ thống hay tìm kiếm.
Theo chia sẻ của anh Trọng, tại Campuchia có ứng dụng điện thoại PlugShare với tính năng tìm kiếm những điểm sạc tư nhân trên. Tuy nhiên, ứng dụng này chưa được hoàn thiện, khuyết thiếu những thông tin như số cổng sạc hay công suất súng sạc.
Để thực hiện hành trình xuyên Campuchia, 3 chiếc xe điện VinFast phụ thuộc chủ yếu vào bộ sạc di động. Theo chia sẻ của anh Trọng, điện áp tại quốc gia này không được tốt như Lào, dễ "sập áp" khi sạc cùng lúc nhiều xe tại một khách sạn.
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh5-1714628707024.jpg

Theo anh Trọng, người dùng sử dụng xe điện qua Campuchia nếu đi đoàn đông nên cân nhắc chia nhỏ ra nhiều khách sạn để sử dụng sạc di động, tránh sập áp (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Trong hành trình tại Campuchia, anh Trọng đánh giá, VinFast VF 5 Plus có ưu điểm hơn VF 8 và VF 9 khi không "kén" điện. Mẫu SUV điện cỡ A này có dung lượng pin nhỏ, không đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn, dễ dàng sạc tại các điểm dừng chân như quán ăn, nhà nghỉ nhỏ.
Trong khi đó hai "đàn anh" lại cần lựa chọn kỹ hơn để sạc được ở công suất lớn nhất của bộ sạc di động (7,4kW).
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh6-1714628707057.jpg

Trong điều kiện đường điện không mạnh, chủ xe VinFast VF 9 cần lựa chọn kỹ để tối ưu được công suất của bộ sạc di động nhưng bù lại, mẫu SUV điện cỡ E này đi được tối đa 423-594km tùy phiên bản (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Nhìn chung, việc chạy xe điện xuyên Đông Dương hoàn toàn khả thi khi các nước lân cận đã dần phát triển loại hình "xe xanh" này, đánh đổi là chi phí sạc sẽ cao hơn Việt Nam (khoảng 6.000 đồng/1kWh).
Bên cạnh đó, người dùng nên tính toán tới những yếu tố như điều kiện thời tiết nóng hoặc lạnh cũng ảnh hưởng đến mức tiêu hao pin. Không nên chạy cố mà cần nghiên cứu kĩ điểm sạc trên đường đi.
Tại nước ta, chi phí sạc xe điện VinFast từ ngày 19/3 là 3.858 đồng/kWh. Hai đơn vị thứ 3 phát triển trạm sạc là EV One cùng EverCharge có mức phí cao hơn, khoảng 3.500-9.900 đồng/kWh, trong đó cây sạc của EV One có công suất đầu ra lên tới 180kW.
nhom-nguoi-dung-viet-chay-xe-dien-xuyen-dong-duong-anh7-1714628706988.jpg

VinFast VF 5 Plus, VF 8 và VF 9 "check-in" tại Angkor Wat (Campuchia) (Ảnh: Trọng Phùng Thế).
Nguyễn Lâm
Link gốc
 
Nhà máy VinFast Hải Phòng, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia đều có điểm trọng yếu này, nhờ đó xe rẻ đi cả chục nghìn USD


Các thị trường mà VinFast của ông Phạm Nhật Vượng đặt nhà máy đều lớn, có tính ảnh hưởng chiến lược đến ngành ô tô điện toàn cầu.
Từ cuối năm ngoái đến các tháng đầu năm nay, hãng xe điện VinFast lần lượt công bố đầu tư các nhà máy sản xuất tại các quốc gia Mỹ, Ấn Độ và Indonesia. Trước đó, vào năm 2018, VinFast đã đưa tổ hợp diện tích 335 hecta nằm tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng vào hoạt động.
Các nhà máy VinFast đều cạnh cảng biển
Câc nhà máy này đều cạnh biển, cảng biển. Trong đó, nơi đặt tổ hợp nhà máy ô tô VinFast tại khu công nghiệp Đình Vũ, vốn là đầm lầy nuôi tôm của người dân Cát Hải. Nhà máy sản xuất ôtô và nhà máy sản xuất xe máy điện đều có công suất thiết kế 38 xe/giờ. Theo tạp chí Tri thức, phần mở rộng ra biển có diện tích khoảng 150-160ha. Đơn vị thi công phải xây thêm một đê bao quanh ở bên ngoài.
Cách khoảng 10 phút ô tô, Cảng Đình Vũ nằm rất gần khu công nghiệp Đình Vũ, còn gọi là Tân cảng Đình Vũ, hiện là khu bến cảng chính, cảng tổng hợp và cảng container của cụm cảng Hải Phòng. Cảng này nằm ở cửa sông Bạch Đằng, trên bán đảo Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Luồng vào cảng rộng trên 100 m, độ sâu trước bên luôn khoảng -8,7 m.
Hồi 2022, VinFast đã tổ chức lễ xuất khẩu lô xe điện đầu tiên sang thị trường Mỹ tại cảng này.
1f66a17b-cba8-4ab1-aaaf-3b38e41ae95b-171435480156219161429.jpeg

VinFast đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Mỹ từ Cảng Đình Vũ - Hải Phòng.
Vào tháng 7/2023, nhà máy đầu tiên của VinFast tại Mỹ đã được khởi công. Nhà máy này có công suất 150.000 xe mỗi năm, sản xuất và lắp ráp ba dòng ôtô điện cho thị trường nội địa. Theo thông tin công bố, dự án nhà máy sản xuất xe điện của VinFast đặt tại hạt Chatham, Bắc Carolina “đánh dấu bước tiến trong chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu xe điện toàn cầu, tự chủ nguồn cung tại khu vực Bắc Mỹ”.
Cũng theo VinFast, đây là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đồng thời là dự án phát triển kinh tế lớn nhất hiện nay của bang này.
Bang Bắc Carolina, nằm ở phía Đông Nam liên bang, có đường bờ biển dài khoảng 520 km, xếp thứ 4 tại Mỹ về triển vọng kinh tế. Theo trang của Cơ quan Chất lượng Môi trường Bắc Carolina, Cơ quan Cảng vụ Bang Bắc Carolina sở hữu và vận hành hai cảng biển ở bờ biển phía Đông, Cảng Wilmington và Cảng Thành phố Morehead. Hai cảng này được sử dụng để vận chuyển khoảng 6,7 triệu tấn hàng hóa ra vào Bắc Carolina mỗi năm.
Từ hạt Chatham đến Cảng Wilmington chỉ mất khoảng 2h30 di chuyển bằng đường bộ. Còn từ đến Cảng Thành phố Morehead thì mất hơn 3h. Vị trí nhà máy này cũng thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng cảng biển - đường biển.
ec41c15c-2db9-4c75-b754-7ee6d66af69d-1714355131971727302115.jpeg

Các dự án nhà máy của VinFast, đã công bố, đều có vị trí gần biển, cảng biển.
Vào tháng 2/2024, truyền thông Indonesia dẫn lời Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết VinFast dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất xe điện tại Indonesia trong năm 2024.Khi đó, ông Agus cho biết VinFast cam kết xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện tại Indonesia. Và Chính phủ Indonesia xem xét một số khu công nghiệp, trong đó có Batang ở Trung Java và Karawang ở Tây Java.
Cả hai regency (mô hình hành chính tương đương quận/huyện tại Việt Nam) này đều có vị trí giáp biển, nằm trên đảo lớn Java - Indonesia. Trong đó, Cảng Batang cách trung tâm regency cùng tên chưa đến 25km, 30 phút di chuyển bằng ô tô.
Còn Karawang (Tây Java) lại có vị trí gần thủ đô hiện tại Jakarta. Nếu đặt nhà máy tại đây, VinFast có thể sử dụng cảng Tanjung Priok (TP Bắc Jakarta) cách Karawang khoảng 70km, chỉ hơn 1h đi bằng ô tô.
Cũng tháng 2/2024, VinFast đã động thổ nhà máy sản xuất xe điện tích hợp có quy mô 16ha, tọa lạc tại khu công nghiệp của Tập đoàn Xúc tiến Công nghiệp Tamil Nadu (SIPCOT) ở Thoothukudi, miền Nam bang Tamil Nadu.
Thoothukudi là thành phố cảng quan trọng của Ấn Độ, đường bờ biển dài 40km. Thành phố này có hai cảng thuộc top 12 cảng quan trọng nhất toàn liên bang: Cảng V.O.Chidambaranar (trước đây là Cảng Tuticorin) và Cảng Chidambaranar.
e2cf53f4-e543-42a7-bcfc-d701c60ef8e8-17143552245892090922530.jpeg

Đặt nhà máy gần cảng biển giúp tiết giảm chi phí, kéo giá thành sản phẩm xuống.
Vận tải đường biển tiết kiệm 5 lần đường hàng không
Việc đặt nhà máy gần cảng biển giúp VinFast tăng lợi thế cạnh tranh trong việc tiết giảm chi phí vận chuyển so với các phương thức khác như đường bộ, sắt, hàng không. Từ đó, giúp giá thành trên mỗi xe điện của VinFast giảm đáng kể.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Hoa Kỳ về các phương án vận tải đường bộ giữa Châu Âu và Châu Á, vận tải đường biển có chi phí thấp nhất so với các phương thức vận tải khác. Nghiên cứu này so sánh chi phí vận chuyển một container 40’ giữa Trung Quốc (Thượng Hải) và Tây Âu theo các phương thức khác nhau: đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không.
Chi phí vận chuyển mỗi container 40’ bằng đường hàng không là 25.000 USD, đường bộ hơn 10.000 USD, đường sắt 5.000-10.000 và đường biển là dưới 5.000 USD.
Như vậy, đường biển có chi phí vận chuyển thấp nhất hay tối ưu được chi phi nhất. Theo ước lượng của Best4shippingny, thông thường, một container 40’ có thể chở được 2-4 ô tô tùy kích thước, có thể là sự kết hợp giữa xe sedan và xe bán tải, hoặc 2-3 chiếc SUV, hoặc 3-4 chiếc xe sedan cỡ nhỏ.
Từ đó cho thấy, ước lượng mỗi container 40’ chứa được 3 chiếc VinFast thì chi phí vận chuyển trên mỗi xe, cho hành trình tham khảo trên, chỉ khoảng hơn 1.500 USD/xe cho đường biển thay cho hơn 8.300 USD/xe của hàng không.
Đẳng cấp "startup của tỷ phú": Xanh SM vượt Gojek về độ phủ sóng, được yêu thích ngang Be, đội ngũ tài xế trở thành "át chủ bài"
Dy Khoa
Link gốc
 
Đm, chê vios với fortune là xe dịch vụ thì xe điện vfs gọi là cái đ gì vậy
 
Vinfast nó không sản xuất thì lấy cty nào ở VN sản xuất được?
Ngành ôtô nếu có doanh nghiệp VN bán đc sẽ giúp đất nước đó phát triển.
Với 1 gia đình thu nhập trung bình, giá trị cái xe ôtô là 1/3, 1/4 tài sản của họ. Nếu nhân rộng ra quy mô doanh số của nó cũng phải 1/3, 1/4 tổng thu nhập của VN.
Nếu mua xe của nước ngoài thì xem như người VN mất trắng ngoại tệ cho bọn nước ngoài.
Nếu mua xe của VN thì dù là xe liên doanh với nước ngoài thì cũng giảm được chảy ngoại tệ.
Vinfast quá vội vàng đánh vào phân khúc tầm cao để đi so với Mỹ nên thất bại. Nếu nó đánh vào phân khúc tầm trung giá rẻ thì nó có lợi thế hơn vì thị trường VN đang chuyển dần nhu cầu xe máy sang ôtô. Giá của Vinfast sẽ rẻ hơn TQ vì nó không chịu thuế nhập khẩu nguyên chiếc.
Tặng mày một câu "Không có mợ chợ vẫn đông" nhé, Bác Vượn của mày không làm được thì đừng nghĩ người khác không làm được.
 
Tặng mày một câu "Không có mợ chợ vẫn đông" nhé, Bác Vượn của mày không làm được thì đừng nghĩ người khác không làm được.
Thế gọi người khác vào làm đè ông Vượng sập tiệm đi mày
 
Thế gọi người khác vào làm đè ông Vượng sập tiệm đi mày
Làm sao sập tiệm được. Bác tao còn chờ cổ Vin lên 200$ để thành tỏi phú đô na nữa mà. Mà cổ phiếu Vin ở Mẽo đế sài lang giờ lên được nhiêu rồi nhể?
 
Bố cái địt mẹ bọn tự nhục ! Đọc 6 trang ngứa hết cả dái. Địt con mẹ chúng mày sao cùng là người Việt, cùng nói tiếng Việt mà lại nảy lòi ra mấy cái thể loại như chúng mày vậy :ops:
 
Vinfast lấy gì để nuôi hi vọng nhỉ?
- Cạnh tranh về giá? Cái này thì gọi bọn Tàu bằng bố, thậm chí giá xe VF8 ở Mẽo còn đắt hơn Tesla.
- Cạnh tranh về chất lượng? Xe Tàu loại ba lỗi lên lỗi xuống, nằm đường liên tọi, ở VN chạy taxi thì chất lượng là "cao" rồi
- Cạnh tranh về thương hiệu? Mới chân ướt chân ráo bước ra thế giới thì chắc là cũng uy tín lắm đây. Nhìn giá cổ phiếu là thấy mê rồi
Còn lợi thế gì nữa không nhỉ? Chắc là không có đâu. Phá sản sớm thôi
còn lòng yêu nướt
Anh Vượng là đảng viên
Mua xe để đc đảng yêu
 
Top