Đạo lý Hướng dẫn Thiền hơi thở cơ bản

Đề mục niệm hơi thở
Giới thiệu đề mục

Quán niệm hơi thở là đề mục có trong thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.

- Với samatha thì hơi thở là 1 trong 40 đề mục hay 1 trong 10 đề mục tuỳ niệm

- Với vipassana thì nó thuộc thân hành niệm ( quán thân trên thân )

Nhận xét : đây là đề mục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi căn cơ, thực hiện được mọi nơi.

Phân biệt thiền chỉ và thiền quán hơi thở:

+ Thiền chỉ thì niệm đặt ở mỗi hơi thở ra vào thôi. Dễ nhất là ở chóp mũi. Chỉ tập trung niệm và định đối với hơi thở và không quan tâm các đối tượng khác. Hay nói theo chuyen môn là cột chặt tâm vào hơi thở.

+ Thiền quán thì đặt niệm tương tự nhưng có gì đó đi qua thì thay đổi đối tượng ghi nhận ( đau lưng, tê chân, buồn ngủ, phóng dật, chán nản … ghi nhận tất cả những gì đang diễn ra tuỳ thuộc vào hiện tại cái gì diễn ra mạnh nhất thì đặt niệm ở đó). Hay nói theo chuyên môn là ghi nhận mọi chuyển động diễn ra trong thân tâm ngay hiện tại.

Chánh kinh

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Giải thích chi tiết các câu Kinh trên : https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/post-17725266

-----------------------------
Kinh nghiệm về hơi thở

Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.

Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.


Đến đây, định tướng (nimitta, ni-mít-tá) sẽ phát sinh. Nếu định tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hành trì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơi liên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tên là: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầu đến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũi hay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trong thân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bây giờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinh tiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạo một ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôi được nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó, qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấy là không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còn có một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm được an định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thời gian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tục nữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala), và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cận định (upacara samadhi).


Đến đây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướng sẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướng khác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiền sinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một làn chỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, một cụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùm cả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc một viên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong các hình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn (saññā) tạo ra.

Lúc ban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám. Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơi thở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, không khác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mục vào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dù là màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở, hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chính là hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, không khác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chú mục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướng thì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hành thiền tốt và nghiêm túc.


Nếu định tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâm vào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà không chú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vào định tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọng là thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng. Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thay đổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽ không phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũi thì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiền định hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơi thở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiền định niệm hơi thở(anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh không nên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại một nơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòa nhập vào hơi thở.

Khi định tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi). Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó là học tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái định khá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinh phải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy, bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâm vào đó như là một loại định tướng mà thôi.


Thí dụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó. Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng. Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã. Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng không cần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an định và chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng. Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)
Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)
Thiền sinh phải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng 1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận.


Trong các buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, và hành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loại thuần thục:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi. Tương tự như mục số 1.
Thiền sinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gần với năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ, và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiền chi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiền nầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinh ra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiền sinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câu chấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.


Thiền sinh nên tìm đọc bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) của Ngài Buddhaghosa, nhất là phần Niệm Hơi Thở trong chương VIII. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phu hành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là một giai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó để làm cơ sở phát triễn tuệ minh sát và tiến đến giải thoát. Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó, mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kế tiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứ đại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quán các danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọc tâm.

Tóm tắt :

9X3kXD4.jpeg



Không có mô tả ảnh.
 
Sửa lần cuối:
Nếu ko bận xin bạn giải thích cho tôi về đích đến của việc tu tập và chữ buông của nhà Phật, nghiêm túc ạ.
 
Nếu ko bận xin bạn giải thích cho tôi về đích đến của việc tu tập và chữ buông của nhà Phật, nghiêm túc ạ.
Bạn tham khảo nhé. Cùng 1 thread những mỗi link là 1 chủ đề :



 
Theo Aṭṭhakaṭhā (Chú giải):

Ngàn năm đầu của Giáo pháp đức Phật còn quả vị A-la-hán Tuệ phân tích (paṭisambhidā paṭṭa arahanṭa).

Ngàn năm thứ hai còn quả vị A-la-hán Lục thông (chalabhiñña arahanṭa).

Ngàn năm thứ ba còn quả vị A-la-hán Tam minh (ṭevijjā arahanṭa) đồng thời mất tạng Diệu pháp.

Tạng Diệu pháp mất đồng nghĩa trí suy giảm, do đó Giáo pháp hiện tại (hơn 2500 năm) hai hạng ugghāṭi-ṭaññu và vipañciṭaññu không còn, chỉ còn hạng Neyya và Padaparama.

NEYYA PUGGALĀ

Người Neyya trong kiếp hiện tại, nếu có sự tinh cần dõng mãnh thực hành pháp trợ đạo như tứ Niệm xứ, tứ Chánh cần… có thể chứng đắc thánh quả Nhập lưu (soṭapannā).

Nếu sự tinh cần chưa đủ đầy, sẽ trở thành thánh Nhập lưu ở kiếp sau, tức là sau khi mệnh chung tái sanh về thiên giới, tu tập sẽ đạt quả vị Nhập lưu.

Trái lại, hạng Neyya này xa rời pháp trợ đạo, khi mệnh chung xem như xa lìa Giáo pháp của Ðức Chánh đẳng giác hiện tại. Tuy nhiên, người Neyya này vẫn có thể đạt đạo quả trong thời Giáo pháp của đức Phật vị lai, nếu may mắn gặp được Giáo pháp của Ngài.

PADAPARAMA PUGGALĀ
Người Padaparama trong hiện tại tuy không thể chứng đạo quả, nhưng có sự nhiệt tâm tinh cần hành pháp trợ đạo, khi mệnh chung sanh về thiên giới, có thể đạt được đạo quả trong Giáo pháp hiện tại, vì rằng “Thời kỳ chư Thánh vẫn còn”.

Tuổi thọ Giáo pháp của Ðức Như lai là năm ngàn năm, khoảng thời gian ấy, đều là thời kỳ của Thánh quả trổ khai.
Bao giờ còn Bát chánh đạo, bấy giờ vẫn còn Thánh quả. Và như thế, người Padaparama cần tích cực lợi dung cơ hội cận kề Giáo pháp, nhằm mục đích tích trữ, gieo tạo phước ba-la-mật càng nhiều càng tốt. Tức là phải tích lũy, huân tập về giới - định - tuệ.
Cái này là đức Phật nói nhưng đã có ai kiểm chứng chưa ạ. Tôi ko có ý gì chỉ muốn hiểu sâu về những thắc mắc.
 
Tôi lâu lắm ko dám động tới các vấn đề Phật pháp, một là chưa đủ trình độ, hai là sợ chưa đủ giác ngộ, 3 là chưa thể kiềm chế bản thân. Tôi sẽ cố gắng bắt đầu lại, xin các bậc hành giả hoan hỉ chỉ dẫn.
 
Tôi lâu lắm ko dám động tới các vấn đề Phật pháp, một là chưa đủ trình độ, hai là sợ chưa đủ giác ngộ, 3 là chưa thể kiềm chế bản thân. Tôi sẽ cố gắng bắt đầu lại, xin các bậc hành giả hoan hỉ chỉ dẫn.
Phật pháp nó đâu phải là cái gì gõ mõ tụng kinh đâu. Nó chỉ là thay đổi vấn đề nhận thức của mình trong cuộc sống.
Ví dụ :

CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC

Nhận thức là gì? nhận thức 4 chuyện

🌲
1/ Chuyện thứ nhứt: Mọi thứ trên đời từ con ong cái kiến cho đến ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tướng, Phạm thiên Chư thiên, Càn Thác Bà, Long Vương, Kim Sí Điểu, Dạ Xoa, cho đến những loài vô hình, khuất mặt, nhân gian, thiên hạ, nhân loại, rồi cho đến đất đá cây cỏ, mặt trăng mặt trời, thiên thể tinh tú, trăng sao, ... mọi thứ hiện hữu ở đời đều là Khổ.

Khổ đây có 2:
Khổ cảm giác & Khổ bản chất.
-Khổ cảm giác: Cái gì làm thân tâm mình khổ, khó chịu.
-Khổ bản chất: Những gì bất toàn, bất trắc, khó lường. Nay vầy mai khác gọi là khổ bản chất. MỌI THỨ Ở ĐỜI LÀ KHỔ. Đó là sự thật thứ nhất.

Trong Chánh kinh thì nói “Này các tỳ kheo, sự thật đầu tiên mà các con cần nhận thức là: Sanh là khổ, Già là Khổ, Đau là khổ, Chết là khổ, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần, nói chung 5 uẩn là khổ”
Ăn tiền là câu cuối “Nói chung 5 uẩn là khổ” Mà 5 uẩn đây chính là sự hiện hữu của toàn bộ vạn hữu. Tất cả những gì thuộc về hình danh sắc tướng, tinh thần, thể xác, trong ngoài, xa gần, trên dưới, tất cả đều là hiện hữu. Mà đã là hiện hữu tất cả đều là khổ hết. Đó là sự thật thứ nhất cần phải nhận thức.. .
🌲
2/ Sự thật thứ hai : Tất cả đam mê gì trong đời này cũng là đam mê trong khổ. Bởi vì cái tiền đề đầu tiên : Mọi thứ là khổ. Cho nên, mình có thích cái gì cũng là thích trong Khổ. Thích cái gì dầu thích trong thiện trong ác, hễ thích là khổ. Bởi vì thích trong khổ có nghĩa là tiếp tục đầu tư cái khổ khác
🌲
3/ Sự thật thứ ba: Muốn hết khổ thì không thích trong khổ nữa.
🌲
4/ Luôn sống trong 3 nhận thức này là sự thật thứ 4: Con đường thoát khổ.
Từ chuyên môn gọi là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định.
Nếu nói cho dễ nhớ thì mình cứ nhớ thế này. Chuyện đầu tiên: Mọi hiện hữu đều là khổ. Thứ hai: Thích cái gì trong hiện hữu đó cũng là thích trong khổ. Thích trong khổ có nghĩa là tạo ra cái khổ khác. Thứ ba: Muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Ba nhận thức vừa nói chính là con đường thoát khổ. Chính là đạo đế.

Bát chánh đạo chỉ là hành trình nhận thức. gom gọn chỉ là 3 nhận thức:

Nhận thức 1: Mọi thứ là khổ.
Nhận thức 2: Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Hễ thích trong khổ thì tiếp tục tạo ra khổ.
Nhận thức 3: Muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.
Liên tục sống trong nhận thức này đây chính là con đường thoát khổ.
Hành trình Tứ Niệm Xứ là gì? Là Chánh niệm & Trí Tuệ đúng không? Chỉ để nhận ra 3 cái đó thôi. Đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, nói cười, ăn uống, tắm rửa, tiêu tiểu,... đều là khổ. Biết rõ.

Và khi nào có phiền não xuất hiện mình cũng biết rõ đây là tham, muốn cái này muốn cái kia. Sân là muốn đừng có cái này, muốn đừng có cái kia. Nhớ nha. Gom gọn lại. Như vậy Sân cũng là một hình thức của tham.
Trong tâm sở, rõ ràng nhóm sân phần khác nhóm tham phần. Đó là Elemente, nói cho rốt ráo thì Sân nó là mặt khác của tham. Vì Tham là anh muốn có cái này anh muốn có cái kia. Còn sân là anh muốn đừng có cái này, muốn đừng có cái kia.
Cho nên, tu Tứ Niệm Xứ là mình ghi nhận, biết rõ: Ở đây có thích thì ở đó là Tập Đế, nguồn gốc của Khổ. Ngoài Tập đế ra, toàn bộ cái còn lại đều là khổ đế hết.

Đó là: Bát Chánh Đạo gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư duy,... các vị nổi điên chỗ này, khi tôi nói rằng, Tôi là Toại Khanh, xin nghiêm túc, chịu trách nhiệm câu nói này: Bát Chánh Đạo thật ra cũng nằm trong Khổ đế và Tập đế là Tâm tham thật ra cũng nằm trong Khổ đế.

Sở dĩ chia ra 3 đế rời nhau là bởi vì sao? Vì trong đống khổ đó, đã nói là vạn hữu mà, trong đống khổ đó riêng anh tham ảnh vừa là Khổ vừa là nguồn cội của khổ.
Giống như cái mắt mía, ảnh nằm trong cây mía, đúng nhưng ảnh là cái mắt mía cho nên mình có thể lấy ảnh mình vùi xuống đất để ảnh ra cây mía mới.

Như vậy, mình chia cho dễ nhớ Tâm tham, chính là Tập đế còn Sanh, Già Đau, Chết, 5 uẩn là khổ đế. Nhưng ngồi nghĩ kỹ lại coi, Tâm tham có nằm trong 5 uẩn không? Dạ, có. Tâm tham có nằm trong 5 uẩn.
Nếu nói chi pháp thì nó rời.

Nếu học kiểu elemente tiểu học thì mình thấy rõ ràng Tập Đế riêng. Đạo đế là Bát chi đạo trong tâm đạo. Đó là mình học elemente, nếu mà học tới nơi thì mình nhớ rằng Bát chi đạo cũng nằm trong Khổ đế, cũng nằm trong Khổ.

Nhưng mà sở dĩ nó được gọi là Đạo Đế là vì sao? Vì tuy nó là khổ nhưng nó cũng là con đường thoát khổ. Vì sao? Vì: Con đường ra khỏi rừng luôn luôn nằm trong rừng. Xưa nay chưa bao giờ có một con đường nào đưa ta ra khỏi rừng mà nó nằm ngoài rừng. Chưa bao giờ có. Nhớ nha. Con đường ra khỏi rừng, luôn luôn nằm ngay trong chính khu rừng ấy. Ta không thể nào ra khỏi khu rừng bằng một con đường bên ngoài khu rừng. Nhớ chỗ này nha.

Con đường ra khỏi rừng cũng chính là con đường đi vào rừng, vấn đề là ta đưa mặt của ta về hướng nào, ta đưa lưng ta về hướng nào? Ta đưa lưng ta về bìa rừng có nghĩa là ta đang đi sâu vào rừng. Ta đưa lưng ta vào rừng đưa mặt ra bìa rừng có nghĩa là ta đang ra khỏi rừng.

Cho nên. Mọi hiện hữu là Khổ. Có một điều. Khi mình có trí tuệ, mình nhận ra rằng: Mọi sự có mặt là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Nếu duyên lành Ba La Mật nhiều kiếp đủ chín muồi, khi nhận thức như vậy. Khi nhận thức rằng: Mọi hiện hữu là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Nếu duyên lành chín muồi thì ngay trong nhận thức đó đủ để ta cắt đứt phiền não không còn là phàm nữa. Còn nếu Ba La Mật nó không đủ thì mình có nhận thức như vậy chẳng qua mình làm con bò mình nhai lại đống cỏ mình ăn ban sáng thôi.

Trích bài giảng Kinh Chuyển Pháp Luân
 
Phật pháp nó đâu phải là cái gì gõ mõ tụng kinh đâu. Nó chỉ là thay đổi vấn đề nhận thức của mình trong cuộc sống.
Ví dụ :

CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC

Nhận thức là gì? nhận thức 4 chuyện

🌲
1/ Chuyện thứ nhứt: Mọi thứ trên đời từ con ong cái kiến cho đến ông hoàng bà chúa, công hầu khanh tướng, Phạm thiên Chư thiên, Càn Thác Bà, Long Vương, Kim Sí Điểu, Dạ Xoa, cho đến những loài vô hình, khuất mặt, nhân gian, thiên hạ, nhân loại, rồi cho đến đất đá cây cỏ, mặt trăng mặt trời, thiên thể tinh tú, trăng sao, ... mọi thứ hiện hữu ở đời đều là Khổ.

Khổ đây có 2:
Khổ cảm giác & Khổ bản chất.
-Khổ cảm giác: Cái gì làm thân tâm mình khổ, khó chịu.
-Khổ bản chất: Những gì bất toàn, bất trắc, khó lường. Nay vầy mai khác gọi là khổ bản chất. MỌI THỨ Ở ĐỜI LÀ KHỔ. Đó là sự thật thứ nhất.

Trong Chánh kinh thì nói “Này các tỳ kheo, sự thật đầu tiên mà các con cần nhận thức là: Sanh là khổ, Già là Khổ, Đau là khổ, Chết là khổ, muốn không được, thương phải xa, ghét phải gần, nói chung 5 uẩn là khổ”
Ăn tiền là câu cuối “Nói chung 5 uẩn là khổ” Mà 5 uẩn đây chính là sự hiện hữu của toàn bộ vạn hữu. Tất cả những gì thuộc về hình danh sắc tướng, tinh thần, thể xác, trong ngoài, xa gần, trên dưới, tất cả đều là hiện hữu. Mà đã là hiện hữu tất cả đều là khổ hết. Đó là sự thật thứ nhất cần phải nhận thức.. .
🌲
2/ Sự thật thứ hai : Tất cả đam mê gì trong đời này cũng là đam mê trong khổ. Bởi vì cái tiền đề đầu tiên : Mọi thứ là khổ. Cho nên, mình có thích cái gì cũng là thích trong Khổ. Thích cái gì dầu thích trong thiện trong ác, hễ thích là khổ. Bởi vì thích trong khổ có nghĩa là tiếp tục đầu tư cái khổ khác
🌲
3/ Sự thật thứ ba: Muốn hết khổ thì không thích trong khổ nữa.
🌲
4/ Luôn sống trong 3 nhận thức này là sự thật thứ 4: Con đường thoát khổ.
Từ chuyên môn gọi là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh tinh tấn, chánh định.
Nếu nói cho dễ nhớ thì mình cứ nhớ thế này. Chuyện đầu tiên: Mọi hiện hữu đều là khổ. Thứ hai: Thích cái gì trong hiện hữu đó cũng là thích trong khổ. Thích trong khổ có nghĩa là tạo ra cái khổ khác. Thứ ba: Muốn hết khổ đừng thích trong khổ nữa. Ba nhận thức vừa nói chính là con đường thoát khổ. Chính là đạo đế.

Bát chánh đạo chỉ là hành trình nhận thức. gom gọn chỉ là 3 nhận thức:

Nhận thức 1: Mọi thứ là khổ.
Nhận thức 2: Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Hễ thích trong khổ thì tiếp tục tạo ra khổ.
Nhận thức 3: Muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa.
Liên tục sống trong nhận thức này đây chính là con đường thoát khổ.
Hành trình Tứ Niệm Xứ là gì? Là Chánh niệm & Trí Tuệ đúng không? Chỉ để nhận ra 3 cái đó thôi. Đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, nói cười, ăn uống, tắm rửa, tiêu tiểu,... đều là khổ. Biết rõ.

Và khi nào có phiền não xuất hiện mình cũng biết rõ đây là tham, muốn cái này muốn cái kia. Sân là muốn đừng có cái này, muốn đừng có cái kia. Nhớ nha. Gom gọn lại. Như vậy Sân cũng là một hình thức của tham.
Trong tâm sở, rõ ràng nhóm sân phần khác nhóm tham phần. Đó là Elemente, nói cho rốt ráo thì Sân nó là mặt khác của tham. Vì Tham là anh muốn có cái này anh muốn có cái kia. Còn sân là anh muốn đừng có cái này, muốn đừng có cái kia.
Cho nên, tu Tứ Niệm Xứ là mình ghi nhận, biết rõ: Ở đây có thích thì ở đó là Tập Đế, nguồn gốc của Khổ. Ngoài Tập đế ra, toàn bộ cái còn lại đều là khổ đế hết.

Đó là: Bát Chánh Đạo gồm có Chánh Kiến, Chánh Tư duy,... các vị nổi điên chỗ này, khi tôi nói rằng, Tôi là Toại Khanh, xin nghiêm túc, chịu trách nhiệm câu nói này: Bát Chánh Đạo thật ra cũng nằm trong Khổ đế và Tập đế là Tâm tham thật ra cũng nằm trong Khổ đế.

Sở dĩ chia ra 3 đế rời nhau là bởi vì sao? Vì trong đống khổ đó, đã nói là vạn hữu mà, trong đống khổ đó riêng anh tham ảnh vừa là Khổ vừa là nguồn cội của khổ.
Giống như cái mắt mía, ảnh nằm trong cây mía, đúng nhưng ảnh là cái mắt mía cho nên mình có thể lấy ảnh mình vùi xuống đất để ảnh ra cây mía mới.

Như vậy, mình chia cho dễ nhớ Tâm tham, chính là Tập đế còn Sanh, Già Đau, Chết, 5 uẩn là khổ đế. Nhưng ngồi nghĩ kỹ lại coi, Tâm tham có nằm trong 5 uẩn không? Dạ, có. Tâm tham có nằm trong 5 uẩn.
Nếu nói chi pháp thì nó rời.

Nếu học kiểu elemente tiểu học thì mình thấy rõ ràng Tập Đế riêng. Đạo đế là Bát chi đạo trong tâm đạo. Đó là mình học elemente, nếu mà học tới nơi thì mình nhớ rằng Bát chi đạo cũng nằm trong Khổ đế, cũng nằm trong Khổ.

Nhưng mà sở dĩ nó được gọi là Đạo Đế là vì sao? Vì tuy nó là khổ nhưng nó cũng là con đường thoát khổ. Vì sao? Vì: Con đường ra khỏi rừng luôn luôn nằm trong rừng. Xưa nay chưa bao giờ có một con đường nào đưa ta ra khỏi rừng mà nó nằm ngoài rừng. Chưa bao giờ có. Nhớ nha. Con đường ra khỏi rừng, luôn luôn nằm ngay trong chính khu rừng ấy. Ta không thể nào ra khỏi khu rừng bằng một con đường bên ngoài khu rừng. Nhớ chỗ này nha.

Con đường ra khỏi rừng cũng chính là con đường đi vào rừng, vấn đề là ta đưa mặt của ta về hướng nào, ta đưa lưng ta về hướng nào? Ta đưa lưng ta về bìa rừng có nghĩa là ta đang đi sâu vào rừng. Ta đưa lưng ta vào rừng đưa mặt ra bìa rừng có nghĩa là ta đang ra khỏi rừng.

Cho nên. Mọi hiện hữu là Khổ. Có một điều. Khi mình có trí tuệ, mình nhận ra rằng: Mọi sự có mặt là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Nếu duyên lành Ba La Mật nhiều kiếp đủ chín muồi, khi nhận thức như vậy. Khi nhận thức rằng: Mọi hiện hữu là khổ. Thích cái gì cũng là thích trong khổ. Nếu duyên lành chín muồi thì ngay trong nhận thức đó đủ để ta cắt đứt phiền não không còn là phàm nữa. Còn nếu Ba La Mật nó không đủ thì mình có nhận thức như vậy chẳng qua mình làm con bò mình nhai lại đống cỏ mình ăn ban sáng thôi.

Trích bài giảng Kinh Chuyển Pháp Luân
: Con đường ra khỏi rừng luôn luôn nằm trong rừng. Xưa nay chưa bao giờ có một con đường nào đưa ta ra khỏi rừng mà nó nằm ngoài rừng. Chưa bao giờ có. Nhớ nha. Con đường ra khỏi rừng, luôn luôn nằm ngay trong chính khu rừng ấy. Ta không thể nào ra khỏi khu rừng bằng một con đường bên ngoài khu rừng. Nhớ chỗ này nha.

Con đường ra khỏi rừng cũng chính là con đường đi vào rừng, vấn đề là ta đưa mặt của ta về hướng nào, ta đưa lưng ta về hướng nào? Ta đưa lưng ta về bìa rừng có nghĩa là ta đang đi sâu vào rừng. Ta đưa lưng ta vào rừng đưa mặt ra bìa rừng có nghĩa là ta đang ra khỏi rừng.

Rất đúng, cái này là chỗ tôi rất lăn tăn đấy ạ.
 
: Con đường ra khỏi rừng luôn luôn nằm trong rừng. Xưa nay chưa bao giờ có một con đường nào đưa ta ra khỏi rừng mà nó nằm ngoài rừng. Chưa bao giờ có. Nhớ nha. Con đường ra khỏi rừng, luôn luôn nằm ngay trong chính khu rừng ấy. Ta không thể nào ra khỏi khu rừng bằng một con đường bên ngoài khu rừng. Nhớ chỗ này nha.

Con đường ra khỏi rừng cũng chính là con đường đi vào rừng, vấn đề là ta đưa mặt của ta về hướng nào, ta đưa lưng ta về hướng nào? Ta đưa lưng ta về bìa rừng có nghĩa là ta đang đi sâu vào rừng. Ta đưa lưng ta vào rừng đưa mặt ra bìa rừng có nghĩa là ta đang ra khỏi rừng.

Rất đúng, cái này là chỗ tôi rất lăn tăn đấy ạ.
Cái này là ví dụ về sự đặt tâm đúng hướng. Hán dịch là như lý tác ý.

NIỀM TIN CHÂN CHÁNH

Niềm tin ở đây không phải nhắm mắt cắm đầu tin cậy một đối tượng, lời dạy nào đó. Mà niềm tin phải song hành với trí tuệ. Trong khi, trí tuệ ở đây Ngài kể cuối cùng.
Nên nhớ, trong Kinh Phật mình lưu ý chỗ đó. Khi kể có trước có sau, cái kể trước không hẳn là quan trọng nhất, cũng không phải cái đầu tiên là cái sơ cơ, bắt đầu; chưa hẳn.
Cũng không phải cái sau cùng là vì nó không quan trọng hoặc không phải vì nó quan trọng nhất, mà vì có nhiều lúc là như vậy, nhưng có nhiều lúc mình phải hiểu, đó là chuyện bắt buộc thôi.

Chuyện đầu tiên, niềm tin. Vị tỳ-kheo nói riêng và người tin Phật nói chung, ở đâu có niềm tin? Mình thấy rõ ràng, chính trong kinh dạy: Muốn có niềm tin phải nhờ đến nhiều yếu tố:

1- Chỗ ở: Mình ở đâu? Minh ở chỗ mà dễ dàng tiếp xúc minh sư thiện hữu, mình ở nơi chốn mà mình có dễ dàng mau chóng tìm được những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc, hoang mang của mình. Chứ còn ở chỗ tòng teng cheo leo thì khó lắm. Ngày nay có internet rồi thì cái đó không sao. Nhưng nói theo kiểu ngày xưa là chỗ ở rất quan trọng. Thứ nhất là mình ở đâu?

2- Thường gặp ai?

3- Khả năng khéo tư duy - Yoniso manasikara, có nghĩa là mình suy nghĩ đúng cách, đúng hướng, hợp lý thì gọi là khéo tư duy. Ngài Minh Châu dịch là Như lý tác ý đó.

Có những điều kiện này mình mới có được chánh tín nghĩa là có niềm tin đúng đắn, niềm tin của người có chánh kiến.

Còn tin thì theo A Tỳ Đàm, ai cũng có niềm tin hết. Tâm sở Tín, Niệm, Tàm, Quý, … Tâm sở Tín này ở đâu cũng có, ai cũng có: Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, đạo bà Tư, bà Tám, đạo nước sôi nước lạnh, đạo dừa, đạo ổi,… đạo nào cũng có niềm tin hết. Nhưng Tin đức Phật Ngài nói ở đây là Chánh Tín. Niềm tin được thiết lập trên nền tảng trí tuệ. Trí tuệ về cái gì?

(1) Trí tuệ về Tam Tướng: Có nghĩa là, biết rõ mọi thứ do duyên mà có, đã có rồi phải mất. Mọi thứ không có gì đứng yên mà có thể tồn tại, nói theo Vật lý hiện đại, mọi thứ luôn trong tình trạng tiếp nhận năng lượng và tự hủy để có thể tồn tại; hoặc nói gọn nữa: Mọi thứ đang trên đường tự hủy để tiếp tục chuyển đổi hình thức hiện hữu. Nói nó hơi cầu kỳ chút vậy đó. Luôn luôn tự hủy có nghĩa là nó luôn luôn tự mất đi thì nó trở thành một cái khác. Luôn luôn nó trở thành một cái khác. Đây là lý do vì đâu trong kinh có nhiều từ để gọi vạn pháp hữu vi trong đó có chữ bhūta có nghĩa là “sự hiện hữu”. Chỉ là sự hiện hữu của từng khoảnh khắc, ở từng khoảnh khắc. Tất cả chỉ là sự hiện hữu chứ ở đây không có gì ghê gớm hết. Sự hiện hữu của từng khoảnh khắc với sự hỗ trợ của vô số điều kiện, vô số nhân duyên.

(2) Trí tuệ Nhân - Quả: Luôn luôn “Nhân lành cho quả vui, nhân xấu cho quả khổ”. Luôn luôn nhớ rằng “Mọi thứ do duyên mà có không phải ngẫu nhiên mà có, không phải do đấng cao siêu nào đó an bài, sắp đặt, ban phát mà có, mà mọi thứ nó do các duyên, do vô số nhân duyên tác động, đó gọi là trí tuệ Nhân Quả. Chữ Nhân Quả ở đây ý nghĩa rất rộng.

Hiểu được như vậy là Trí tuệ.

Bất cứ niềm tin nào thuận ứng, không chống trái, không mâu thuẫn, không đi nghịch lại trí tuệ nhân quả, và trí tuệ tam tướng thì niềm tin đó được gọi là chánh tín. Đây chính là thứ niềm tin đức Phật kêu gọi ở vị tỳ-kheo.

Chứ còn mình cứ cắm đầu cắm cổ mình tin: “trong kinh nói vậy, sư phụ nói vậy, bà con nói như vậy, mọi người nói như vậy, thiên hạ nói như vậy, quần chúng nói như vậy cho nên tôi tin. Không lẽ chừng đó người đều sai hay sao?” Mình cứ nghĩ như vậy ráng mình tin theo thì không được. Mà niềm tin phải dựa trên cơ sở, nền tảng thuyết phục.

Giờ có chuyện nằm ngoài đời tu, tôi nói chuyện đời, chuyện đốt giấy vàng bạc.

Bác sỹ, kỹ sư,.. nhiều người vẫn đốt. Vì họ thấy má đốt, bà ngoại đốt, dì cô thím cậu đốt, láng giềng, hàng xóm đốt, thiên hạ đốt chừng đó người không lẽ người ta làm bậy, thế là dầu trí thức nhưng vẫn đốt giấy vàng bạc.

Chưa kể nó có trường hợp này nữa. Có người nằm mơ thấy người thân về kêu đốt cái này cái kia, đốt nhà lầu xe hơi, đốt iphone, đốt mấy túi xách LV, Gucci, tùm lum hết, mình thức dậy mình đi mua mấy cái đó về mình đốt. Rồi còn đi kể nữa chứ, kể là nếu mấy ông thầy nói đúng thì sao tôi mơ vậy. Má về má kêu đốt túi xách LV giờ má ở dưới shopping xài túi nike dởm quá, thì mất mặt với đám vong ở dưới quá, giờ má cần mấy cái đồ hiệu. Thì, rõ ràng mình thấy đúng quá, đúng không? Rõ ràng cái vong dưới âm phủ, cửu tuyền hoàng tuyền họ cần họ mới về họ báo, đúng không? Nhưng mà không phải như vậy. Không. Không.

Vì đâu có giấc mơ đó? Vì trong cái đầu của mình xưa giờ trót tin chuyện đó. Bên tai mình cứ văng vẳng lời bà con mê tín, rồi cuối cùng là do tình thương của mình với má. Mình biết má lúc còn sống má rất mê shopping, má rất mê hàng hiệu. Chính vì lòng thương má + mê tín xưa giờ = giấc mơ.

Nếu quý vị tin mơ là có thật thì tôi hỏi các vị nha: Các vị nghĩ sao, các vị mơ thầy các vị bay được. Các vị nghĩ sao? Lúc đó mình mới “À, giấc mơ luôn là giấc mơ”. Nhớ nha.

Chứ đừng có nói mơ là đúng, cái gì tui thấy trong mơ là đúng.

Tại sao mình mơ thấy cái đó? Như tôi vừa giải thích. Xưa giờ mình vốn có một tí mê tín trong người rồi, cộng với tình thương đối với má, bản thân mình quan tâm đồ hiệu, thế là mơ vậy. Thấy má về má đòi má xin đủ thứ đồ hiệu, má kêu đốt này đốt kia.

Một người chánh tín, người có trí họ không tin chuyện đó, dầu họ nằm mơ thấy cái giống gì đi nữa.

Chẳng hạn, ngày xưa ở Việt Nam lúc tôi còn trẻ, cách đây ba mấy năm, có cô đó cổ đi chùa, cổ thích nghe pháp lắm, chứ không thích tụng kinh nha, cổ thích lá y chư tăng Nam Tông, thích lắm, có chuyện cổ không thích là thấy mấy sư ăn nước mắm là cổ không thích. Tối về mơ thấy má về, má nói: Nói đừng đi chùa đó nữa chùa đó ăn mặn. Thế là nàng bỏ chùa luôn. Một thời gian dài gặp bạn đạo, hỏi : Sao không đi chùa? Bả nói: Má về má kêu.

Tới hồi sư phụ tôi nghe chuyện đó, sư phụ tôi nói đùa thôi, nhắn với cổ cẩn thận, coi chừng má về má kêu bỏ Nam Tông cổ bỏ, ít bữa ba kêu đi theo đạo Hồi, cổ đi theo đạo Hồi là chết luôn, rồi bà nội về kêu theo Tin Lành, bà cố về kêu theo đạo dừa, đạo chuối… rốt cuộc cổ là thân gái 12 bến nước biết theo bến nào hồi bỏ này hồi theo cái kia là khùng luôn. Nói cổ cẩn thận, cẩn thận với chiêm bao. Sư phụ tôi chỉ nói đùa vậy thôi, tôi hiểu ngầm đó là lời nhắc nhở. Nói cô cẩn thận, vì nay người này về báo thế này, mai người kia báo kia là chết luôn. Hoặc lỡ có người thân về xúi đi ăn cướp nhà băng thì tính sao? Chiêm bao mà.

Cho nên, chánh tín là như vậy. Nhớ nha.

trích lời giảng Sư Giác Nguyên.
 
Cái này là ví dụ về sự đặt tâm đúng hướng. Hán dịch là như lý tác ý.

NIỀM TIN CHÂN CHÁNH

Niềm tin ở đây không phải nhắm mắt cắm đầu tin cậy một đối tượng, lời dạy nào đó. Mà niềm tin phải song hành với trí tuệ. Trong khi, trí tuệ ở đây Ngài kể cuối cùng.
Nên nhớ, trong Kinh Phật mình lưu ý chỗ đó. Khi kể có trước có sau, cái kể trước không hẳn là quan trọng nhất, cũng không phải cái đầu tiên là cái sơ cơ, bắt đầu; chưa hẳn.
Cũng không phải cái sau cùng là vì nó không quan trọng hoặc không phải vì nó quan trọng nhất, mà vì có nhiều lúc là như vậy, nhưng có nhiều lúc mình phải hiểu, đó là chuyện bắt buộc thôi.

Chuyện đầu tiên, niềm tin. Vị tỳ-kheo nói riêng và người tin Phật nói chung, ở đâu có niềm tin? Mình thấy rõ ràng, chính trong kinh dạy: Muốn có niềm tin phải nhờ đến nhiều yếu tố:

1- Chỗ ở: Mình ở đâu? Minh ở chỗ mà dễ dàng tiếp xúc minh sư thiện hữu, mình ở nơi chốn mà mình có dễ dàng mau chóng tìm được những câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc, hoang mang của mình. Chứ còn ở chỗ tòng teng cheo leo thì khó lắm. Ngày nay có internet rồi thì cái đó không sao. Nhưng nói theo kiểu ngày xưa là chỗ ở rất quan trọng. Thứ nhất là mình ở đâu?

2- Thường gặp ai?

3- Khả năng khéo tư duy - Yoniso manasikara, có nghĩa là mình suy nghĩ đúng cách, đúng hướng, hợp lý thì gọi là khéo tư duy. Ngài Minh Châu dịch là Như lý tác ý đó.

Có những điều kiện này mình mới có được chánh tín nghĩa là có niềm tin đúng đắn, niềm tin của người có chánh kiến.

Còn tin thì theo A Tỳ Đàm, ai cũng có niềm tin hết. Tâm sở Tín, Niệm, Tàm, Quý, … Tâm sở Tín này ở đâu cũng có, ai cũng có: Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, đạo bà Tư, bà Tám, đạo nước sôi nước lạnh, đạo dừa, đạo ổi,… đạo nào cũng có niềm tin hết. Nhưng Tin đức Phật Ngài nói ở đây là Chánh Tín. Niềm tin được thiết lập trên nền tảng trí tuệ. Trí tuệ về cái gì?

(1) Trí tuệ về Tam Tướng: Có nghĩa là, biết rõ mọi thứ do duyên mà có, đã có rồi phải mất. Mọi thứ không có gì đứng yên mà có thể tồn tại, nói theo Vật lý hiện đại, mọi thứ luôn trong tình trạng tiếp nhận năng lượng và tự hủy để có thể tồn tại; hoặc nói gọn nữa: Mọi thứ đang trên đường tự hủy để tiếp tục chuyển đổi hình thức hiện hữu. Nói nó hơi cầu kỳ chút vậy đó. Luôn luôn tự hủy có nghĩa là nó luôn luôn tự mất đi thì nó trở thành một cái khác. Luôn luôn nó trở thành một cái khác. Đây là lý do vì đâu trong kinh có nhiều từ để gọi vạn pháp hữu vi trong đó có chữ bhūta có nghĩa là “sự hiện hữu”. Chỉ là sự hiện hữu của từng khoảnh khắc, ở từng khoảnh khắc. Tất cả chỉ là sự hiện hữu chứ ở đây không có gì ghê gớm hết. Sự hiện hữu của từng khoảnh khắc với sự hỗ trợ của vô số điều kiện, vô số nhân duyên.

(2) Trí tuệ Nhân - Quả: Luôn luôn “Nhân lành cho quả vui, nhân xấu cho quả khổ”. Luôn luôn nhớ rằng “Mọi thứ do duyên mà có không phải ngẫu nhiên mà có, không phải do đấng cao siêu nào đó an bài, sắp đặt, ban phát mà có, mà mọi thứ nó do các duyên, do vô số nhân duyên tác động, đó gọi là trí tuệ Nhân Quả. Chữ Nhân Quả ở đây ý nghĩa rất rộng.

Hiểu được như vậy là Trí tuệ.

Bất cứ niềm tin nào thuận ứng, không chống trái, không mâu thuẫn, không đi nghịch lại trí tuệ nhân quả, và trí tuệ tam tướng thì niềm tin đó được gọi là chánh tín. Đây chính là thứ niềm tin đức Phật kêu gọi ở vị tỳ-kheo.

Chứ còn mình cứ cắm đầu cắm cổ mình tin: “trong kinh nói vậy, sư phụ nói vậy, bà con nói như vậy, mọi người nói như vậy, thiên hạ nói như vậy, quần chúng nói như vậy cho nên tôi tin. Không lẽ chừng đó người đều sai hay sao?” Mình cứ nghĩ như vậy ráng mình tin theo thì không được. Mà niềm tin phải dựa trên cơ sở, nền tảng thuyết phục.

Giờ có chuyện nằm ngoài đời tu, tôi nói chuyện đời, chuyện đốt giấy vàng bạc.

Bác sỹ, kỹ sư,.. nhiều người vẫn đốt. Vì họ thấy má đốt, bà ngoại đốt, dì cô thím cậu đốt, láng giềng, hàng xóm đốt, thiên hạ đốt chừng đó người không lẽ người ta làm bậy, thế là dầu trí thức nhưng vẫn đốt giấy vàng bạc.

Chưa kể nó có trường hợp này nữa. Có người nằm mơ thấy người thân về kêu đốt cái này cái kia, đốt nhà lầu xe hơi, đốt iphone, đốt mấy túi xách LV, Gucci, tùm lum hết, mình thức dậy mình đi mua mấy cái đó về mình đốt. Rồi còn đi kể nữa chứ, kể là nếu mấy ông thầy nói đúng thì sao tôi mơ vậy. Má về má kêu đốt túi xách LV giờ má ở dưới shopping xài túi nike dởm quá, thì mất mặt với đám vong ở dưới quá, giờ má cần mấy cái đồ hiệu. Thì, rõ ràng mình thấy đúng quá, đúng không? Rõ ràng cái vong dưới âm phủ, cửu tuyền hoàng tuyền họ cần họ mới về họ báo, đúng không? Nhưng mà không phải như vậy. Không. Không.

Vì đâu có giấc mơ đó? Vì trong cái đầu của mình xưa giờ trót tin chuyện đó. Bên tai mình cứ văng vẳng lời bà con mê tín, rồi cuối cùng là do tình thương của mình với má. Mình biết má lúc còn sống má rất mê shopping, má rất mê hàng hiệu. Chính vì lòng thương má + mê tín xưa giờ = giấc mơ.

Nếu quý vị tin mơ là có thật thì tôi hỏi các vị nha: Các vị nghĩ sao, các vị mơ thầy các vị bay được. Các vị nghĩ sao? Lúc đó mình mới “À, giấc mơ luôn là giấc mơ”. Nhớ nha.

Chứ đừng có nói mơ là đúng, cái gì tui thấy trong mơ là đúng.

Tại sao mình mơ thấy cái đó? Như tôi vừa giải thích. Xưa giờ mình vốn có một tí mê tín trong người rồi, cộng với tình thương đối với má, bản thân mình quan tâm đồ hiệu, thế là mơ vậy. Thấy má về má đòi má xin đủ thứ đồ hiệu, má kêu đốt này đốt kia.

Một người chánh tín, người có trí họ không tin chuyện đó, dầu họ nằm mơ thấy cái giống gì đi nữa.

Chẳng hạn, ngày xưa ở Việt Nam lúc tôi còn trẻ, cách đây ba mấy năm, có cô đó cổ đi chùa, cổ thích nghe pháp lắm, chứ không thích tụng kinh nha, cổ thích lá y chư tăng Nam Tông, thích lắm, có chuyện cổ không thích là thấy mấy sư ăn nước mắm là cổ không thích. Tối về mơ thấy má về, má nói: Nói đừng đi chùa đó nữa chùa đó ăn mặn. Thế là nàng bỏ chùa luôn. Một thời gian dài gặp bạn đạo, hỏi : Sao không đi chùa? Bả nói: Má về má kêu.

Tới hồi sư phụ tôi nghe chuyện đó, sư phụ tôi nói đùa thôi, nhắn với cổ cẩn thận, coi chừng má về má kêu bỏ Nam Tông cổ bỏ, ít bữa ba kêu đi theo đạo Hồi, cổ đi theo đạo Hồi là chết luôn, rồi bà nội về kêu theo Tin Lành, bà cố về kêu theo đạo dừa, đạo chuối… rốt cuộc cổ là thân gái 12 bến nước biết theo bến nào hồi bỏ này hồi theo cái kia là khùng luôn. Nói cổ cẩn thận, cẩn thận với chiêm bao. Sư phụ tôi chỉ nói đùa vậy thôi, tôi hiểu ngầm đó là lời nhắc nhở. Nói cô cẩn thận, vì nay người này về báo thế này, mai người kia báo kia là chết luôn. Hoặc lỡ có người thân về xúi đi ăn cướp nhà băng thì tính sao? Chiêm bao mà.

Cho nên, chánh tín là như vậy. Nhớ nha.

trích lời giảng Sư Giác Nguyên.
Tôi đã ngồi lại để đọc tất cả những gì huynh chỉ dẫn từ chiều, tôi hiểu được thấy đúng và rất logic. Nhưng phải công nhận để hiểu đc thì không quá khó nhưng thực hiện được theo những gì mình hiểu thì cực khó. Cảm ơn huynh đã rất nhiệt tình. Mong huynh khai sáng thêm nếu tôi còn lấn cấn điều gì, tôi rất nghiêm túc tiếp thu mong huynh tiếp tục chỉ dẫn.
 
Tôi đã ngồi lại để đọc tất cả những gì huynh chỉ dẫn từ chiều, tôi hiểu được thấy đúng và rất logic. Nhưng phải công nhận để hiểu đc thì không quá khó nhưng thực hiện được theo những gì mình hiểu thì cực khó. Cảm ơn huynh đã rất nhiệt tình. Mong huynh khai sáng thêm nếu tôi còn lấn cấn điều gì, tôi rất nghiêm túc tiếp thu mong huynh tiếp tục chỉ dẫn.
Trí có 3 : Văn - Tư - Tu.
Văn là những gì mình nghe, đọc được
Tư là suy tư dựa trên nền tảng nghe và đọc
Tu là từ 2 cái kia rồi hành trì.

Để thực hành thì không khó, quan trọng lòng lòng mình có quyết tâm hay không 🙏
 
Trí có 3 : Văn - Tư - Tu.
Văn là những gì mình nghe, đọc được
Tư là suy tư dựa trên nền tảng nghe và đọc
Tu là từ 2 cái kia rồi hành trì.

Để thực hành thì không khó, quan trọng lòng lòng mình có quyết tâm hay không 🙏
Tôi hiểu huynh ạ, tôi hiểu được nhưng thực hành được đúng và đủ theo cách hiểu là cực khó vì chúng ta ko sống 1 mình, con người khi ra đời là đã phải gánh trên vai bao trách nhiệm. Cái mình hiểu và mình làm theo đúng theo chánh niệm của mình ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác, huynh hiểu ý tôi không??
 
Tôi hiểu huynh ạ, tôi hiểu được nhưng thực hành được đúng và đủ theo cách hiểu là cực khó vì chúng ta ko sống 1 mình, con người khi ra đời là đã phải gánh trên vai bao trách nhiệm. Cái mình hiểu và mình làm theo đúng theo chánh niệm của mình ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác, huynh hiểu ý tôi không??
Bác tham khảo sơ lược về chánh niệm nhé. Nói đơn giản nó chỉ là ghi nhận hoạt động hiện tại.


https://xamvn.icu/r/thien-vipassana-tu-niem-xu.746767/
 
Bác tham khảo sơ lược về chánh niệm nhé. Nói đơn giản nó chỉ là ghi nhận hoạt động hiện tại.


https://xamvn.icu/r/thien-vipassana-tu-niem-xu.746767/
Thiền Chỉ (Samatha) : dùng để tu định và đắc định. Nếu đủ duyên thì chứng các tầng thiền. Có được thần thông nếu tu đúng ( ngũ thông trừ cái lậu tận thông). Thiền Chỉ trong PG chỉ có được tu tập để trợ duyên dễ dàng để chuyển qua Thiền Quán do năng lực đè nén 5 triền cái.

"Khi hành loại thiền này hành giả chỉ chú tâm vào đề mục mà thôi. Đủ duyên thì chứng thiền và có tâm thiền. Nếu giữ được tâm thiền cho đến lúc chết chắc chắn sẽ sinh về cõi Phạm Thiên ( do đã đè nén 5 triền) nên nhàm chán 5 dục".

Vậy theo sơ kiến của tôi thì kể cả hành thiền đúng cách vẫn có thể thất bại nếu không đủ duyên hả huynh, vậy khác gì mua xổ số đỏ thì ăn chứ không ai chắc chắn trúng số phải không ạ.

"Sau đây là những lời vấn đạo của một thiền sinh Tây phương với ngài Ajahn Chah.
Hỏi: Thưa thầy, tôi đã cố gắng hết sức để hành thiền, nhưng dường như tôi chẳng đạt được chút kết quả nào. Tôi phải làm sao đây?
Đáp: Điều quan trọng trong lúc hành thiền là đừng mong muốn đạt được cái gì. Lòng mong mỏi giải thoát hay giác ngộ là một chướng ngại cho sự giải thoát. Dù bạn có nỗ lực hành thiền đến mức độ nào đi nữa, hoặc hành thiền suốt ngày đêm mà vẫn còn ôm ấp tư tưởng là sẽ đạt được cái gì đó, tâm bạn sẽ không bao giờ bình an, tĩnh lặng".

Vậy khác gì mình ra đường muốn đi đâu đó nhưng chả biết bao giờ đến đích vì mục đích đi là để mong đến đích chứ lòng mong muốn đến đích lại là chướng ngại trên đương đến đích thì ta có nên toàn tam toàn ý tập trung vào hành thiền không.
Vài ý thắc mắc hỏi huynh để tôi thêm vững tâm thôi ạ.
 
Thiền Chỉ (Samatha) : dùng để tu định và đắc định. Nếu đủ duyên thì chứng các tầng thiền. Có được thần thông nếu tu đúng ( ngũ thông trừ cái lậu tận thông). Thiền Chỉ trong PG chỉ có được tu tập để trợ duyên dễ dàng để chuyển qua Thiền Quán do năng lực đè nén 5 triền cái.

"Khi hành loại thiền này hành giả chỉ chú tâm vào đề mục mà thôi. Đủ duyên thì chứng thiền và có tâm thiền. Nếu giữ được tâm thiền cho đến lúc chết chắc chắn sẽ sinh về cõi Phạm Thiên ( do đã đè nén 5 triền) nên nhàm chán 5 dục".

Vậy theo sơ kiến của tôi thì kể cả hành thiền đúng cách vẫn có thể thất bại nếu không đủ duyên hả huynh, vậy khác gì mua xổ số đỏ thì ăn chứ không ai chắc chắn trúng số phải không ạ.

"Sau đây là những lời vấn đạo của một thiền sinh Tây phương với ngài Ajahn Chah.
Hỏi: Thưa thầy, tôi đã cố gắng hết sức để hành thiền, nhưng dường như tôi chẳng đạt được chút kết quả nào. Tôi phải làm sao đây?
Đáp: Điều quan trọng trong lúc hành thiền là đừng mong muốn đạt được cái gì. Lòng mong mỏi giải thoát hay giác ngộ là một chướng ngại cho sự giải thoát. Dù bạn có nỗ lực hành thiền đến mức độ nào đi nữa, hoặc hành thiền suốt ngày đêm mà vẫn còn ôm ấp tư tưởng là sẽ đạt được cái gì đó, tâm bạn sẽ không bao giờ bình an, tĩnh lặng".

Vậy khác gì mình ra đường muốn đi đâu đó nhưng chả biết bao giờ đến đích vì mục đích đi là để mong đến đích chứ lòng mong muốn đến đích lại là chướng ngại trên đương đến đích thì ta có nên toàn tam toàn ý tập trung vào hành thiền không.
Vài ý thắc mắc hỏi huynh để tôi thêm vững tâm thôi ạ.
Đủ duyên là một cách nói gọn. Chứ chữ duyên phân tích ra tận 24 Duyên hệ trong đó.

1hvGtIV.jpeg


Vì người không đủ duyên không thể tu đúng được. Còn có khả năng tu đúng thì quá tốt. Người có khả năng tu đúng là người có parami sẵn trong người rồi. Nên việc tu hành là họ dùng cái parami cũ để vun bồi parami mới. Đến khi tròn đầy thì tự động đắc đạo.

Còn cái vế của Ajahn Chah nói ở trên là khi hành thiền là hành thiền, không quan tâm cái khác. Khi đang hành đề mục này mà quan tâm chuyện khác tức là đang bị phóng dật rồi.
 
Đủ duyên là một cách nói gọn. Chứ chữ duyên phân tích ra tận 24 Duyên hệ trong đó.

1hvGtIV.jpeg


Vì người không đủ duyên không thể tu đúng được. Còn có khả năng tu đúng thì quá tốt. Người có khả năng tu đúng là người có parami sẵn trong người rồi. Nên việc tu hành là họ dùng cái parami cũ để vun bồi parami mới. Đến khi tròn đầy thì tự động đắc đạo.

Còn cái vế của Ajahn Chah nói ở trên là khi hành thiền là hành thiền, không quan tâm cái khác. Khi đang hành đề mục này mà quan tâm chuyện khác tức là đang bị phóng dật rồi.
Sao không học thì thấy mọi thứ cực đơn giản, như kinh doanh thì mục đích cao nhất là lợi nhuận nhưng học vào thì thấy sao những cái mình biết nó quá nông cạn huynh ạ. Có khi chỉ để hiểu chưa cần hành thì dùng cả thời gian của 1 đời cũng chưa chắc đã đủ.
 
Sao không học thì thấy mọi thứ cực đơn giản, như kinh doanh thì mục đích cao nhất là lợi nhuận nhưng học vào thì thấy sao những cái mình biết nó quá nông cạn huynh ạ. Có khi chỉ để hiểu chưa cần hành thì dùng cả thời gian của 1 đời cũng chưa chắc đã đủ.
Nào có time ngước nhìn bầu trời đầy sao. Ngắm nhìn 1 cây cỏ. Quan sát 1 cái lá rụng từ cái cây.

Gượng ép quá cũng đâu có tốt. Không đường này thì đi đường khác, có thể xa hơn lâu hơn.

Nhưng mọi thứ âu cũng là trải nghiệm mà thôi. Hehehe
 
Nào có time ngước nhìn bầu trời đầy sao. Ngắm nhìn 1 cây cỏ. Quan sát 1 cái lá rụng từ cái cây.

Gượng ép quá cũng đâu có tốt. Không đường này thì đi đường khác, có thể xa hơn lâu hơn.

Nhưng mọi thứ âu cũng là trải nghiệm mà thôi. Hehehe
Vâng tất cả chỉ là trải nghiệm. Nghề chơi thôi cũng lắm công phu mà huynh.
 
Sao không học thì thấy mọi thứ cực đơn giản, như kinh doanh thì mục đích cao nhất là lợi nhuận nhưng học vào thì thấy sao những cái mình biết nó quá nông cạn huynh ạ. Có khi chỉ để hiểu chưa cần hành thì dùng cả thời gian của 1 đời cũng chưa chắc đã đủ.
Vậy mà Phật chỉ chứng ngộ toàn bộ điều này trong 3 canh đồng hồ. Nếu có điều kiện đọc trực tiếp vào Kinh điển nguyên thuỷ mới thấy lời Phật trong 45 năm hoằng pháp nội dung không có sự sai biệt.

Phần Duyên Hệ ở trên là nằm trong bộ Vị Trí( Pantthana) - phần cuối cùng của tạng Abhidhamma ( Vi Diệu Pháp). Đây là nội dung khó nhất. Tài liệu giải thích để học phần này nhiều vô số và không ai dám nói là lĩnh hội nổi toàn bộ phần này dù đã học thuộc lòng.
 
Vậy mà Phật chỉ chứng ngộ toàn bộ điều này trong 3 canh đồng hồ. Nếu có điều kiện đọc trực tiếp vào Kinh điển nguyên thuỷ mới thấy lời Phật trong 45 năm hoằng pháp nội dung không có sự sai biệt.

Phần Duyên Hệ ở trên là nằm trong bộ Vị Trí( Pantthana) - phần cuối cùng của tạng Abhidhamma ( Vi Diệu Pháp). Đây là nội dung khó nhất. Tài liệu giải thích để học phần này nhiều vô số và không ai dám nói là lĩnh hội nổi toàn bộ phần này dù đã học thuộc lòng.
Vậy những cái loại người phàm nằm mơ trúng số như tôi thì bao giờ mới có cơ hội lĩnh ngộ hay lại trong giấc mơ.
 
Sơ lược về toàn bộ Tam Tạng( tipitaka).
Ở Miến Điện ghi nhận rất nhiều cao tăng thuộc lòng toàn bộ tam tạng lẫn chú giải (commentary). Thuộc lòng là vậy nhưng để hiểu rốt ráo toàn bộ thì rất khó, chỉ có thánh nhân.

Là một người tu học thì nên học những cái cốt lõi và đi vào thực hành. Vì toàn bộ là quá nhiều.

2l7uPt9.jpeg
 
Vậy mà Phật chỉ chứng ngộ toàn bộ điều này trong 3 canh đồng hồ. Nếu có điều kiện đọc trực tiếp vào Kinh điển nguyên thuỷ mới thấy lời Phật trong 45 năm hoằng pháp nội dung không có sự sai biệt.

Phần Duyên Hệ ở trên là nằm trong bộ Vị Trí( Pantthana) - phần cuối cùng của tạng Abhidhamma ( Vi Diệu Pháp). Đây là nội dung khó nhất. Tài liệu giải thích để học phần này nhiều vô số và không ai dám nói là lĩnh hội nổi toàn bộ phần này dù đã học thuộc lòng.
Vậy để hành thiền có kết quả thì ngoài chú ý đề mục thì có cần thiết phải có 1 minh sư chỉ dẫn không hay để trí tuệ phát triển tự nhiên, nếu để phát triển tự nhiên rất dễ dẫn tới mê lộ.
 
Vậy những cái loại người phàm nằm mơ trúng số như tôi thì bao giờ mới có cơ hội lĩnh ngộ hay lại trong giấc mơ.
Ở Miến Điện đã ghi nhận 1 vị A La Hán thời cận đại - Sunlun Sayadaw. Ông nổi tiếng là một vị A La Hán mù chữ - tức là không biết chữ luôn. Và chứng đắc những quả vị đầu khi còn tại gia.
 
Vậy để hành thiền có kết quả thì ngoài chú ý đề mục thì có cần thiết phải có 1 minh sư chỉ dẫn không hay để trí tuệ phát triển tự nhiên, nếu để phát triển tự nhiên rất dễ dẫn tới mê lộ.
Nói chung là cần có nền tảng căn bản - không quá khó để có nền tảng. Sau đó có thể tự tra cứu để tu tập.

Pháp học bổ trợ cho pháp hành. Tuỳ vào độ tuổi mà ta chú trọng như thế nào.
 
Nói chung là cần có nền tảng căn bản - không quá khó để có nền tảng. Sau đó có thể tự tra cứu để tu tập.

Pháp học bổ trợ cho pháp hành. Tuỳ vào độ tuổi mà ta chú trọng như thế nào.
Cảm ơn huynh đã rất nhiệt tình, tôi chả dám dấu gì huynh tôi là một đứa rất ham chơi, và đam mê rất nhiều thứ nhưng gần đây mọi cái đam mê với tôi hình như không còn ý nghĩa gì nữa, có những thứ trước đây bằng mọi giá phải có thì khi có lại cảm thấy rất tầm thường, tôi chán cả việc kiếm tiền cho đến việc tiêu tiền...Tôi cần một cái gì đó có ý nghĩa mà chả lý giải được. Cảm ơn huynh nhé.
 
Top