Khắc kỷ: một góc nhìn đời hơn và đơn giản hơn

Hôm nay rảnh, viết chút cho mấy tml đọc về quan điểm cá nhân và kinh nghiệm thực tế áp dụng thuyết khắc kỷ vào bản thân t. Đây là quan điểm cá nhân, thằng nào thích bàn luận thì cứ thoải mái.

Với t thì khắc kỷ gồm mấy nội dung chính:

  • Phân chia cuộc sống thành 2 phần: bản thân (thứ có thể kiểm soát 100%) và những thứ còn lại của xã hội (thứ muốn kiểm soát nhưng không kiểm soát dc)
  • Luôn nhìn nhận khách quan nhất có thể đối với mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống, mọi thứ đều xảy ra một cách logic, điều gì tồn tại vốn dĩ đều có lý do của nó.


Trong cuộc sống, thứ mà chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối để dựa vào chỉ có thể là chính mình mà thôi. Khắc kỷ thôi thúc chúng ta luôn luôn phát triển và hoàn thiện bản thân. Với t bản thân ở đây gồm các yếu tố: Đạo đức; sức khoẻ và trí tuệ.

Đạo đức: Tâm hướng thiện, không có ý làm hại đến người khác, ý chí kiên định, vững vàng (có thể buồn, đau khổ nhưng nhất quyết không bao giờ chấp nhận gục ngã)

Sức khoẻ: sức mạnh thể chất

Trí tuệ: Kiến thức chuyên môn (thứ giúp ta lao động) và kinh nghiệm sống

Vậy làm sao để phát triển và hoàn thiện bản thân?

  • Giữ vững sự kiên định và một niềm tin sắt đá với việc “khi bản thân trở nên tốt hơn thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn”.
  • Về đạo đức: luôn cố gắng hoàn thiện định nghĩa về cái “thiện” của riêng mình bằng cách đúc kết từ cảm nhận cuộc sống xung quanh. Trong cuộc sống mọi hành động, lời nói hãy hướng về cái “thiện” ấy. Luôn hạnh phúc và trân trọng những gì đang có ở hiện tại.
  • Sức khoẻ: kiên trì tập thể dục, hoạt động thể chất, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, đi khám định kỳ hoặc khi cần. Dù chỉ có 5p rảnh thì vẫn phải cố tập thể dục. Có ghét cũng phải ăn đủ rau và protein. Dù có tốn hết tiền chữa bệnh thì cũng phải chữa. Phải luôn nhớ rằng không có sức khoẻ, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.
  • Trí tuệ:
+ Kiến thức chuyên môn: đây là thứ mà chỉ có học tập và rèn luyện là cách duy nhất để tốt lên, đây cũng là thứ giúp chúng ta tạo ra giá trị cho xã hội và qua đó được xã hội trả lại tiền bạc và sự tôn trọng (lao động). Luôn không ngừng học tập và rèn luyện chuyên môn điều bắt buộc phải ghi nhớ dù mày là ai , một thợ xây hay một bác sĩ, khi m đạt đến sự chuyên nghiệp thì sẽ luôn khác biệt

+ Kinh nghiệm sống: Hãy gặp thật nhiều người, đọc thật nhiều sách, luôn cố rút ra kinh nghiệm từ những người từng gặp, từng sự việc từng nhìn thấy, từ đó trả lời câu hỏi, nếu mình trong hoàn cảnh đó sẽ ứng xử, hành động như thế nào. Kinh nghiệm sống dày dặn có ảnh hưởng lớn tới việc m có khả năng thành công hay không.

Tạm hết phần 1….




Rảnh dc ngày các em các cháu đều bận, ngồi viết phần 2

Sự nhìn nhận khách quan đối với cuộc đời:

  • Trong cuộc đời này, điều gì đã xảy ra cũng có nguyên do của nó, điều gì tồn tại cũng có ý nghĩa của nó.
  • Mỗi một con người đều có nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan khác nhau (Thế giới quan hay là vũ trụ quan. Đó là những quan điểm, suy nghĩ của con người về thế giới xung quanh và sự liên kết của con người và thế giới. Gía trị quan: Đó là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Nhân sinh quan: Thể hiện thái độ của con người đối với các vấn đề cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh.), sinh ra và lớn lên trong những môi trường khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Vì thế mỗi người là một cá thể độc nhất, không ai giống ai và cũng không ai quyết định hộ được bản chất của người khác.
  • Xã hội con người là một xã hội tương tác và kết nối, mỗi người trong chúng ta giống như 1 nút thắt trong 1 cái lưới lớn vậy, ta bị tác động bởi xã hôi và tác động lên xã hội 1 cách đương nhiên. Mỗi người lao động, tạo giá trị cho xã hội, qua đó được xã hội trả lại tiền (vật chất) và vị trí (sự tôn trọng, giá trị tinh thần)
Vậy người khắc kỷ sống trong xã hội như thế nào?

  • Như phần 1 đã nói, con người phải luôn cố hắng hoàn thiện bản thân, nâng cao giá trị bản thân. Xã hội này rất thực dụng, dù là người thân hay người lạ, khi mày có giá trị, mọi người sẽ tự nhìn nhận tốt về m. Hãy sống bằng giá trị thật (khả năng chuyên môn, uy tín, tâm thiện) đối với mọi người xung quanh. Nếu có ai đó phản bội, quay lưng hay chơi xấu mày, hãy vui vẻ vì m đã bỏ vào thùng rác một kẻ vô giá trị, học được 1 bài học đáng giá và kẻ đó vừa mất đi một người bạn tuyệt vời (là ta).
  • Luôn biết cho đi như một sự trả lại cho cộng đồng, với t là những hoạt động thiện nguyện thực chất, lâu dài. T ghét cho người ăn xin, chỉ tham gia các hoạt động thiện nguyện có tổ chức. Trước kia t thường tổ chức các hoạt động tặng quà, bữa ăn cho bọn nhỏ đang nằm trong Viện huyết học trung ương và Viện Nhi. Sau này thì t làm mạnh thường quân cho 1 số trung tâm hy vọng ở tây bắc, hiện tại t có team “nuôi em” ở Hà Giang và một số tỉnh.
  • Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, lan toả sự tích cực nhưng không chờ mong vào việc sẽ thay đổi người khác. Đừng nghĩ người thân của mày thì không làm điều ác với m, đừng nghĩ banh thân từ nhỏ không đâm sau lưng mày, đừng nghĩ người mày yêu nhất k cắm sừng m. T gặp quá nhiều trường hợp mình càng đối tốt thì nó càng nhanh biến chất. Vậy nên t rất ít khi thất vọng về ai đó
Tạm thời hết phần 2…
 
Sửa lần cuối:
có cách nào nghèo vẫn hạnh phúc không tụi bây
M hay hỏi xloz lắm, nhưng vẫn trả lời. Hãy cố gắng định nghĩa “hạnh phúc” đối với m là gì? “Nghèo” đối với m là như thế nào? Sau đó cố gắng vượt “nghèo”, vượt nghèo rồi thì tiếp tục đạt tới “hạnh phúc”
 
Nôm na cho dễ hiểu mấy tml nào wuan tâm... Khắc kỉ khác với phật gia ở chỗ ko phải ăn chay thoy.
Ah, đéo nhé. Phật giáo diệt ngã - tức là phá huỷ cái cá nhân, đạt được hạnh phúc bằng việc tự giam cầm cái ý chí làm giàu (tham), cái ý chí vươn lên (sân), cái mong muốn đạt được điều mình mơ ước (si).
Khắc kỷ là sự hoàn thiện bản thân để đạt được những gì mình mong muốn. Không phải thay đổi xã hội xung quanh, là thay đổi chính mình để đạt được mơ ước
 
Ah, đéo nhé. Phật giáo diệt ngã - tức là phá huỷ cái cá nhân, đạt được hạnh phúc bằng việc tự giam cầm cái ý chí làm giàu (tham), cái ý chí vươn lên (sân), cái mong muốn đạt được điều mình mơ ước (si).
Khắc kỷ là sự hoàn thiện bản thân để đạt được những gì mình mong muốn. Không phải thay đổi xã hội xung quanh, là thay đổi chính mình để đạt được mơ ước
M nói tầm bậy rồi đấy... Nghiên cứu thêm đi
 
M hay hỏi xloz lắm, nhưng vẫn trả lời. Hãy cố gắng định nghĩa “hạnh phúc” đối với m là gì? “Nghèo” đối với m là như thế nào? Sau đó cố gắng vượt “nghèo”, vượt nghèo rồi thì tiếp tục đạt tới “hạnh phúc”
Khó quá m ơi t bị mắc kẹt trong đó rồi rất đau khổ
 
Ah, đéo nhé. Phật giáo diệt ngã - tức là phá huỷ cái cá nhân, đạt được hạnh phúc bằng việc tự giam cầm cái ý chí làm giàu (tham), cái ý chí vươn lên (sân), cái mong muốn đạt được điều mình mơ ước (si).
Khắc kỷ là sự hoàn thiện bản thân để đạt được những gì mình mong muốn. Không phải thay đổi xã hội xung quanh, là thay đổi chính mình để đạt được mơ ước
Bạn sai rồi phật giáo vô ngã ko phân biệt ko phân biệt giàu nghèo ,không phân biệt sang hèn tức là giàu cũng được sang cũng được định nghĩa nó là vậy do xh định nghĩa thôi.Không có cái tôi,cũng phải phải tôi ,cũng không thuộc về tôi.
 
Mời m phản biện cụ thể hơn
Mọi điều thiện lành đều ko thể xa rời 2 từ chánh niệm... Tham là ko vô độ; nên biết vừa đủ. Sân ko phải là ganh đua với ng mà là tinh tấn trong chính mình. Si ko phải cố chấp trong vọng tưởng mà là bình thản với . Vạn vật ko có sinh thì sao coa diệt... Tam độc ko phải là thứ j ghê gớm mà chỉ là chướng ngại làm a chậm bước thôi; như ng tu đeo đá trèo núi hay lặn biển. Anh ko nhập thế thì sao xuất thế đc...
Điều quan trọng là a phải nhìn ra đc chân tướng; tự tìm về con đường chân lí trong tâm.
Con ng sinh ra có nhiều mục đích; có ng muốn phụng sự; có người muốn trải nghiệm; có ng muốn mưu cầu... Ai đúng ai sai pháp nao đúng pháp nào chưa?? Chịu... Chỉ có sự minh triết và 1 trái tim trong sáng dẫn đường thôi ...
 
Bạn sai rồi phật giáo vô ngã ko phân biệt ko phân biệt giàu nghèo ,không phân biệt sang hèn tức là giàu cũng được sang cũng được định nghĩa nó là vậy do xh định nghĩa thôi.Không có cái tôi,cũng phải phải tôi ,cũng không thuộc về tôi.
T có bảo phật giáo phân biệt sang hèn đâu? Càng k nói tới cái tôi, bạn đang nói cái gì đó k liên quan tới điều t nói :))
 
T có bảo phật giáo phân biệt sang hèn đâu? Càng k nói tới cái tôi, bạn đang nói cái gì đó k liên quan tới điều t nói :))
Khắc kỷ phật giáo giống nhau cái là ở tập trung vào những thứ thuộc về mình,phật giáo có chữ duyên chính là giao nhau thế giới bên ngoài còn khắc kỷ có những việc không do minh quyết định.Nói chung cả 2 đều không giúp t nghèo mà hạnh phúc được.
 
Mọi điều thiện lành đều ko thể xa rời 2 từ chánh niệm... Tham là ko vô độ; nên biết vừa đủ. Sân ko phải là ganh đua với ng mà là tinh tấn trong chính mình. Si ko phải cố chấp trong vọng tưởng mà là bình thản với . Vạn vật ko có sinh thì sao coa diệt... Tam độc ko phải là thứ j ghê gớm mà chỉ là chướng ngại làm a chậm bước thôi; như ng tu đeo đá trèo núi hay lặn biển. Anh ko nhập thế thì sao xuất thế đc...
Điều quan trọng là a phải nhìn ra đc chân tướng; tự tìm về con đường chân lí trong tâm.
Con ng sinh ra có nhiều mục đích; có ng muốn phụng sự; có người muốn trải nghiệm; có ng muốn mưu cầu... Ai đúng ai sai pháp nao đúng pháp nào chưa?? Chịu... Chỉ có sự minh triết và 1 trái tim trong sáng dẫn đường thôi ...
Tham “nhưng” không vô độ
Sân “nhưng” không ganh đua với người
Si “nhưng” không cố chấp vọng tưởng.
Ông cũng nói cái mèo gì ấy :))
 
Khắc kỷ phật giáo giống nhau cái là ở tập trung vào những thứ thuộc về mình,phật giáo có chữ duyên chính là giao nhau thế giới bên ngoài còn khắc kỷ có những việc không do minh quyết định.Nói chung cả 2 đều không giúp t nghèo mà hạnh phúc được.
:)) nghèo mà hạnh phúc. M vẫn dở hơi như thường
 
Tham “nhưng” không vô độ
Sân “nhưng” không ganh đua với người
Si “nhưng” không cố chấp vọng tưởng.
Ông cũng nói cái mèo gì ấy :))
Ko có "nhưng" chỉ có sự thật "chân như"... "Giam cầm" là do tâm ma m tạo ra... Vì m còn trong màng tối u minh.
Bật mí thêm câu trên là của 1 bậc thầy Stoicsm chứ k phải của t. M disagree t cũng hơi bất ngờ nhưng đến khi m diễn giải thì cho thấy kiến thức còn bị hỗng và nặng định kiến... Ko còn luận điểm nào thú vị hơn thì tao next đây. No war nhé; thấy j nói đó thôi.
 
Ko có "nhưng" chỉ có sự thật "chân như"... "Giam cầm" là do tâm ma m tạo ra... Vì m còn trong màng tối u minh.
Bật mí thêm câu trên là của 1 bậc thầy Stoicsm chứ k phải của t. M disagree t cũng hơi bất ngờ nhưng đến khi m diễn giải thì cho thấy kiến thức còn bị hỗng và nặng định kiến... Ko còn luận điểm nào thú vị hơn thì tao next đây. No war nhé; thấy j nói đó thôi.
:)) t k giáo điều, t chỉ áp dụng nó cho bản thân. T chưa đọc cái mẹ gì có tâm ma cả :)), lại còn màng tối u minh :)). T hoàn toàn vô thần. Cuộc sống còn chưa rõ lối đi, nói những điều to tát làm gì
 
:)) t k giáo điều, t chỉ áp dụng nó cho bản thân. T chưa đọc cái mẹ gì có tâm ma cả :)), lại còn màng tối u minh :)). T hoàn toàn vô thần. Cuộc sống còn chưa rõ lối đi, nói những điều to tát làm gì
Thế chết... Là nãy giờ m đọc theo luận ở trên gg? đã đọc qua kinh sách phật giáo nào chưa hay là chiết nghĩa theo bản năng?? Tao cứ tưởng m cũng thực hành phật học rồi. Nói chung nhận định triết học nào cũng nên dựa trên quâ trình tư duy; nghiên cứu... Vội vã quá sẽ ko hay lắm.. Thôi t té... Trả topic lại cho m vì thấy cũng ko còn j tranh luận thêm
 
Thế chết... Là nãy giờ m đọc theo luận ở trên gg? đã đọc qua kinh sách phật giáo nào chưa hay là chiết nghĩa theo bản năng?? Tao cứ tưởng m cũng thực hành phật học rồi. Nói chung nhận định triết học nào cũng nên dựa trên quâ trình tư duy; nghiên cứu... Vội vã quá sẽ ko hay lắm.. Thôi t té... Trả topic lại cho m vì thấy cũng ko còn j tranh luận thêm
Chưa bjo t nói thực hành phật học :)) như đã nói thì t vô thần và k đồng ý với phật giáo lắm
 
Tao đã không đọc khắc kỷ lâu rồi nhưng tao vẫn nhớ mang mang là không phiền muộn với những thứ đã mất vì nó ngoài tầm kiểm soát.

Chẳng hạn mày mất tiền, m có xu hướng bực tức chửi rủa nhưng theo thuyết này sẽ bình thản buông bỏ. :nosebleed:
 
Thế chết... Là nãy giờ m đọc theo luận ở trên gg? đã đọc qua kinh sách phật giáo nào chưa hay là chiết nghĩa theo bản năng?? Tao cứ tưởng m cũng thực hành phật học rồi. Nói chung nhận định triết học nào cũng nên dựa trên quâ trình tư duy; nghiên cứu... Vội vã quá sẽ ko hay lắm.. Thôi t té... Trả topic lại cho m vì thấy cũng ko còn j tranh luận thêm
Anyway, thanks for your react!
 
Chưa bjo t nói thực hành phật học :)) như đã nói thì t vô thần và k đồng ý với phật giáo lắm
Uhm vậy nhận định ban đầu của t là đúng... Cứ ngại bản thân mắc tật vội phán xét mà mang tội kk... Thôi mở rộng think outside the box đi. Năm 20 22t t cũng như m.. Đọc nhiều chửi nhau nhiều đâm ra khôn hơn... Gudluck
 
Uhm vậy nhận định ban đầu của t là đúng... Cứ ngại bản thân mắc tật vội phán xét mà mang tội kk... Thôi mở rộng think outside the box đi. Năm 20 22t t cũng như m.. Đọc nhiều chửi nhau nhiều đâm ra khôn hơn... Gudluck
Ý m là câu “khắc kỷ và phật giáo chỉ khác nhau là k ăn chay” là đúng á? Phản biện kiểu t nói bạn k hiểu triết lý của t thì bạn sai và triết lý của tôi là đúng ah :)). Nếu muốn nói thì trích lời trong post của t rồi tranh luận, kiểu thể hiện sự thượng đẳng tôn giáo. Nghe nản thực sự
 
Ý m là câu “khắc kỷ và phật giáo chỉ khác nhau là k ăn chay” là đúng á? Phản biện kiểu t nói bạn k hiểu triết lý của t thì bạn sai và triết lý của tôi là đúng ah :)). Nếu muốn nói thì trích lời trong post của t rồi tranh luận, kiểu thể hiện sự thượng đẳng tôn giáo. Nghe nản thực sự
Nah... T chỉ thấy ko fair chút lắm khi b chưa nắm rõ 1 vấn đề đã thẳng thừng bác bỏ quan điểm của t trong tranh luận... Còn b vẫn có quyền có nhận điinh riêng của m; b có thể ko đồng ý với t just fine. Nhưng t có tìm hiểu cả về stoicsm and buddhism nên tự tin trong lập luận của m. B vẫn cần thật sự nắm rõ thêm về phật giáo để tranh luận có tính tích cực hơn. Chứ cả 2 ù ù cạc cạc t là t đúng đấy r m làm sao ? Rất phí time đúng k? Thôi stop nhé. Nói từ đầu no war rồi
 
Nah... T chỉ thấy ko fair chút lắm khi b chưa nắm rõ 1 vấn đề đã thẳng thừng bác bỏ quan điểm của t trong tranh luận... Còn b vẫn có quyền có nhận điinh riêng của m; b có thể ko đồng ý với t just fine. Nhưng t có tìm hiểu cả về stoicsm and buddhism nên tự tin trong lập luận của m. B vẫn cần thật sự nắm rõ thêm về phật giáo để tranh luận có tính tích cực hơn. Chứ cả 2 ù ù cạc cạc t là t đúng đấy r m làm sao ? Rất phí time đúng k? Thôi stop nhé. Nói từ đầu no war rồi
:) t k theo phật giáo và k thích phật giáo k có nghĩa t k tìm hiểu phật giáo. Không tới mức sâu như b, nhưng t có góc nhìn khách quan đối với các tôn giáo k chỉ riêng phật giáo
 
Tao khá là thích câu này “khi bản thân trở nên tốt hơn thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn”.
Bổ sung thêm nửa câu "hoặc ít nhất thì chuyện buồn sẽ không thành bi kịch" =))=))
 
Top