Kiến trúc tân cổ điển và tư duy biến tướng của trọc phú Đông Lào.

TrienChjeu

Nam Hiệp
-Lượn qua phố phường, dạo qua thị trường, cỡ khoảng 15 năm trở lại đây, khi mà kinh tế hội nhập, dân ta bắt đầu có của ăn, của để. Những người lắm tiền nhiều của khi xây nhà thường chọn phong cách Tân cổ điển. Tuy nhiên, cái cốt lõi, cái hồn của tân cổ điển thì nhiều người chưa hiểu đc, dẫn đến những biến tướng sai lệch. Hôm nay, tao sẽ viết 1 bài giải ảo về vấn đề này.

Định nghĩa.
-Phong cách kiến trúc Tân cổ điển (tiếng Anh: Neoclassical Architecture), chữ tân là mới, tân cổ điển nghĩa là phong cách cổ điển kiểu mới. Thực tế phong cách này đúng là khá mới, khi mới chỉ xuất hiện vào giữa thế kỷ 18 tại châu Âu, cái nôi của tân cổ điển là tại Pháp và Ý, sau đó lan rộng ra châu Âu đến tận vùng Trung Đông và sau này là Mỹ và các nước châu Á.
-Cổ điển kiểu mới thì phải hiểu đc nghĩa của từ cổ điển trước.
-Phong cách cổ điển chính là ngôn ngữ xưa cũ nhất của kiến trúc châu Âu, đó chính là kiến trúc Hy Lạp và La Mã trước kia. Xuất hiện từ thế kỷ thứ 7 TCN tại Hy Lạp, sau đó người La Mã kế thừa và phát triển. Phong cách cổ điển có thể dễ nhận thấy từ các công trình kinh điển như đền Parthenon (Athens - Hy Lạp) hay đấu trường Colosseum (Roma - Italy)

s11.png

Đền Parthenon

s12.jpg

Đấu trường Colosseum

-Còn tân cổ điển sau này như 1 trào lưu phục dựng lại các giá trị xưa cũ (Hy lạp, La Mã) được biến tấu theo hướng mới mẻ, hiện đại hơn và giản lược hơn để phù hợp với thời đại. Phong cách này vẫn sử dụng các thức cột kinh điển trong kiến trúc Hy Lạp như Doric, Ionic, Corinthian, rồi nhấn mạnh vào các bức tường hơn là phối hợp màu sắc, phong cách này có xu hướng tối giản các chi tiết cầu kỳ từ phong cách Baroque trước đó.

s10.png

Các thức cột Hy Lạp

-Nói lòng vòng chán rồi, chúng mày cứ xem các công trình tiêu biểu trên thế giới để hiểu đc phong cách này.
Ví dụ 1 vài công trình sau.

s3.jpg

Tòa nhà quốc hội Mỹ

s2.jpg

Bảo tàng Altes, Đức (1830)

s5.jpg

Khách sạn Rosewood, London

s6.jpg

Cung điện quốc gia Brussels, Bỉ

s8.jpg

Cung điện Buckingham, London

s9.jpg

El Capitolio - Tòa nhà Đại hội Quốc gia ở La Habana, Cuba

s7.jpg

Tại VN có Phủ toàn quyền Đông Dương (1902) nay là phủ chủ tịch

Nhìn các công trình mẫu kể trên có thể thấy ngôn ngữ thiết kế ko thực sự đồng nhất, có cái thì na ná kiểu Hy Lạp cũ, có cái mang dáng dấp hiện đại hơn, nguyên nhân là Phong cách tân cổ điển cũng có nhiều giai đoạn phát triển và có những đặc điểm khác biệt, bao gồm.
Tân cổ điển duy lý (Neoclassicisme rationaliste)
Tân cổ điển thuần khiết (Neoclassicisme pur)
Tân cổ điển kiểu đế chế (Neoclassicisme imperial)

-Dễ nhận thấy là phong cách tân cổ điển thường được áp dụng vào các công trình quy mô lớn Như các cung điện cho vua chúa, các công trình chính phủ, khách sạn, đền tưởng niệm, bảo tàng... với những hàng cột dài thẳng tắp và thường chú trọng vào những chi tiết đơn giản, tập trung vào hình khối mang đến sự uy nghi, kiên cố cho công trình. Ngôn ngữ không cầu kỳ, rườm rà, kiến trúc tân cổ điển mang đến không gian thoáng đãng, trang nhã rất đặc trưng.
-Ngoài ra còn có tỷ lệ chuẩn mực và tính đăng đối. Đăng đối ở đây là tính cân bằng và đối xứng thậm chí là đối xứng đến mức hoàn hảo, luôn là đối xứng trục với tỷ lệ các chiều đc tính toán tỷ mỉ. Tỷ lệ đc tính toán sao cho sát nhất với tỷ lệ vàng trong kiến trúc. Đa phần các công trình theo phong cách này đều có quy mô rất lớn, nhưng hình khối luôn hài hòa, vừa mắt, tạo ra sự thanh thoát.

s13.jpg

Tính đối xứng rất cao, khi nhìn cả mặt đứng lẫn mặt bằng

-Các họa tiết, hoa văn tinh xảo nhưng ko rườm rà.
Hoạ tiết và hoa văn trang trí trong phong cách kiến trúc tân cổ điển là sự kế thừa và sáng tạo độc đáo của nét kiến trúc cổ điển xưa cùng nét đẹp của hiện đại bởi hoa văn trang trí đã được tiết chế lại. Mặc dù không quá chú trọng vào chi tiết nhưng các thiết kế tối giản thuộc trường phái Tân cổ điển cũng vô cùng tinh xảo, lạ mắt. Thay vì cố gắng tạo ra những hoạ tiết cầu kì, các KTS thời kì này thường tập trung vào hình thức và độ phẳng của thiết kế tạo nét đặc trưng riêng cho những công trình kiến trúc của mình.

-Hệ mái đa dạng
Mái nhà tân cổ điển là một trong những điểm độc đáo đáng chú ý nhất bởi ở loại hình kiến trúc này có hệ mái vô cùng đa dạng, tuy nhiên mái vòm vẫn là kiểu mái được ưa chuộng nhất. Ứng dụng cấu trúc trong tự nhiên, mái được thiết kế theo hình vòm, hình cầu để tăng khả năng chịu lực, đây là một sự sáng tạo vô cùng độc đáo. Một loại mái sau này hay cũng hay đc sử dụng là Mansard. Thường thấy ở các công trình nhà ở.

-Về màu sắc
Những công trình theo phong cách cổ điển thường phối hợp đồ nội thất trang trí với màu của tòa nhà theo cùng một gam màu thường là các màu trung tính ko quá sặc sỡ như: nâu trầm ấm, vàng nhạt, trắng sữa,… để tạo sự đồng nhất, đem lại sự xa hoa, lộng lẫy và quyền quý. Đặc biệt mọi thiết kế của kiến trúc cổ điển luôn hướng tới tự nhiên, luôn thiết kế để tối ưu ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào bên trong công trình.

-Dạo qua các ví dụ trên, có thể thấy ngôn ngữ thiết kế Tân cổ điển trên thế giới dường như chả ăn nhập gì nếu so với các biệt thự đc cho là Tân cổ điển hiện nay tại VN. Người ta sẽ cảm giác đây là 2 phong cách khác hẳn nhau. Lấy ví dụ các công trình có quy mô lớn có thể sẽ ko khách quan lắm, vậy tao sẽ lấy ví dụ về cùng loại hình biệt thự tân cổ điển, để xem thế giới và VN khác nhau như thế nào?

-Đây là 1 căn biệt thự tân cổ điển tại Nashville, Tennessee - Mỹ

s1486421c255003cc52.jpg

s15fc094aecf827e438.jpg

s16fc8530b8763c7bfc.jpg


-Tiếp đến là căn nhà có tên Lounsbury House, xây dựng năm 1896, tại quận Fairfield, bang Connecticut - Mỹ,
Chủ nhà là ông Phineas C. Lounsbury, thống đốc bang Connecticut khi đó.

s17.webp

s18.jpg


-Một ngôi biệt thự ở Dallas - Mỹ

s19.jpg

s20.jpg


Căn biệt thự trị giá 7,2 triệu $ có tên Ker Arvor ở quận Newport thuộc Tiểu bang Rhode Island - Mỹ

s21.jpg


Villa Roth ở thủ đô Vienna - Áo

s22.jpg


Một căn biệt thự tại Malahide thủ đô Dublin - Ireland

s23.jpg
 
Sửa lần cuối:
-Qua loạt ảnh các công trình của nước ngoài kể trên, thì đúng là đéo liên quan gì đến mấy cái gọi là biệt thự tân cổ điển tại VN cả.
Hình khối, ngôn ngữ thiết kế khác 1 trời, 1 vực luôn.
Vậy loại hình này về đến Đông Lào đã bị biến tướng như thế nào?

-Đầu tiên phải nói về sự du nhập phong cách tân cổ điển vào VN và lý do được yêu thích.
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp gần 100 năm, Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 thịnh hành với chủ nghĩa Tân cổ điển cũng bắt đầu từ đây du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt, phong cách này không được giữ nguyên bản mà được điều chỉnh dần, từ đó hình thành nên phong cách kiến trúc Đông dương (Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial) được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại. Xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển thịnh hành lúc bấy giờ. Thời kỳ này, mọi thứ đều được kiểm soát và được thiết kế bởi các KTS nên kết quả những công trình được người Pháp xây dựng đều mang giá trị tinh thần và chất “cổ điển” không bị lạm dụng.

Các biến tướng
-Giai đoạn sau Giải phóng 1975, một lượng lớn du học sinh, nghiên cứu sinh có cơ hội được sang Nga, các nước Đông Âu hay Mỹ rồi trở về xây dựng, theo ý kiến chủ quan thì đây có lẽ là lý do chính mà Tân cổ điển được thịnh hành trở lại sau Đổi mới. Mặc dù vẫn có nhiều công trình theo phong cách Hiện đại nhưng việc Nhà nước khuyến khích xây dựng nhà ở tư nhân mà không có một chỉ dẫn cụ thể hay ban hành quy chuẩn, những mẫu biệt thự được tinh giản hóa dần vẫn mang hơi hướng cổ điển nhưng tiêu chuẩn về tỷ lệ, không gian, vật liệu dường như không còn được như nguyên bản. Theo tệp khách hàng yêu thích phong cách Tân cổ điển, thì điều đầu tiên chiếm được cảm tình của họ là “vẻ đẹp vượt thời gian”, “sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, sự trang nhã, tinh tế, tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống”. “Những chi tiết trang trí mang tới sự mềm mại cho không gian”

-Thêm một lý do làm nó càng được ưa chuộng là vì lối quảng bá phô trương từ nhà thầu, kiến trúc sư theo trường phái này, họ cho rằng Tân cổ điển là thể hiện cho sự xa hoa, hoành tráng, lộng lẫy và giàu có. Còn gia chủ, đôi khi không phải vì hiểu biết mà lựa chọn phong cách này, chỉ chọn vì thấy người nọ làm, người kia cũng làm nên bắt chước nhau hay nghe thuyết phục Tân cổ điển mới là đẹp. Điều này cho thấy sự nhận thức về thẩm mỹ, xu hướng kiến trúc vẫn còn hạn chế ở đại bộ phận công chúng.

-Nếu đánh giá trên những gì đang trôi nổi trên thị trường và những hình ảnh mắt thấy, thì có thể mạnh dạn đưa ra nhận xét rằng “Loại hình đang được gọi là Tân cổ điển ngoài kia là những thiết kế chưa tới hoặc quá phô trương. Bắt chước những chi tiết phào chỉ mà không để ý đến tỷ lệ, kích thước nên không làm nổi bật được tính chất thẩm mỹ của loại hình kiến trúc này. Hơn thế nữa, với khí hậu Việt Nam, những công trình như vậy không còn phù hợp. Đặc biệt với những vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa cũng như vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là vật liệu. Nếu công trình gốc sử dụng đá cẩm thạch, đá trắng làm tăng vẻ sang trọng cho công trình thì việc đắp vữa, đắp thạch cao, thợ tay nghề thấp làm cái chất cổ điển chưa tới thành ra kết quả nửa vời. Hầu hết những thiết kế quảng cáo Tân cổ điển đều mắc một lỗi lớn là bố trí không gian tù túng, thiếu ánh sáng, quá nhiều chi tiết thừa.”

--> Chung quy lại có 3 lý do chính khiến phong cách này bị biến tướng 1 cách dị hợm...
+Nhà nước quản lý lỏng lẻo, ko đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn người dân
+Nhà thầu tư vấn láo nhằm mục đích phức tạp hóa công trình để kiếm thêm chi phí xây dựng của chủ nhà.
+Kiến thức, tư duy, tầm nhìn của chủ nhà ở VN đa phần là kém, thậm chí rất kém. Luôn chạy theo số đông, thích hào nhoáng, phô trương mà ko hiểu được vẻ đẹp cốt lõi của phong cách này. Cái thứ 3 này theo tao là nguyên nhân chính.
 
Sửa lần cuối:
Công trình Tân cổ điển tại VN bị biến tướng ở những góc độ nào?
Trước tiên, hãy xem những ngôi biệt thự cổ mang phong cách tân cổ điển còn sót lại từ thời Pháp thuộc trên địa bàn HN ngày nay.

s244412eb4d5b05b432.jpg

s259dbf62fdb0fec460.jpg

s260212c733e63a883b.jpg


Dễ nhận thấy các công trình của chính người Pháp xây dựng cả trăm năm trước có ngôn ngữ thiết kế khác hẳn, vẫn giữ đc nét hài hòa, trang nhã nhưng ko khoa trương, rối rắm, cầu kỳ như bây giờ...

1.Biến tướng về định nghĩa công trình.
Các công trình tại VN hiện nay thường đc gọi là biệt thự tân cổ điển hoặc lâu đài tân cổ điển.
Tuy nhiên, ngay từ cái định nghĩa đã sai tùm lum.
Thế nào là biệt thự?
Tiêu chuẩn để đc gọi là biệt thự khi
-Bốn mặt nhà đều lưu không và ko có mặt nào tiếp giáp tường với nhà hàng xóm
-Bốn mặt khu đất đều có tường rào và có sân vườn bên trong
-Diện tích xây dựng chiếm ko quá 25% tổng diện tích khu đất, diện tích XD càng nhỏ thì biệt thự càng đẹp. Chẳng hạn có miếng đất 500m2 thì diện tích XD không đc quá 125m2 (25%). Nếu vẫn xây dựng 125m2 mà khu đất rộng tận 1000m2 thì càng đẹp.

Một ngôi biệt thự đẹp thì ngoài căn biệt thự ra còn phải xét thêm ngoại thất , tức là sân vườn nữa... Nhưng ở VN chỉ nhăm nhăm xây cái nhà thật to mà đa số ko biết làm cảnh quan. Tiêu chuẩn biệt thự về đến VN còn bị rút đi từ xây 25% nó cho xây đến 50% diện tích khu đất và đẻ ra rất nhiều cái định nghĩa mới cho sang mõm như biệt thự song lập, tứ lập... Mà loại này có 1 mặt giáp nhà hàng xóm rồi nên đúng ra ko đc coi là biệt thự, gọi nhà lô thì được. Kể cả các ngôi nhà đc cho là biệt thự đơn lập hiện nay cũng ko đủ tiêu chuẩn để gọi là biệt thự vì diện tích xây dựng có thể chiếm đến 50% diện tích đất.
-Nếu ai hay xem nhà mẫu trên các tạp chí kiến trúc của nước ngoài thì sẽ thấy. Một ngôi nhà rất đẹp và quy mô lớn, ở VN người ta gọi là biệt thự ngay, nhưng nếu ngôi nhà đó ko đạt đúng tỷ lệ xây dựng (dưới 25% tổng diện tích khu đất) thì nước ngoài họ chỉ dùng từ "House" thay cho từ "Villa". Nhưng ở VN thì dùng rất bừa bãi...

-Đây là 1 bảng định nghĩa về các loại biệt thự của 1 cty bất động sản. Nó còn có cả biệt thự liền kề mới vl chứ... đéo hiểu từ bao giờ cái nhà ống được nâng cấp lên thành biệt thự? Thằng bán nhà thì quảng cáo láo, thằng mua nhà thì hoang tưởng, cứ nghe đến biệt thự là thấy sang mõm. Thế là úp bô, lùa gà nhau từ ngày này qua năm khác.

s27.png


Còn đây là 1 ví dụ điển hình kiểu đánh tráo khái niệm và úp bô nhau của dân Đông Lào. Rõ ràng cái nhà này là cái nhà ống mà chúng nó cũng tôn lên tầm biệt thự đc. Tao cũng chịu cmnl.



Thế nào là lâu đài?
Về định nghĩa lâu đài nó phức tạp hơn biệt thự nhiều.
+Lâu đài hay còn gọi là pháo đài, loại hình kiến trúc đc xây dựng từ thời trung cổ ở châu Âu dành cho các lãnh chúa và giới quý tộc, đặc điểm vừa là nơi ở vừa là nơi phòng thủ.
+Đặc điểm là xây to, rộng, kiên cố, 4 mặt đc xây tường cao, ngoài tường có thể đào hào hoặc đào kênh để ngăn kẻ thù, cũng có thể xây dựng trên 1 ngọn đồi rất cao. Cổng ra vào khi hạ xuống như 1 chiếc cầu. Thường thì chỉ có 1 lối vào duy nhất.
+Có Xây 1 đài quan sát rất cao để quan sát kẻ thù từ xa.
+Thiết kế rất nhiều cửa sổ 4 xung quanh để cung thủ có thể đứng bắn khi có kẻ thù tấn công. Các cửa sổ cũng khá nhỏ, chỉ đủ để thò cây cung ra ngoài.
+Cơ bản lâu đài là công trình cực kỳ biệt lập, hầu hết đc xây ở 1 khu vực riêng biệt, xung quang ko có cư dân.
+Vật liệu xây dựng thường bằng đá, nhất là khu vực tường bao, vì vậy độ bền rất cao.

-Với tất cả những đặc điểm trên thì những ngôi nhà to lớn bề thế mà người ta xây hiện nay đều ko phải lâu đài kể cả các ngôi nhà ở châu Âu... Vì bây h có phải thời chiến tranh đâu mà phòng thủ?
Hình dung ntn mới gọi là lâu đài...

s28.png

s29.jpg


-Nếu định nghĩa rõ ràng như vậy thì các công trình mà trọc phú Đông Lào xây dựng hiện nay ko có cái nào có đủ tiêu chuẩn của lâu đài, vì đây là công trình mang tính thời đại. Ngày nay, người ta xây nhà để ở, để hưởng thụ chứ ko phải để phòng thủ, chống lại kẻ thù. Cũng ko ai xây nhà xong đi đào hào, đào kênh xung quanh làm gì? Lâu đài là 1 công trình đc hình tượng hóa rất nhiều trong văn học, điện ảnh, gắn liền với giới quý tộc. Có lẽ vì lý do này, dân Đông Lào hay thích dùng từ lâu đài để khoe mẽ với thiên hạ, ta đây là tầng lớp quý tộc, thượng lưu.
-Nếu gọi là biệt thự, thì nhiều công trình cũng ko đủ tiêu chuẩn để gọi là biệt thự. Nhà xây to thật đấy, nhưng cái nhà 200m2 xây trên mảnh đất 300m2, chỉ có tí sân trước để oto, thì làm gì đủ tuổi gọi là biệt thự. Giống như cái nhà này chẳng hạn...

s30.jpg


2.Biến tướng về ngôn ngữ thiết kế.
-Khi nhìn vào những biệt thự tân cổ điển của nước ngoài tao liệt kê trên kia, dễ nhận thấy công trình của họ rất trang nhã thanh thoát, ko cầu kỳ. Còn nhà tân cổ điển của đại gia Đông Lào thì lòe loẹt, rườm rà, rối mắt. Vì lạm dụng quá nhiều chi tiết trang trí, phào chỉ tùm lum, hoa văn thì lộ cộ, gắp nhặt ở nhiều phong cách khác. Kiểu phức tạp hóa này có chút giống với phong cách Rococo hoặc Baroque với 3 đặc chưng là: Sự phóng đại cảm xúc - sự phô trương mãnh liệt - Và thoát khỏi thực tế.

s32566ee86cd06ba096.png

s33a3ff5fabd1754387.png

s34a9c99a9f033d5db4.png


-Ở châu Âu sau thời Phục Hưng rất chuộng 2 phong cách này và áp dụng vào các công trình như các nhà thờ công giáo, các cung điện hoàng gia... với đặc trưng là các phù điêu vô cùng cầu kỳ, to bản ngay mặt tiền. Bên trong nhà thì cũng đc trang trí rất bắt mắt với tranh tường và các vị trí đc dát vàng.
-Chính phong cách Tân cổ điển (Neoclassical) ra đời là để chống lại sự cầu kỳ, lộng lẫy, phóng đại và chói lóa đó của Rococo hay Baroque. Nhưng ko hiểu sao về VN nó còn lòe loẹt hơn... Dưới đây là 1 ví dụ điển hình.

s31b4bac46159016bb7.jpg


-Đầu tiên là tao chúa ghét cái cổng sắt sơn giả đồng ntn, nhìn nặng nề, lại còn rối lắm, lòe loẹt.
Đéo hiểu sao rất nhiều nhà thích cái kiểu này.
-Thứ 2 là cái nhà, mặt ngoài đắp 1 đống phào chỉ, phù điêu, nhìn rất đau mắt mà chẳng thấy nghệ thuật gì cả.
-Thứ 3, đi sâu hơn thì cái nhà này và những nhà khác kiểu này ở VN ko có tỷ lệ phù hợp, nhìn cứ to ngang mà ko thanh thoát, ko vừa mắt như công trình bên châu Âu. Chưa kể nhiều nhà cũng ko tuân thủ tính đối xứng tuyệt đối của Tân cổ điển.
-Nhà này nghe nói là của 1 đại gia nghìn tỷ ở Hòa Bình, thằng con ra trường đc bố mua cho hẳn Maybach. Giàu thì giàu thật, nhưng nhìn cái nhà chán con mei nó luôn...

3.Biến tướng về nội thất
-Đến phần này mới kệch cỡm. Nội thất và ngoại thất nó cũng giống cái áo và cái quần. Phải đồng bộ nhau thì mới toát lên vẻ đẹp tổng thể. Chẳng hạn anh mặc cái áo vest thì phải đi kèm quần tây. Chứ chẳng ai trên mặc vest, dưới mặc quần đùi cả... Như thế là lố bịch.
-Nhà của đông Lào, bên ngoài Tân cổ điển (nửa mùa) bên trong bày bàn ghế Đồng Kỵ, sập gụ, tủ chè. Đông tây y kết hợp thầy cúng, thập cẩm như nồi cám lợn. Ví dụ như căn nhà này của 1 đại gia ở Khoái Châu - Hưng Yên.

s35.webp

s36.webp


Rồi đến căn này nữa, ko rõ ở đâu nhưng còn phèn hơn căn phía trên

s50.png



https://www.you tube.com/watch?v=sn6MBzEVm4A&list=LL&index=10

-Nội thất của Tân cổ điển rất nhẹ nhàng, trang nhã, tông màu cũng đều là những màu trung tính như màu kem, màu be... và phải cùng tông màu với ngoại thất, chứ phải thích màu gì chơi màu đó, lại càng ko đc lòe loẹt... Vật liệu cũng rất cao cấp, đa phần là gỗ, đá, da nhập khẩu...
-Ví dụ như thế này.

s37.jpg

s38.jpg

s39.jpg

s40.png

s41.png


4.Biến tướng về cảnh quan

Cảnh quan về biệt thự tân cổ điển tại nước ngoài sẽ ntn.

s21.jpg

s16fc8530b8763c7bfc.jpg

s42.jpg


-Dễ nhận thấy ngoài vẻ đẹp về thiết kế nội , ngoại thất thì các công trình ở nước ngoài còn rất chú trọng đến cảnh quan. Nhìn ảnh trên chúng ta đều thấy, những ngôi biệt thự đc xây dựng trong những khu đất rất rộng rãi, với thảm cỏ, cây xanh, bể bơi, đường đi rất đẹp và hài hòa. Cảnh quan đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng với ko gian sống...
-Ở Đông Lào thì chưa hiểu và chưa chú trọng đến cảnh quan mà chỉ nhăm nhăm xây nhà thật to, còn sân vườn bé tẹo, thậm chí là ko có sân vườn. Có ông đất rộng nhưng nhà tân cổ điển kiểu Pháp mà sân vườn lại chơi cây cảnh kiểu Nhật với làm hồ cá Koi. Như thế hơi bị lệch tông và chơi chưa tới...

Một vài cảnh quan biệt thự của các trọc phú

s43d695790ce4bf9af9.jpg

s4441e9e8826e2f6fed.jpg

Đại gia Hà Nam

s4542f01f38a2663b5f.jpg

s466ae8787fbf715825.jpg

Đại gia Ninh Bình

s47c9ebaee05020b047.webp

s48168c6bc0bb5c8818.webp

Đại gia Hưng Yên

s729b971045eba634db.jpg

s75.jpg

Nhà tây nhưng chơi vườn Nhật

Nhận xét của người trong nghề.

-Tao có 1 ông thầy là KTS. Trần Quốc Bảo, chuyên nghiên cứu về các công trình Pháp thuộc & công trình cổ điển, dạy tao bộ môn lịch sử kiến trúc hồi năm thứ 4.
Trong 1 bài phỏng vấn, thầy có nhận xét như sau về các công trình đồ sộ theo phong cách Tây tại VN như sau:

Các tòa lâu đài này có sự sự kết hợp, pha trộn của rất nhiều phong cách phương Tây: có chút Tân cổ điển kiểu Pháp thuộc, lại có chút phong cách Phục Hưng hay Baroque, có chỗ lại na ná phong cách kiến trúc Art Nouveau đầu thế kỷ 20,.. trong khi nội thất lại kiểu của ta với bàn ghế gỗ, v.v...

KTS Trần Quốc Bảo đánh giá, không chỉ mỗi căn nhà ở Hưng Yên nói trên, mà có rất nhiều những "lâu đài" tráng lệ khác ở Hà Nội, Ninh Bình,… được xây bề thế, nguy nga mà không tuân theo bất kỳ một quy tắc tối thiểu nào trong kiến trúc.

Đây cũng là góc nhìn của nhiều người có chuyên môn kiến trúc đối với các tòa lâu đài đồ sộ, nguy nga của giới nhà giàu Việt Nam. Ngoài ra, một số kiến trúc sư cho rằng, việc xây dựng các tòa lâu đài hoàn toàn không "ăn nhập" gì với tổng thể bối cảnh, địa hình khu vực dân cư xung quanh cũng khiến cho công trình trở nên lạc lõng.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác thì lâu đài, biệt thự đó là nhà riêng của người chủ.
"Họ muốn xây thế nào là quyền của họ, họ vui và hạnh phúc khi ở trong nhà là được. Ý nghĩa của một ngôi nhà chẳng phải là hạnh phúc khi ở đó hay sao?" - Một ý kiến trên mạng xã hội nhận được nhiều sự đồng tình.

KTS Trần Quốc Bảo nói:
-Tất nhiên, nhà và đất của các ông, các ông muốn làm gì là quyền của các ông. Tuy nhiên, những người am hiểu về kiến trúc nhìn vào sẽ chỉ thấy đó là một sự 'nhạo báng' kiến trúc và sự thiếu hiểu biết của những người 'trưởng giả học làm sang.


-Có rất nhiều cách để vừa thể hiện được đẳng cấp lại không bị kệch cỡm, vì ta cần hiểu vẻ ngoài không chỉ là hoa văn trang trí mà còn bao gồm các giải pháp kiến trúc để công trình hiện đại phù hợp với thiên nhiên, với khí hậu, với con người Việt Nam. Đấy mới là tinh thần cốt lõi của một công trình kiến trúc.

Link bài viết.

Kết luận:
-Phù phiếm, nửa mùa, học đòi, khoe mẽ và kệch cỡm là những từ miêu tả chính xác nhất về cái gọi là biệt thự Tân cổ điển tại VN.
-Có tiền nhưng vẫn mang tư duy bần cố nông, trọng thói hình thức. Ko biết đến bao giờ mới khá nổi đây?
 
Sửa lần cuối:
Tao nghĩ là mỗi thằng thích mỗi kiểu khác nhau. Vừa mắt ai thì người đó thấy đẹp, thế thôi.
 
Sửa lần cuối:
Hay lắm Triển Chiêu.
Tao thấy đéo ngửi được từ lâu rồi nhưng mà đến chịu truyền thông với miệng lươiz bọn đĩ bút. Vkl cái Lâu Đài Tổng Hải Sơn ở Hà Nam.
Còn bọn bán đất tung hô thì đúng là chó nhợn. Định nghĩa xuyên tạt hết
 
Trọc phú mà gặp người có chuyên môn, nghe phân tích xong chắc muốn đập nhà đi xây lại
Nếu nghe chuyên gia phân tích đập nhà đi xây lại theo tư vấn của chuyên gia, nó k còn là trọc phú nữa
Những thứ kiến trúc biệt phủ ở Vn nó hổ lốn vì thiết kế phải chiều theo thằng chủ nhà (thường đéo biết thế nào là đẹp, chưa nói chuyện kiến trúc), nên mới thành nồi cám lợn
 
Đm bịn trọc phú làm sao biết được đất nước ta vừa qua mấy cuộc chiến tranh,mọi thứ đang cần thời gian ổn định...
Đã tiến tới giai đoạn phục hưng đéo đâu đú đởn tân cổ điển.
Xứ này phải chơi Bungalow mới hợp khí hậu cảnh quan.
Bungalow hơi bị chất đấy, ngày xưa thiết kế cho cán bộ thực dân Anh nghỉ dưỡng...
Ở nhà lá giá nghìn đô (1 đêm)
 
Bọn Singapore khu vực cao nhất đắt giá nhất toàn Bungalow 2 tầng 1 lửng.
Nhà CEO Tiktok 1 căn ở đây toàn trăm triệu $...hở ra có người mua.

Bọn Resort đắt nhất Việt Nam six senses đêm trăm củ cũng nhà lá đốt bap cháy
Trăm củ chắc là căn rộng 4,5 phòng ngủ cho cả gia đình, tao xem trên web nó báo giá căn 1 ngủ cho các cặp đôi tầm 20 củ/ 1 đêm. Mà six senses ko phải đắt nhất VN đâu, đắt nhất phải là bọn Amanoi Ninh Thuận
 
Hay lắm Triển Chiêu.
Tao thấy đéo ngửi được từ lâu rồi nhưng mà đến chịu truyền thông với miệng lươiz bọn đĩ bút. Vkl cái Lâu Đài Tổng Hải Sơn ở Hà Nam.
Còn bọn bán đất tung hô thì đúng là chó nhợn. Định nghĩa xuyên tạt hết
Toàn úp bô nhau thôi. thằng bán thì lùa đc gà, thằng mua thì đc nịnh sướng cái lỗ nhĩ. Đôi khi thằng mua biết là bị lừa nhưng vẫn chấp nhận để đc cái oai, đi khoe vs thằng khác.
 
Tao chỉ có phản biện nho nhỏ, lâu đài và pháo đài là 2 thứ khác nhau. Lâu đài là nơi ở, pháo đài là nơi tấn công/phòng thủ. Tiếng Anh nó cũng phân biệt, lâu đài là castle, pháo đài là fortress.
 
dài quá t đéo đọc nhưng m nói chuẩn đấy
quan điểm t cứ vuông thành sắc cạnh mà chơi
éo bao giờ lỗi cả
 
Bậy bạ, đội này là thần tài của mấy anh KTS kiểu chị Thái Cong đó mày.
Tao thì không thuộc đẳng cấp nhiều tiền như thế nên tao thấy đúng là xấu vl thật. Có tiền tao sẽ xây kiểu hiện đại - nhiều khoảng sáng với sân vườn hơn là đắp 1 đống phào chỉ nhìn như cái bàn thờ.
Bí thở Mượt mà lại la ko có tiền à 😁😁😁
 
Nhà dát vàng, mái vòm kiểu La Mã, nhưng góc tường lại có tranh sơn thủy với chữ Tàu... :waaaht:



s53.webp

s52.webp

s54.webp
Tao thấy cung điện vua chúa Nguyễn ở Huế cũng kêt hợp, nhưng thấy thanh thoát, hài hòa.
 
Tao chỉ có phản biện nho nhỏ, lâu đài và pháo đài là 2 thứ khác nhau. Lâu đài là nơi ở, pháo đài là nơi tấn công/phòng thủ. Tiếng Anh nó cũng phân biệt, lâu đài là castle, pháo đài là fortress.
Nó giống nhau đấy, tao cũng tham khảo nhiều bài viết về vấn đề này rồi. Hồi xưa, tao cũng tưởng 2 cái này khác nhau. Nhưng xem lại các lâu đài cổ của châu Âu đều có những đặc điểm tao vừa nêu trên kia.
-Tao ko hiểu 100% nghĩa của từ castle và fortress như mày nói. Nhưng theo tao thấy, Lâu đài có thể coi là pháo đài, vừa để ở , vừa phòng thủ kẻ địch. Còn Pháo đài thì ko đc coi là lâu đài, chỉ để phòng thủ chứ ko để ở... Nó cũng giống như Villa và Mansion, cùng là từ mượn nhưng đều chỉ biệt thự. Đôi khi về đến VN ko rõ ràng cho lắm, vì VN ko có những loại hình kiến trúc này.

 
biệt thự hay dinh thự là nơi ở của tầng lớp tinh hoa, nôm na là vừa có học thức vừa có tiền, là tầng lớp thượng lưu của xã hội, đông lào thì làm đéo gì còn gia tộc nào đạt đến giá trị đấy, đa phần bị đánh tư sản chết con mẹ nó hết dạt đi nơi khác rồi còn đâu, bây h toàn là tầng lớp giầu xổi, trọc phú , giầu lên đa phần nhờ câu kết với chính quyền, chứ làm đéo có giới thượng lưu đích thực, tiền nhiều nhưng tư tưởng bần cố nông thì sinh ra như vậy thôi :vozvn (19):
 
Nhà dát vàng, mái vòm kiểu La Mã, nhưng góc tường lại có tranh sơn thủy với chữ Tàu... :waaaht:



s53.webp

s52.webp

s54.webp
cái cửa gỗ nhìn nó hơi chỏi, thay bằng gì thì hợp hơn mày
 
cái cửa gỗ nhìn nó hơi chỏi, thay bằng gì thì hợp hơn mày
Đó là cửa bức bàn, theo kiểu VN. Làm cửa gỗ nhưng theo kiểu Âu cũng hợp mà mày. Phào chỉ cửa theo tông với xây dựng.
 
Top