Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
NGUYÊN NHÂN TÁI SANH THÀNH NGƯỜI LẠC VÔ NHÂN(sugati ahetukapuggala)?

Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới(vô nhân thiện thú, lạc vô nhân)

Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy đã từng tạo đại-thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ như thế nào mà kiếp hiện-tại này là người vô- nhân cõi thiện-giới như vậy?

* Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới đã từng tạo đại-thiện-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, hoặc phước-thiện đã trải qua ba thời-kỳ tác-ý như sau:

- Trong thời-kỳ muñcacetanā(tư tiền): Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí- tuệ chỉ có 2 thiện-nhân (vô-tham và vô-sân) khi đang tạo phước-thiện nào, thì phước-thiện ấy trở thành dvihetukakusalakamma: nhị-nhân đại thiện-nghiệp. Và hai thời-kỳ tác-ý còn lại:

- Trong thời-kỳ pubbacetanā(tư hiện): Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch trước khi tạo phước-thiện nào, bởi vì có tham-ái, ngã- mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn.

-Và nhất là trong thời-kỳ aparacetanā(tư hậu): tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, mỗi khi niệm tưởng đến phước-thiện ấy, đại-thiện-tâm không trong sạch phát sinh, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến xen lẫn, nên phước-thiện ấy trở thành omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.

Tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện-giới ấy đã từng tạo phước-thiện nào đã trải qua ba thời kỳ tác-ý như vậy, nên phước-thiện ấy trở thành dvihetuka-omakakusalakamma: nhị-nhân đại thiện-nghiệp bậc thấp.

Sau khi tiền-kiếp của người vô-nhân cõi thiện giới ấy chết, nếu dvihetuka-omakakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp thuộc về thiện-quả vô-nhân-tâm gọi là tái-sinh-tâm cùng với 3 sắc-pháp là thân (kāyarūpa), sắc-nam-tính hoặc sắc-nữ-tính (bhāvarūpa), hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm, làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người vô-nhân cõi thiện-giới (sugati ahetukapuggala) đui mù, câm điếc, tật nguyền, … từ trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ ấy bị đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại, do ác-nghiệp nào cho quả thì không thể gọi là người vô-nhân cõi thiện-giới được, bởi vì, có số đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt.

VI DIỆU PHÁP HIỆN THỰC TRONG CUỘC SỐNG

TỲ KHƯU HỘ PHÁP
 
Câu Hỏi: Một vị sư hay tu nữ nhận tiền có thể đắc đạo quả nhập lưu được không?

Trả Lời: Theo giáo lý Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda), nếu một vị Tỳ- kheo là Tỳ-kheo thực nhận tiền, vị ấy không thể nào đạt đến đạo quả nhập lưu được.

Tuy nhiên có một số vị Tỳ-kheo nhận tiền nói rằng họ đã đạt đến đạo quả nhập lưu. Nếu họ là Tỳ-kheo thực thì đó là điều không thể có.

Liên quan tới điều này tôi muốn giải thích cho quý vị hiểu một số giới luật của Theravāda. Đối với một người muốn trở thành Tỳ- kheo thực, họ phải thành tựu năm yếu tố.

Thứ nhất – Giới tử hợp lệ (vatthusampatti), nghĩa là giới tử (người xin thọ giới) phải không có những lầm lỗi. Người ấy không phạm vào tội giết cha, giết mẹ, giết một bậc A-la-hán, cố ý làm cho Đức Phật bị thương, phá hoà hợp Tăng, hành dâm với một Tỳ-kheo Ni hay Sa-di Ni, người ấy còn phải không có tà kiến cố định (tức không tin nghiệp và quả của nghiệp) và ít nhất phải đủ 20 tuổi.

Yếu tố thứ hai – Tăng chúng hợp lệ (Purisasampatti), nghĩa là khi vị ấy thọ giới phải có ít nhất năm vị Tỳ-kheo thực,0 nếu (tăng sự thực hiện) ở ngoài Ấn-độ, và ít nhất mười Tỳ-kheo thực nếu ở trong Ấn-độ, kể cả vị thầy tế độ, để thực hiện Tăng sự. Nếu một, hai hoặc ba trong số các vị Tỳ-kheo ấy đã phạm pārājika (tội bất cộng trụ), hoặc nếu một hay vài trong số các vị Tỳ-kheo ấy khi thọ giới không hợp với giới luật, thì tăng sự kể như không có giá trị.

Yếu tố thứ ba – Ranh giới hợp lệ (Sīmāsampatti), nghĩa là ranh giới (sīmā) phải hợp luật. Nếu ranh giới không hợp luật, chẳng hạn, phòng hành uposatha được nối với bất cứ toà nhà nào bên ngoài ranh giới với các loại dây (dây thép, dây điện), ống nước v.v…, thì tăng sự kể như không giá trị. Và khoảng cách giữa các vị Tỳ-kheo tham dự tăng sự phải nằm trong tầm một cánh tay (hatthapasa).

Yếu tố thứ tư – Tuyên ngôn hợp lệ (đattisampatti), nghĩa là một trong các vị Tỳ-kheo phải đọc tuyên ngôn để thông báo cho số vị còn lại biết rằng giới tử thỉnh cầu được tu lên bậc trên (upasampada-tu tỳ kheo) với vị (…) là thầy tế độ. Sau đó còn phải được tiếp theo bởi ba lần thông báo. Nếu tuyên ngôn và thông báo tụng không đúng thứ tự hay không tụng đầy đủ, tăng sự kể như không hợp lệ.

Yếu tố thứ năm – Tăng sự hợp lệ (kammavācasampatti), nghĩa là tuyên ngôn tăng sự phải được đọc đúng theo văn phạm. Nếu văn phạm dùng sai, tăng sự kể như không hợp lệ và giới tử không thể trở thành một vị Tỳ-kheo thực thụ.

Khi năm yếu tố vừa đề cập được thành tựu, thì tăng sự kể như hợp lệ và giới tử trở thành một vị Tỳ-kheo thực thụ. Nếu một vị Tỳ-kheo thực này nhận tiền và thực hành thiền chỉ và thiền minh sát, vị ấy không thể đạt đến đạo quả nhập lưu được. Còn nếu một vị Tỳ-kheo nhận tiền nhưng vẫn đắc đạo quả nhập lưu, thì chắc chắn vị ấy không phải là một vị Tỳ-kheo thực.

Ngày nay trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda) không còn Tỳ-kheo Ni (Bhikkhuni) và Sa-di ni (sāmanerī) nữa, vì thế chúng tôi không thể nói về họ. Tuy nhiên, chúng tôi có hình thức ‘silashins’; mà chúng ta có thể gọi họ là tu nữ. Nhiều vị Trưởng-lão (Mahāthera) nói rằng: vì họ mặc y nên họ phải giữ thập giới, vì thế họ cũng không nên nhận tiền. Nhưng nếu họ muốn nhận tiền họ có thể làm điều đó theo ý muốn của họ.

Đại Lão Thiền Sư Pa Auk Sayadaw

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
 
SỬ DỤNG THỜI GIAN

Tất cả phàm phu, phải luôn nhớ xem, mình đã sử dụng thời gian trong một ngày, trong một tháng, trong một năm, trong một đời, như thế nào.
Bởi vì cái cách ta sử dụng thời gian trong mỗi ngày, chính là con đường, dẫn ta về đâu đó, (trong tương lai)một cách tương ứng.

Nếu Ta sử dụng thời gian như một vị Phạm thiên -- luôn sống trong, từ-bi-hỷ-xả -- ta sẽ sinh về cõi Phạm thiên.

Nếu Ta dùng thời gian trong đời để tu tập tứ niệm xứ, ta sống như một vị thánh, thì nếu đủ duyên ta sẽ chứng thánh, còn không đủ duyên, ta sẽ sinh về một nơi chốn nào đó, được tiếp tục gặp minh sư thiện hữu, để tu hành giác ngộ.

Còn nếu chúng ta, dùng thời gian một đời của mình, chỉ để sống như một con thú.
với bốn khả năng: đói ăn, khát uống, giao phối, và tự vệ khi bị tấn công, thì tất cả khả năng này, chỉ là khả năng của loài động vật mà thôi.

Là con người thì phải có thêm khả năng thứ năm nữa, đó là phải biết cái gì nên (làm) và không nên, Và biết cái gì, là phải, quấy, tốt, xấu.

Ta Phải có cái khả năng thứ năm, mới có khả năng được làm người, còn nếu không, cũng chỉ là chúng sanh hạ liệt mà thôi.
 
Quả Nhẹ Nhất Của Việc Phạm Ngũ Giới Theo Kinh Tăng Chi.

Rất Là Nhẹ

1.- Này các Tỷ-kheo, sát sanh được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm người với tuổi thọ ngắn.

2. Này các Tỷ-kheo, lấy của không cho được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của lấy của không cho là được làm người với sự tổn hại tài sản.

3. Này các Tỷ-kheo, tà hạnh trong các dục được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của tà hạnh trong các dục là được làm người với sự oán thù của kẻ địch.

4. Này các Tỷ-kheo, nói láo được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói láo là được làm người bị vu cáo không đúng sự thật.

5. Này các Tỷ-kheo, nói hai lưỡi được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói hai lưỡi là được làm người với bạn bè bị đổ vỡ.

6. Này các Tỷ-kheo, nói ác khẩu được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói ác khẩu là được làm người và được nghe những tiếng không khả ý.

7. Này các Tỷ-kheo, nói lời phù phiếm được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của nói lời phù phiếm là được làm người và được nghe những lời khó chấp nhận.

8. Này các Tỷ-kheo, uống men rượu, rượu nấu, được thực hiện, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến địa ngục, đưa đến loại bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Quả dị thục hết sức nhẹ của uống rượu mem, rượu nấu là được làm người với tâm điên loạn.
 
đọc đc cái này trên mạng cũng nảy sinh thắc mắc . câu hỏi là thấy tăng làm gì sai thì thái độ mình là có nhắc ng đó không ?
đây là một bài trl của hoà thượng Tịnh Không
xin trích :
PHÊ BÌNH NGƯỜI XUẤT GIA LÀ BẠN ĐÃ TẠO NGHIỆP
PHỈ BÁNG, TỘI LỖI NÀY BẠN PHẢI TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Trong nhà Phật, đặc biệt chúng ta nhìn thấy có những người xuất gia hành trì không như Pháp.
Chúng ta có thể phê bình họ không? Nhất định là không được! Họ có xấu có ác thế nào đi chăng nữa, thì trong tương lai chính họ phải chịu quả báo, chúng ta phê bình họ thì tội lỗi của chúng ta không biết là nặng bao nhiêu? Là nguyên nhân gì?

Thật ra mà nói rất ít người hiểu được hình tượng của người xuất gia. Hình tượng mặc lên chiếc áo cà sa này.

Bạn nghĩ xem: "Ở bên ngoài đi một vòng sẽ có bao nhiêu người nhìn thấy?
Hạt giống Phật đã được trồng vào trong A lại da thức, họ vừa nhìn thấy liền biết đây là Phật". Ý niệm về Phật của họ liền sanh khởi lên.

Tất cả những việc ác của họ chúng ta không nói. Hình tượng này của họ sẽ khiến cho vô số chúng sanh trồng thiện căn, mặc dù họ có hành vi xấu ác thế nhưng nếu như chúng ta lại đi khắp nơi tuyên truyền về họ.
Khiến cho đại chúng trong xã hội nhìn thấy tất cả người xuất gia, đều cho rằng đây là những người không tốt thì chúng ta đang ở đó tạo nghiệp phỉ báng rồi, tội lỗi này bạn phải tự chịu trách nhiệm.

Cho nên chúng ta thường hay tạo nhân ác này mà chính mình hoàn toàn không biết. Chính mình cho là chuyện rất nhỏ mà không nghĩ là điều này ảnh hưởng rất lớn.

Bất luận là thiện hay là ác, chúng ta nhất định phải quan sát được, thể hội được sức ảnh hưởng của nó lớn như thế nào, ảnh hưởng sâu sắc ra sao, thời gian ảnh hưởng dài bao lâu. Khi bạn vừa suy xét đến phương diện này thì tự nhiên sẽ biết thâu liễn.

* Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - tập 85.
* Chủ giảng: Hòà Thượng Tịnh Không.

quan điểm của PGNT về vấn đề này như thế nào ? trong kinh điển có nói không ?
 
đọc đc cái này trên mạng cũng nảy sinh thắc mắc . câu hỏi là thấy tăng làm gì sai thì thái độ mình là có nhắc ng đó không ?
đây là một bài trl của hoà thượng Tịnh Không
xin trích :
PHÊ BÌNH NGƯỜI XUẤT GIA LÀ BẠN ĐÃ TẠO NGHIỆP
PHỈ BÁNG, TỘI LỖI NÀY BẠN PHẢI TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

Trong nhà Phật, đặc biệt chúng ta nhìn thấy có những người xuất gia hành trì không như Pháp.
Chúng ta có thể phê bình họ không? Nhất định là không được! Họ có xấu có ác thế nào đi chăng nữa, thì trong tương lai chính họ phải chịu quả báo, chúng ta phê bình họ thì tội lỗi của chúng ta không biết là nặng bao nhiêu? Là nguyên nhân gì?

Thật ra mà nói rất ít người hiểu được hình tượng của người xuất gia. Hình tượng mặc lên chiếc áo cà sa này.

Bạn nghĩ xem: "Ở bên ngoài đi một vòng sẽ có bao nhiêu người nhìn thấy?
Hạt giống Phật đã được trồng vào trong A lại da thức, họ vừa nhìn thấy liền biết đây là Phật". Ý niệm về Phật của họ liền sanh khởi lên.

Tất cả những việc ác của họ chúng ta không nói. Hình tượng này của họ sẽ khiến cho vô số chúng sanh trồng thiện căn, mặc dù họ có hành vi xấu ác thế nhưng nếu như chúng ta lại đi khắp nơi tuyên truyền về họ.
Khiến cho đại chúng trong xã hội nhìn thấy tất cả người xuất gia, đều cho rằng đây là những người không tốt thì chúng ta đang ở đó tạo nghiệp phỉ báng rồi, tội lỗi này bạn phải tự chịu trách nhiệm.

Cho nên chúng ta thường hay tạo nhân ác này mà chính mình hoàn toàn không biết. Chính mình cho là chuyện rất nhỏ mà không nghĩ là điều này ảnh hưởng rất lớn.

Bất luận là thiện hay là ác, chúng ta nhất định phải quan sát được, thể hội được sức ảnh hưởng của nó lớn như thế nào, ảnh hưởng sâu sắc ra sao, thời gian ảnh hưởng dài bao lâu. Khi bạn vừa suy xét đến phương diện này thì tự nhiên sẽ biết thâu liễn.

* Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên - tập 85.
* Chủ giảng: Hòà Thượng Tịnh Không.

quan điểm của PGNT về vấn đề này như thế nào ? trong kinh điển có nói không ?
Theo kinh nguyên thuỷ thì đức Phật có cho Cư sĩ nói lỗi chư Tăng không
Hoàn toàn là Có nha .
Chuyện kể các vị tỳ kheo khi thọ thực xong thường ngôi chơi và “chọt lét” đến 1 vị tỳ kheo nhỏ tuổi lộn ruột và die//, khi ấy có vị Cư sĩ đi ngang qua và nói lỗi ”Oai nghi Tế Hạnh” của người đã xuất gia , chuyện ấy đến tai Phật và đức Phật còn khen vị cư sĩ ấy bảo vệ chánh pháp Như Lai

Còn Trong kinh tăng chi bộ nykaya từng có 3 vị cư sĩ triệu phú họ bàn với nhau không cúng dường vật dụng, thức ăn đến các vị tỳ kheo không có giới , không đức hạnh, các vị tỳ kheo hay tranh cải, đấu đá đến nhau . 3 vị cư sĩ này cùng dân làng đã chỉ trích, chất vấn nói lỗi các vị tăng đó về lối sống không hoà hợp . giới học... dẫn đến chia rẽ ... đến nỗi các vị Tỳ kheo đó họ ốm o gầy mòn như xác sống, tu viện không 1 cận sự nam hay cận sự nữ nào lui tới . khi đó đức thế tôn đang ở độc cư trong rừng ( hạ thứ 10) cùng voi, khỉ ...
cả 3 vị cư sĩ này còn áp dụng biện pháp mạnh như không chào , ko đứng dậy, ko đảnh lễ , ko chắp tay , ko tỏ thái độ cung kính ... cho đến khi các vị tỳ kheo này đến sám hối dưới chân đức Phật . họ mới hoàn toàn tha thứ cho các vị tỳ kheo ấy.

“Thanh giả tự Thanh” dù theo học ở Phật thừa nào thì cần nghiêm chỉnh coi lại bản thân ❤️

Tĩnh tâm soi xét lại mình
đã an đã tịnh đã bình hay chưa
hay còn sáng nắng chiều mưa
vì danh lợi dưỡng sớm chưa muộn phiền.
 
Theo kinh nguyên thuỷ thì đức Phật có cho Cư sĩ nói lỗi chư Tăng không
Hoàn toàn là Có nha .
Chuyện kể các vị tỳ kheo khi thọ thực xong thường ngôi chơi và “chọt lét” đến 1 vị tỳ kheo nhỏ tuổi lộn ruột và die//, khi ấy có vị Cư sĩ đi ngang qua và nói lỗi ”Oai nghi Tế Hạnh” của người đã xuất gia , chuyện ấy đến tai Phật và đức Phật còn khen vị cư sĩ ấy bảo vệ chánh pháp Như Lai

Còn Trong kinh tăng chi bộ nykaya từng có 3 vị cư sĩ triệu phú họ bàn với nhau không cúng dường vật dụng, thức ăn đến các vị tỳ kheo không có giới , không đức hạnh, các vị tỳ kheo hay tranh cải, đấu đá đến nhau . 3 vị cư sĩ này cùng dân làng đã chỉ trích, chất vấn nói lỗi các vị tăng đó về lối sống không hoà hợp . giới học... dẫn đến chia rẽ ... đến nỗi các vị Tỳ kheo đó họ ốm o gầy mòn như xác sống, tu viện không 1 cận sự nam hay cận sự nữ nào lui tới . khi đó đức thế tôn đang ở độc cư trong rừng ( hạ thứ 10) cùng voi, khỉ ...
cả 3 vị cư sĩ này còn áp dụng biện pháp mạnh như không chào , ko đứng dậy, ko đảnh lễ , ko chắp tay , ko tỏ thái độ cung kính ... cho đến khi các vị tỳ kheo này đến sám hối dưới chân đức Phật . họ mới hoàn toàn tha thứ cho các vị tỳ kheo ấy.

“Thanh giả tự Thanh” dù theo học ở Phật thừa nào thì cần nghiêm chỉnh coi lại bản thân ❤️

Tĩnh tâm soi xét lại mình
đã an đã tịnh đã bình hay chưa
hay còn sáng nắng chiều mưa
vì danh lợi dưỡng sớm chưa muộn phiền.
cám ơn nhé
 
Có người không hiểu Phật, than Phật giáo tiêu cực, nói toàn chuyện không vui. Từ đó Tăng ni chỉ được nhớ tới trong những ngày buồn như đám tang, cúng thất, cầu an cho người sắp đi. Rồi thì người ta còn đi xa hơn, xuống thấp hơn một tí, là khi nói đến Tăng ni là họ tưởng ngay đến những người mất sạch, một cọng tóc cũng không có. Thậm chí họ cho mình cái quyền châm chọc khiếm nhã khi nhìn thấy Tăng ni đâu đó. Một chuyện mà có uống mật gấu họ cũng không dám làm đối với những người thế tục cạo trọc.

Có người không hiểu Phật, bảo Phật giáo Nguyên thủy là cục bộ, cũ kỹ, đóng khung, thiếu năng động. Rồi thì tự cho mình sứ mệnh làm mới mọi thứ. Có những cái MỚI đáng xem là tối tân hiện đại, nhưng cũng có những cái MỚI chỉ là thứ sản phẩm nửa chim nửa chuột, vừa đủ tạo ra một loài dơi.

Có người không hiểu Phật, đọc đâu đó về cái gọi là thời Mạt Pháp rồi thì nỗ lực làm cái việc mà họ gọi là bảo vệ chánh pháp bằng tất cả phương cách thế tục nhất. Nói như ai đó, Phật giáo cần được hiểu đúng chứ không cần đến một vành đai sắt tự vệ. Chánh pháp là những gì rất thật, như nắng gió, mưa sương, luôn cần được thấu đáo chứ không cần ai bảo vệ theo cách làm rào đuổi gà. Hiểu được thiên nhiên cũng là bảo vệ thiên nhiên. Không bị ngộ nhận thì Phật pháp tự dưng hưng phát. Lo ngọn quên gốc là một chuyện đáng buồn cho nhiều người hôm nay.

Có người không hiểu Phật, trách Phật pháp không có những phát minh khoa học, trách Phật im lặng về những vấn đề nóng bỏng mà khoa học hiện đại đang cố tìm hiểu. Gì mà quanh năm bốn mùa cứ Lục Căn, Tam Độc, Tam Học, Tứ Đế. Chán chết được!

Có người không hiểu Phật, cho rằng thiếu nghi thức màu mè thì không thể quyến rũ quần chúng. Thế rồi những phương tiện thầy thím kia chỉ đem về cho Phật giáo những chuyên gia xin xăm thích nhang khói nhưng luôn lẩn tránh những cơ hội văn kinh thính pháp. Họ sợ nghe giảng như ai kia sợ thần chú!

Có người không hiểu Phật, cho rằng cứu cánh Niết-bàn gì mà buồn quá đỗi. Cái họ cần đến là một nơi chốn thơm ngát mát mẻ có thể tung tăng vọng niệm, hoặc thanh cao hơn một tí là có chỗ để họ ngồi… tụng kinh!

Có người không hiểu Phật, than các pháp môn tu hành truyền thống khô khan quá. Họ bày biện nhiều trò nghe qua đã thấy hấp dẫn. Có điều là sau mấy chục năm tu vui kiểu đó, một ngày kia họ phát hiện mình vẫn đứng yên ở chỗ xuất phát.

Có người không hiểu Phật, than lời Ngài có vẻ khó theo, bèn tự kiếm ra một con đường xem chừng ngắn hơn, dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn. Cuối đời, họ giật mình ngó lại, mình chẳng còn là một Phật tử nữa, món duy nhất còn giữ lại được chỉ là cái pháp danh sư phụ đặt cho ngày trước. Nhìn lên ảnh tượng Thế Tôn họ bỗng thấy xa lạ quá chừng!

Vậy thì trong mấy mươi năm hoằng pháp, đức Phật đã nói những gì? Nói kiểu ỡm ờ thì Ngài chẳng từng nói một câu nào hết. Nếu nói cận nhân tình một chút thì suốt cuộc độ sinh đức Phật chỉ nói đến hai chuyện: Cái gì là khổ đau và thế nào là con đường thoát khổ.

Chưa thấy được việc trầm luân sinh tử là một gánh nặng thì có bôn ba, đôn đáo cách mấy cũng quẩn quanh trong những hình thức hiện hữu cách này hay cách khác. Nhà Phật gọi đó là samsāra – tức là hành trình của những tái hiện, trùng phục, lặp lại những thứ đã diễn ra từ vô thủy, như những bèo bọt trên sóng nước. Chưa thấy được lý tưởng căn bản của đường tu là thấu suốt, buông bỏ và lợi tha thì mọi đạo lộ đều có thể là những lối mòn quẩn quanh. Chưa thấy chán ngán những trò đùa hí lộng của nhân gian thì người ta vẫn còn đắm lụy những thứ màu mè trẻ con không thật sự cần thiết cho hành trình trưởng thành của bản thân. Bao nhiêu bày vẽ, bay nhảy, tô điểm, thêm thắt đều chỉ làm mất thời gian trước cái gọi là nội dung Phật pháp ấy.

Sư Toại Khanh

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
 
THAY LỜI MUỐN NÓI .cảm ơn Ngài TK

Tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong Tăng già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu phân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ. Bắt đầu nghe tui nói.
- Cạo đầu mặc áo tu, nhưng mà cái chủ ý của mình là mình nhắm tới cái gì, là một.
- Thứ hai, cho tôi nói chuyện sang đàn một chút.

Có rất nhiều Chùa quê ở Việt Nam, đệ tử nó ham tu nó xin vào xuất gia, Thầy gật đầu xong, Thầy biến đệ tử thành con ở trong chùa. Biết không?

Suốt mấy chục năm là làm ruộng, quét chùa, nấu ăn, sắc thuốc nam, không cho nó học cái gì hết,... Rồi nếu đứa nào nó tỉnh thì nó biết nó đang tu với một hành trình rỗng không, rỗng tuếch.

Còn nhiều đứa nó xui nó không biết, khi mà Thầy về già, Thầy giao lại cho nó cái chùa, nó tưởng tu là làm chuyện đó gọi là tu, cứ ngày hai bữa công phu, buổi trưa trước khi ăn thì cầm cái chén bắt ấn vậy, hiểu không?
Rồi rải vài hột cho mấy vong, rồi xong...

Các vị tưởng tượng cái kiểu tu như vậy nó có xứng đáng là di sản của một vị Chánh Đẳng Giác không? Hả? Phải chứ ?
Tức là, ngày tụng hai chầu, mà nội dung hai chầu đó gồm có hai thứ căn bản: Một là tụng thứ mình không hiểu, “....”gì đó mình không hiểu.

Nội dung thứ hai là cầu nguyện, xin cho vị này phù hộ, vị kia phù hộ, nếu mà cái đầu vị đó tỉnh tỉnh thì sẽ thấy kỳ kỳ.
Có những người có cái đầu mà không có xài, và các vị phải nhớ, cái gì không xài thì, một là nó còn mới nguyên, hai là nó đánh mất đi tác dụng của nó.

Ví dụ cái cơ bắp mà mình không vận động lâu ngày thì teo.
Và cái người lớn tuổi mà không có tìm cách vận động não bộ, ví dụ như không đọc sách, không yêu thương súc vật, con cháu, không chơi lan kiểng, không học ngoại ngữ, không chơi âm nhạc, không nghệ thuật thì người đó rất dễ Alzheimer. Có biết không?

- Cho nên cái chủ ý ở đời sống rất là quan trọng, quan trọng lắm. Mình nhắm tới cái gì, hồi nãy tôi nói, buồn nhất là những người biết đạo mà mất một thời gian rất là dài cho một cái hành trình, cho một cái đạo lộ không có nội dung, có hiểu không?
Cái đó rất là đáng tiếc...

Cả đời chỉ biết cầu nguyện, cả đời chỉ biết thần chú, cả đời chỉ biết thờ lạy các mẫu tượng mà không hề chịu một phút nghĩ lại là cái Tuệ Giác của một vị Phật dưới gốc Bồ Đề năm xưa, không lẽ chỉ có chừng đó sao, hả?
- Mấy hôm nay các vị thấy mình vừa giỡn vừa học đó mà một cái nội dung nó quá nhiều, mà đó chỉ là một mảnh vụn thôi đó, một mảnh vụn của Đức Phật thôi đó.

Mà trong khi mình nghĩ mình tu mấy chục năm mà nội dung không có. Mà theo trong Kinh, tùy cái hành trang của mỗi người, mà chúng ta hài lòng với cái gì.
Câu đó là cái câu làm tôi chấn động nhất.
"Tùy hành trang của mỗi người mà ta hài lòng với cái gì trong đời sống".

Cái đứa mà nó có máu triệu phú nó không hài lòng với tiệm tạp hóa, cái đứa mà nó có máu học giả nó không hài lòng với bằng trung học, cái đứa mà nó cái máu gọi là phiêu lưu thì nó không có thể nhìn cái ao làng, cây đa, bến nước, hiểu không...?

- Một người tu hành nếu mà Ba La Mật nhiều, họ không hài lòng với những hình thức, không hài lòng với hình thức, một cái nội dung tu học mà quá nghèo nàn họ chịu không nổi, họ luôn nghi ngờ con đường dưới chân:
“Con đường này sẽ đi về đâu???”
- Còn cái người Ba La Mật ít thì họ rất là sớm hài lòng với cái học đó, dễ ẹc à, vậy là vui rồi.
Vô Sư phụ cạo đầu, mặc cho cái áo, đặt cho cái pháp danh, chỉ cho cái mỏ, mỗi ngày quất cho hai thời công phu, ăn rồi bắt ấn 4000 hột cho mấy con kiến.., Xong.

- Bây giờ Đạo Phật có chuyện cúng kiến(g), cúng mấy cái vong không ăn, toàn mấy con kiến ăn không.
Cho nên, tui nói đùa mà đó là thật, toàn là cúng "kiến" không à, mà Giáo Lý thì không chịu học, mà tôi không biết có bao giờ các vị nhìn cái tủ Đại Tạng Kinh các vị ngạc nhiên không?

Nếu mà nói rằng Pháp môn tu chỉ là khấn nguyện sơ sài thì vậy hỏi cái tủ Kinh đó đựng cái gì??? Có bao giờ các vị có thắc mắc cái đó không?

- Thí dụ bây giờ tôi tới nhà quý vị ở, tôi lại nhà cô áo xanh này ở ba tháng, mà ngày nào bả cũng cho tôi mì gói hết, thì tôi hỏi mấy cái tủ trong bếp đựng cái gì vậy? hả?

Tôi thấy bả có 3 cái tủ lạnh, hai cái tủ đá, mà ba tháng ăn ở nhà cô, cô chơi mì gói không à, thì phải cho tui tức chứ.
Mà chiều nào cũng thấy bả đi chợ hết, đi chợ về thấy thùng thùng vỏ vỏ vậy đó, mà 3 cái tủ lạnh, tám cái freezer mà tui không biết bả đựng cái gì, mà cứ mì gói cho tui ăn 90 ngày rồi, mà bả nói ngày mai bả tiễn tôi nên bả tặng tôi gói nữa. thì các vị nghĩ tui có tức không?

Không phải tui tham ăn nhưng mà ít ra tui cũng có suy nghĩ rằng “lạ, không biết bả đi chợ bả mua cái gì, dầu bả nói tui ăn chay ít ra cũng phải cho tui ăn tàu hũ hay cái gì”, có khi tui ăn không hết, bà cất bữa sau hâm ăn nữa, thì phải cho tui tức chứ. Nếu mà cái chuyện đó tui tức được thì tại sao chuyện tôi đi tu mà tui không tức?

- Tôi biết rõ ràng Kinh điển trùng trùng như vậy, mà Sư phụ chỉ cho tui từng đó thôi, ấy vậy mà có không ít thế hệ Tăng Ni không có tức, Phật tử không có tức. Tức ở đây không phải là giận, mà tức ở đây có nghĩa là thắc mắc á. Họ chớ hề thắc mắc, lạ lắm.

- Có mấy Thầy có mấy đề tài cứ nói hoài. Cứ Vu Lan, có cái vụ Hiếu quất hoài vậy đó, rồi Dâng Y thì quả báo dâng y Kathina chơi hoài, rồi Phật Đản thì ba cái vụ ý nghĩa Đản sanh, thành đạo cứ làm hoài, mà cứ nói suốt mấy chục năm trời.
Cứ Vu lan, Phật Đản, Dâng Y mà cứ bổn cũ soạn lại soạn riết rồi Phật tử nó thấy Pháp sư vừa nhấp môi cái là Phật tử họ biết nói cái gì rồi, nhiều người họ biết.

Mà lạ lắm, cứ nhào vô cúng dường, nhào vô để mà nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ.

- Tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong Tăng già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu ph.ân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ.

Mà cứ dấu hoài, bao nhiêu thế hệ mà cứ tiếp tục tu trong cái lối mòn như vậy, mà tôi nói nó hơi nặng nha, có cái câu nó hơi kỳ: “trâu quen ngõ, chó quen đường” hiểu không?

Chứ còn con người phải có hướng đi mới, chứ còn có đâu mà cứ nhiêu làm hoài mà không thấy thắc mắc nhiều.

- Mà nhiều người đau lắm, ở ngoài là Dược sĩ, Bác sĩ,... mà đi vô theo Sư phụ làm chuyện đó mà vui nhất là tu mà tụng Thần Chú, tụng những cái mình không hiểu, mà nếu tính tổng thời gian một ngày tụng bao nhiêu thời công phu, mà mỗi thời công phu tốn bao nhiêu phút cho Chú mà tổng cộng một đời tu năm chục năm thì mất bao nhiêu thời gian cho Chú, mà Chú là cái mình không hiểu, thì nói rằng “không hiểu nó mới linh” mới đau nữa, thì cái điều đó đi ngược lại Phật Pháp.

- Giáo Pháp của Đức Phật có một đặc điểm là “Ehi passiko” = “Thách thức mọi thử nghiệm”.

Có nghĩa là, ai thấy Đạo Phật kỳ kỳ cứ nhảy vô tìm hiểu.

Còn cái nữa là sanditthiko, đó là quan điểm thứ hai của Đạo Phật là Đạo Phật “Đến để mà thấy”, mà phải tự mình thấy chứ không phải nhờ người khác nhai rồi mở bỏ miệng mình dùm.

“San” là từ chữ “Sayam” là “tự mình” (by yourself).
Sanditthiko là tự mình thấy.

Rồi cái nữa là:
“Veditabbo vinnuhi” cái đạo này là đạo dành cho người Trí, không phải đạo dành cho người tin.

Mà đọc hoài đọc mòn mỏ, vừa mòn mỏ vừa mòn mỏi mà không hề, hiểu không? Đọc hoài mà sao không thấy thắc mắc.
- Cho nên khi mà các vị, tôi phân bua để bà con hiểu tại sao Phật hiếm, Phật hiếm lắm, tại vì cái thói quen mình cứ đi hoài giống như kiến bò miệng chén á, nó không biết thắc mắc, không biết đặt vấn đề á...

- Cho nên tôi nhìn cái gì trong khung mà tôi sợ lắm, ví dụ tôi nhìn khung hình á, nhìn với tâm hồn hồn nhiên được, lâu lâu tôi nhìn cái Mỹ nó kêu là shadow box, shadow là cái bóng á, là mấy khung hình nó hơi dày, biết chữ đó không?

Tôi sợ lắm, tại vì nhìn cái gì bị nhốt tôi sợ lắm, tôi sợ chuyện người ta làm dâu, bởi đối với tôi làm dâu là bị nhốt, tôi sợ người bị bệnh liệt, vì bị liệt là bị nhốt, tôi nhìn cái cảnh chim lồng cá chậu tôi sợ điều đó là sẽ bị nhốt, chỉ riêng cái cảnh biết sợ cái nhốt, tự nhiên mình sẽ có khuynh hướng đi tìm cái lối thoát. Mà nhiều người họ không thấy cái bị nhốt đó.

- Tôi nói các vị bao nhiêu lần, dầu cho cái lồng nó bằng vàng, mà nếu nó nhốt mình thì đó là nhà tù. Dầu cho sợi xích đó bằng vàng thì vẫn là dây xích, mà phàm phu mình không.

Dây xích bằng sắt nó gọi là dây xích, mà dây xích bằng vàng thì là dây chuyền...
Thì cái nào cũng là dây xích thôi.

- Thí dụ mình nghèo thì mình bị xiềng bởi một gia đình thiếu thốn. Còn mình giàu thì mình bị xiềng bởi một cái tài sản phải nói là hoành tráng.

Thì dầu bị xiềng bởi cái gì thì cũng là cái xiềng xích hết, phải tập cái đó.
- Và đặc biệt cái chủ ý quan trọng lắm, làm gì, nếu có người hỏi tôi:
“Giờ tụi con học dở, nhớ dở thì Sư bày cho cái Pháp môn nào dành cho người dở ẹc đi Sư”.
Thì tui bày cho một Pháp môn đó là chữ

“Nguyện”:
Tức là mỗi ngày thay vì đọc Thần Chú, làm ơn đọc dùm mấy câu Nguyện, đó là:
▪︎ Con Nguyện đời đời được gặp Chánh Pháp. Nếu không được gặp Đức Phật ra đời thì cũng gặp “Minh Sư Thiện Hữu”.
▪︎ Con xin đời đời biết nghi ngờ con đường dưới chân.
▪︎ Con xin đời đời biết sợ lối mòn, đường cũ. Hiểu không?
▪︎ Con xin đời đời biết tìm đến cái tốt hơn.
▪︎ Con xin đời đời có khả năng buông bỏ.
▪︎ Con xin đời đời không bị giam nhốt trong những rào dậu.

Những cái lời Nguyện đó các vị nghe rất là kỳ, nhưng mỗi một lời Nguyện đó nó đánh động đến một vấn đề. Các vị biết “đánh động” không?
Mỗi một lời Nguyện, câu Nguyện “Con xin Nguyện đời đời không bị giam nhốt trong những rào dậu”, rào dậu là mấy cái hàng rào.

Tôi kể các vị nghe chuyện này, các vị đau lắm: Con voi á, nhiều khi các vị thấy con voi nó bị xiềng bởi một sợi dây nhỏ xíu à, nếu nó hiểu chỉ cần nó đá một cái là đứt xích cái đúng không?
Nhưng mà chỉ vì tự nó nói rằng “Mình đang bị xiềng” thế là nó quần quanh bên sợi dây xích đó, phải đợi đến một lúc nó bị điên lên á, nó mới làm đứt dây xích, có hiểu cái đó không?
Chứ còn nó chưa đến lúc của nó, là nó cứ quần quanh bên sợi dây xích.

Tôi nói có ai thấy cái đó không?
Cái sợi dây nó không có nghĩa lý gì với nó hết biết không? Một phát một là chàng đã về tới rừng, mà vì nó cứ ám ảnh là “Người này là người nuôi mình”, “sợi dây này là sợi dây ràng buộc mình, mình không thể đi xa”,... Nó cứ ám ảnh bao nhiêu đó, nó cứ ám ám ám, rồi người ta đối xử tệ bạc với nó.

Kỳ rồi ở lễ hội Tây Nguyên chết mấy con đó, cho ăn không đủ nó mà bắt nó làm việc quá sức, nó ốm gầy mòn nó ch.ết, mà rừng xanh cách nó có 2cm mà nó không dám về, nó ch.ết gầy mòn, rễ mía kế bên nó không dám ăn. Cho nó ăn cái gì nó ăn cái đó.
Thì tôi thấy ngậm ngùi chớ. Rất là ngậm ngùi. Nếu mọi người hỏi tôi là “nhớ dở, hiểu dở, thì Pháp môn nào?”. Tôi nói “Pháp môn Nguyện, bách nguyện”

Tôi có một pháp hiệu là “Bá mật thệ sĩ" bá mật thệ là người có trăm điều Nguyện kín.
- Thì tôi nghĩ nếu sau này mà những người thân thích, thân thuộc với tôi, tôi không nghĩ đến chữ học trò nhưng mà họ thân thuộc, tôi sẽ bày họ một trăm câu Nguyện.

Trăm câu Nguyện đọc chưa tới một giờ đồng hồ, mà mỗi một câu Nguyện như vậy nó đánh động một vấn đề hiểu không?
▪︎ Chẳng hạn như “đời đời con đừng hài lòng với bất cứ rào dậu nào. Đời đời xin cho con biết nghi ngờ con đường dưới chân. Đời đời cho con biết nghĩ đến điều tốt hơn. Đời đời xin cho con chớ hài lòng quá sớm với những thành tựu”..
Cứ mỗi một câu Nguyện nó mở ra một vấn đề, đọc như vậy nó mới đã. Còn đàng này cứ đọc mấy cái không hiểu...

Thường Cận Y Duyên
Sư Toại Khanh.
 
Chữ Bồ-Tát có nghĩa là gì?

Từ chữ Bodhisatta, âm là Bồ đề tát đỏa, gọi tắt là Bồ-tát.

Bodhi từ ngữ căn budh nghĩa là: thông minh, hiểu biết.

Satta là hữu tình. Chữ satta còn có nghĩa là chúng sinh, chúng sinh có ba nghĩa:

- Chúng pháp sinh: Nghĩa là nhiều pháp hội lại (chúng) thành (sinh ra).

- Chúng loại sinh: Nghĩa là nhiều chủng loại hội lại (chúng) mà hình thành, (như thế gian có nhiều chủng loại đang hiện hành).

- Thọ chúng đa tử sinh: Nghĩa là nhận nhiều sự sanh lên rồi hoại diệt (tử). Không gọi là chúng tử, vì có sanh ắt có tử là điều hiển nhiên nên chỉ gọi "chúng sinh" là đủ.

Ngày nay, các học giả thường dùng từ satta với nghĩa là các hữu tình để phân biệt với hạng chúng sanh ở cõi Vô tưởng (asaññībhūmi).

Luận A-tỳ-đàm (Abhidhamma pitaka) gọi những pháp nào có Mạng quyền (jīvitindriya), pháp ấy là chúng sinh, như chúng sinh ở cõi Vô tưởng chỉ có sắc pháp không có tâm thức, nhưng sắc pháp này lại có sắc Mạng quyền (jīvitindriya rūpa) nên được gọi là chúng sinh.

Còn ở cõi Vô sắc (arūpa bhūmi), chỉ có tâm thức không có sắc pháp, nhưng tâm thức này có danh Mạng quyền (jīvitindriya nāma) nên cũng được gọi là chúng sinh.

Chính vì thế, tuy đất, nước, núi, sông, cây cỏ, … cũng có ba nghĩa như chúng sinh ở trên, nhưng không có sắc Mạng quyền. Do vậy, chỉ được gọi là sắc pháp mà không được gọi là chúng sinh.

Tóm lại, Bồ-tát là hữu tình có trí, có sự hiểu biết. Tức là chúng sinh có tri giác cao.

Nguồn: https://wikidhamma.com/stp/tkcm/dbk/hanh-nguyen-bo-tat/
 
mong duy trì theard này dài . Sư Toại Khanh thuyết chính ở Youtube nào thế ? để tiện theo dõi
Hình như là Kalama Journal - fb lẫn youtube.

Nhưng cá nhân mình rcm nếu muốn học Kinh Tạng thì nên theo dõi các lớp ở Viettheravada trên ytb sẽ liền mạch hơn.
 
Hình như là Kalama Journal - fb lẫn youtube.

Nhưng cá nhân mình rcm nếu muốn học Kinh Tạng thì nên theo dõi các lớp ở Viettheravada trên ytb sẽ liền mạch hơn.
ko biết viettheravada trên ytb có phải giống bên fb không ? thấy mấy nhóm theravada fb dạo này cũng tổ chức các khoá quần nâu áo nâu “chữa lành” :|
 
Những lời dạy của Thiền Sư U Tejaniya.

1. Khi có một chút mong đợi nhỏ nào đó thôi, tâm bạn cũng sẽ bị rối lên ngay. Hãy nhìn lại thái độ hành thiền của mình, và đừng mong đợi kết quả!

2. Khi bạn sử dụng trí tuệ, sự tinh tấn đã có mặt ngay ở đó.

3. Niệm là hay biết những gì đang có mặt ngay chính tại đây.

4. Khi để tâm lười biếng không hoạt động, nó sẽ nghĩ lung tung.

5. Mỗi khi bạn buồn bực điều gì, hãy quay vào trong nhìn lại mình. Không có ai hay bất cứ cái gì bên ngoài để bạn trách cứ, vì đã gây ra trạng thái tâm ấy cho mình.

6. Điều quan trọng là phải học cách phân biệt rõ sự khác nhau giữa đề mục (đối tượng quan sát) và tâm hay biết. Đâu là đối tượng quan sát? Đâu là tâm hay biết?

7. Bất cứ khi nào người ta buồn bực, trầm cảm, đó là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn họ đã mong muốn điều gì đó và không đạt được nó.

8. Suy nghĩ có thể lừa dối bạn, nhưng cảm giác (vedanā) thì không thể – Cảm Giác là thật.

9. Muốn nói và chẳng muốn nói – cả hai đều cùng là một vấn đề

10. Bạn muốn làm một việc gì đó hay không, không quan trọng. Hãy tự hỏi chính mình xem có cần làm việc đó hay không.

11. Đừng chú ý đến tiếng động, chỉ nhận biết rằng: bạn đang nghe. Nghe cũng bao gồm cả biết tiếng động trong đó. Đối với nhìn, ngửi...cũng y hệt như vậy.

12. Những phiền não nhỏ xíu rồi cũng đều lớn lên. Cuối cùng chúng ta cần phải đạt tới khả năng nhìn ra được ngay cả những biểu hiện vi tế nhất của tham và sân.

Ngài Thiền Sư U Tejaniya Sayadaw
Nhóm Thiền Giữa Đời Thường

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.
 
Những lời dạy của Thiền Sư U Tejaniya.

1. Khi có một chút mong đợi nhỏ nào đó thôi, tâm bạn cũng sẽ bị rối lên ngay. Hãy nhìn lại thái độ hành thiền của mình, và đừng mong đợi kết quả!

2. Khi bạn sử dụng trí tuệ, sự tinh tấn đã có mặt ngay ở đó.

3. Niệm là hay biết những gì đang có mặt ngay chính tại đây.

4. Khi để tâm lười biếng không hoạt động, nó sẽ nghĩ lung tung.

5. Mỗi khi bạn buồn bực điều gì, hãy quay vào trong nhìn lại mình. Không có ai hay bất cứ cái gì bên ngoài để bạn trách cứ, vì đã gây ra trạng thái tâm ấy cho mình.

6. Điều quan trọng là phải học cách phân biệt rõ sự khác nhau giữa đề mục (đối tượng quan sát) và tâm hay biết. Đâu là đối tượng quan sát? Đâu là tâm hay biết?

7. Bất cứ khi nào người ta buồn bực, trầm cảm, đó là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn họ đã mong muốn điều gì đó và không đạt được nó.

8. Suy nghĩ có thể lừa dối bạn, nhưng cảm giác (vedanā) thì không thể – Cảm Giác là thật.

9. Muốn nói và chẳng muốn nói – cả hai đều cùng là một vấn đề

10. Bạn muốn làm một việc gì đó hay không, không quan trọng. Hãy tự hỏi chính mình xem có cần làm việc đó hay không.

11. Đừng chú ý đến tiếng động, chỉ nhận biết rằng: bạn đang nghe. Nghe cũng bao gồm cả biết tiếng động trong đó. Đối với nhìn, ngửi...cũng y hệt như vậy.

12. Những phiền não nhỏ xíu rồi cũng đều lớn lên. Cuối cùng chúng ta cần phải đạt tới khả năng nhìn ra được ngay cả những biểu hiện vi tế nhất của tham và sân.

Ngài Thiền Sư U Tejaniya Sayadaw
Nhóm Thiền Giữa Đời Thường

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.
ngủ đi khầy 🙏
 
Học thuyết Phật giáo có nói về vấn đề tự tử không mày
Ko có nói sâu lắm. Chỉ là khi quẩn trí chọn cách tự sát thì những kiếp sống sau này khi mà khó khăn, bất lợi thì dễ đi tìm cái chết như là giải pháp - gọi là Cận Y Duyên🙏

Bạn tham khảo :


 
Sinh mạng của tôi chớp tắt từng hơi thở ra vào. Không biết là sẽ ra đi lúc nào.
Vì vậy thôi phải thường xuyên thức tỉnh để sống chánh niệm 🙏
Khầy đúng kiểu lớ ngớ bất ngờ đột phá lên đạo tổ vậy 🙏
Thôi như khầy lại vui. Em thì đi ngủ cũng vui 🙏
 
Top