Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
NGƯỜI DỄ DẠY

Dễ dạy là trang bị khả năng sẵn sàng đón nhận điều hay lẽ phải từ muôn phương thiên hạ.

Nếu là người xuất gia thì thầy mình, bạn mình, học trò đệ tử của mình nói đúng thì mình phải chấp nhận. Cách đây mới hai hôm tôi có nghe một câu chuyện người thật việc thật, có hai vị trưởng lão tại VN, trong đó có một sư huynh và một sư đệ.

Vị sư đệ bị thị phi và sốc nặng.

Vị sư huynh khi thuyết pháp có kể nhưng không nói tên: “Khi thấy sư đệ khổ quá tôi có nói thế này, nếu mình có làm mà đời nó lôi ra chửi thì quá đúng rồi.

Nếu mình không có làm mà đời đem ra chửi là mình phải mừng, vì mình không có tệ như người ta chửi.” Dĩ nhiên tôi biết trong room nhiều người nghe cái này chịu không nổi, phải cao siêu lắm mới làm được.


Nhưng tôi nói thiệt, ở tuổi 50 này sau bao nhiêu năm làm thầy chùa, tôi tin tôi làm được. Bị thị phi, tôi nghĩ trong lòng, mình có như vậy hay không. Ok, nếu mình tệ như vậy thì phải quá rồi. Phải quá rồi Gấu ơi, em tệ quá như vậy đời nó chửi em là đúng. Nhưng nếu mình không có làm mà người ta chửi mình thì mình phải mừng là mình không có tệ như vậy.

Tôi nhớ câu chuyện về ông Voltaire, biết bao nhiêu bạn bè nói ông xứng đáng trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm của Pháp mà sao năm lần bảy lượt ông từ chối. Voltaire trả lời một câu mà tôi mê khủng khiếp: “Tôi thích nghe người ta nói thế này, Voltaire có đủ tư cách làm viện sĩ nhưng Voltaire không làm, hơn là Voltaire làm viện sĩ mà không có tư cách của một viện sĩ.” Ở đây chúng ta thấy rõ ràng, thà mình có đủ tư cách mà mình không được gì hết vẫn hơn là mình được tùm lum mà mình không đủ tư cách, ngày đêm phập phồng thấp thỏm sợ bị phát giác.

Tôi nhớ có viết câu chuyện đùa mà nhiều người hỏi sao tôi ‘đời’ quá vậy:
Đệ tử hỏi sư phụ:
- Người xuất gia có còn tình cảm nam nữ không thưa sư phụ?
- Ồ, đôi khi con ạ, như một kiểu tai nạn vậy mà!
- Nhưng so với cư sĩ thì tình cảm của tu sĩ có gì khác không thưa sư phụ?
Sư phụ gãi đầu, trầm ngâm một lát rồi nhìn quanh nói nhỏ:
- Người như mình thì trong chuyện tình cảm... sợ ĐỔ BỂ nhiều hơn sợ đổ vỡ con ạ!
Tôi rất là tâm đắc câu của sư phụ, cũng như câu của người sư huynh an ủi người sư đệ.


Dễ dạy ở đây nghĩa là người ta nhắc mình mà nhắc tào lao thì coi như người ta đang ho gà, ho đặc trị. Còn như người ta nhắc đúng thì coi như người ta đang chích Penicilline cho mình, đau thiệt nhưng có lợi.

Và ở đây tôi biết tôi nói cái này nhiều người trong room sẽ trề môi nói tôi đạo đức giả nhưng phải chịu thôi không thể không nói, trong trí nhớ của một người đã đi hơn hai phần ba cuộc đời, tôi thấy tất cả những kỷ niệm buồn đối với tôi đều có giá trị hơn kỷ niệm vui. Tất cả những câu nói khó nghe đều có lợi ích hơn là những câu nói dễ nghe.

Những người tôi thương, những vật tôi thích, làm khổ tôi nhiều hơn là cái người tôi ghét, vật tôi không ưa. Lạ lùng như vậy đó kính thưa quí vị. Khổ thay ta chỉ nhận những điều đó khi mà mọi sự đã đi vào quá khứ, đã trở thành dĩ vãng, đã trở thành ngày hôm qua. Còn trước mắt thì em nào cũng khoái ngọt hết.

NGƯỜI MUỐN CÓ KHẢ NĂNG DỄ DẠY LÀ PHẢI CÓ KHẢ NĂNG NHẬN THỨC.
Nhớ rằng, lời đắng dù trúng hay trật vẫn vô hại không nguy hiểm, còn ngọt dù trúng hay trật cũng đều nguy hiểm. Hãy nhớ câu thần chú đó. Chỉ có ngọt mới làm hư răng, khen đúng khen trật gì cũng nguy hiểm hết. Tiểu đường sinh lý thì có thể xài insulin chứ tiểu đường tâm lý thì hết thuốc chữa.
 
NGƯỜI KHÓ DẠY

Mình bị tiểu đường thì phải kiêng ăn ngọt, cao máu phải kiêng ăn mặn, bị dư cholesterol phải kiêng dầu mỡ, chất béo… nhiều và nhiều lắm, bệnh là phải kiêng, bị một chứng bệnh là phải kiêng một mớ, răng giả thì phải kiêng ăn đồ cứng, không răng thì phải kiêng ăn đồ cần nhai.

Trong đời này người mình có thể học có nhiều lắm, dù đó là người mình coi không ra gì, cũng rất có thể họ có cái gì đó để trao cho mình. Nhưng khổ thay, thể tạng của mình có cho phép mình đón nhận lấy những cái hay của trời đất hay không? Não trạng, tâm trạng, thể trạng của mình có cho phép hay không?

Khó dạy là gì?
Khó dạy là nội tâm của mình có quá nhiều vấn đề, mình không có khả năng tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tâm linh từ người khác, Đức Phật gọi đó là khó dạy.


Khi quí vị bị tiểu đường tâm lý (mental diabet), tâm khoái ngọt, đi nghe pháp mà nghe ông Sư mắng xối xả là vọt mất rồi, hoặc nghe chọt trúng chỗ nhột là không muốn nghe nữa. Thời Đức Phật có biết bao nhiêu người né Đức Phật, tránh Đức Phật, vì ngại dù họ nghe đồn thôi.

Chẳng hạn có bà hoàng hậu nghe nói Đức Phật không có hảo cảm với những giai nhân mỹ nữ, Ngài hay nói đến những khía cạnh tiêu cực, mặt trái. Ví dụ khi Ngài giảng xả ly, buông bỏ, giảng bất tịnh: tóc, lông, móng, răng, da, mật, đàm, mủ, máu… Ngài nói thân này là túi bằng da đựng nguyên đống bất tịnh bên trong. Họ nghe mà thấy ớn, với não trạng như vậy họ đã lìa xa Đức Phật, lìa xa cơ hội gặp gỡ bậc đại hiền thánh.


Người con gái khuê môn kín cổng là tốt, càng treo giá ngọc càng cao phẩm người, nhưng trong vấn đề tâm linh mà khuê môn kín cổng là xấu, càng khép cửa đóng khung kiểu ‘trinh nữ tâm linh’ là DỐT suốt đời.

Chư Phật ra đời mà mình có cái não trạng khuê môn kín cổng là không được.

Bởi vì Đức Phật dạy rằng: Này các tỳ kheo, chúng sanh trong đời giống như người bị lọt sình, có kẻ ngập sình tới mắc cá ta cứu được, tới đầu gối ta cứu được, tới thắt lưng ta cứu được, ngập tới cổ ta cứu được, ngập cả đầu ló lên búi tóc ta cứu được. Nhưng này các tỳ kheo, có kẻ lọt xuống hố sình mà không ló lên cái gì để Như Lai nắm kéo, ta gọi đó là người vô duyên trong giáo pháp này.


Nghĩa là mình không có khả năng tiếp nhận, cứ đóng cửa thì chư Phật ra đời nắm chỗ nào? Ít ra là khi mình muốn các ngài lôi mình lên thì mình phải có cái gì ló lên chứ. Những ngài như Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất cũng đứng dưới sình nhưng tới mắt cá thôi. Khỏi nói rồi, Đức Phật giúp rất dễ, Ngài chỉ nhắc nhẹ là xong. Một số người ngập lên tới đầu gối, tới bắp vế, tới thắt lưng… Nhưng Ngài dạy ló lên búi tóc là Ngài còn cứu được, chỉ cần Ngài thấy họ có chút duyên lành gì đó thì dù kiếp này họ không đắc dưới sự hướng dẫn của Ngài nhưng ít ra cũng đủ duyên để Ngài tiếp cho một nguồn nội lực. Đằng này, họ không có cả phước duyên này là thua.

Muốn hiểu được hiền thánh thì phải có password của hiền thánh, phải có chỗ tương thông tương đồng với hiền thánh thì mới có thể bước vào dù ở hàng rào của hiền thánh. Bờ rào mà chưa chạm tới thì làm sao vào bên trong để học hỏi.
Tôi luôn luôn tâm niệm: Con sẽ sống như thế nào để có được password của chư hiền thánh, các ngài chỉ cần đi thoáng qua ngang con thôi là con lập tức biết đó là chỗ con tìm về. Chỉ cần con nghe cái mùi của tà sư ngoại đạo là con biết con tránh.

Không có khả năng đó thì gọi là người khó dạy
.

Nói chung là cơ thể sinh lý của mình y như tâm lý của mình vậy. Khả năng đón nhận của mình càng ít thì chúng ta càng lỡ dịp học hỏi và tiếp nhận cái hay của trời đất.

- Người khó dạy là người luôn luôn khép chặt cửa lòng.
- Khó dạy là người không có khả năng đón nhận điều hay điều phải từ thiên hạ.


Cái đầu của mình vốn dĩ là cái thùng rác, một cái ao tù, cần phải được thay đổi luân phiên xê dịch, gột rửa. Thùng rác mà không được chạm tay tới thì muôn thuở đầy rác. Một cái ao không có lưu thông nước thì muôn thuở là ao tù. Phải dọn thì mới sạch được. Người phụ nữ có cái tủ lớn đựng áo quần, tủ nhỏ đựng mỹ phẩm nữ trang, nếu hai cái đó mà đựng toàn đồ rẻ tiền, đồ cũ xì, đồ không dùng nữa thì còn đâu chỗ trống để rước đồ xịn, đồ mới đồ đắt tiền. Muốn rước đồ ngon lành về thì dọn cái tủ nhỏ và tủ lớn cho sạch sẽ trống trải.

- Người khó dạy là người luôn luôn chăm bẵm tâm đắc với cái mình có, không chịu mở cửa lòng ra để mà đón nhận cái hay, đón nhận nắng gió muôn phương.
 
3 TRƯỜNG HỢP THƯƠNG YÊU MỘT NGƯỜI

Người không biết đạo thường không để ý phân biệt có bao nhiêu trường hợp mà sự thương mến có tính chất hoàn toàn khác nhau. Nói gọn thì sự thương mến ai đó chỉ nằm trong hai trường hợp, do từ tâm hoặc do tham ái.

Nói chi tiết hơn thì có ba trường hợp thương hay yêu một người:


1- Bằng từ tâm.

2- Bằng tình cảm nam nữ.

3- Bằng thứ tình thân mà người đời cho là trong sạch nhưng thật ra cũng là một kiểu tham ái. Đó là thứ tình cảm giữa cha mẹ con cái, bạn bè, quyến thuộc, thậm chí thầy trò.


Kể cả những người Phật tử không học giáo lý cũng khó mà ngờ được rằng ngay đến những đối tượng thân thích trong gia đình hay bè bạn, ta cũng luôn thương mến họ bằng tham ái nhiều hơn là từ tâm, Có một khác biệt lớn giữa hai cách thương này.

Thương bằng từ tâm trước hết không cần đến điều kiện, đối tượng ra sao ta cũng thương và khi họ không như ý ta muốn ta cũng không thất vọng. Còn sự tham ái thì ngược lại. Đó là thứ tình cảm cần đến điều kiện, luôn có tính cách trói buộc trong cách nghĩ áp đặt của mình, và khi đối tượng đó không được như ý mình nghĩ hoặc lúc mình không giữ được họ thì ta luôn bất mãn, ghen tuông hoặc đau khổ.

Đức Phật dạy rằng để không mắc nợ bữa ăn của các thí chủ cư sĩ, trước khi thọ thực vị tỳ kheo nên dành ra một tí thời gian tương đương với thời gian của một tróc tay để an trú từ tâm, Bữa ăn đó sẽ đem lại công đức lớn cho thí chủ, Đó là một kiểu đáp đền cho họ và bản thân vị tỳ kheo cũng thọ thực với tư cách của một người cho chứ không phải là một người nhận nữa.

Ta có thể nhìn thấy điều này rõ ràng hơn nữa qua việc sống gần với một người nhiều từ tâm, Khi thấy người ta mát mẻ, ta cũng dễ dàng mát mẻ theo, Mọi người khó lòng gay hấn, kiếm chuyện với một người lúc nào cũng tươi cười hồn nhiên và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Dĩ nhiên ở đây chúng ta đang nói đến một người thật sự đang an trú trong từ tâm chứ không phải người giỏi diễn kịch.

Tác Phẩm: Kinh Nghiệm Tuệ Quán (2)
 
Hãy chánh niệm, tỉnh giác và văn, tư, tu theo tinh thần Kalama, Tứ niệm xứ là con đường giác ngộ giải thoát 🙏🙏🙏
 
Tinh tấn coi chừng rơi vào thường kiến, tham ái sở đắc của bản ngã, phóng dật hãy cẩn trọng với đoạn kiến, và rơi vào cái trầm không trệ tịch! 🙏🙏🙏
Lành thay ! Cảm ơn Hiền giả đã nhắc nhở. Tôi vẫn cố gắng tinh tấn tu tập niệm chết !
Mỗi giây phút hơi thở của tôi vẫn còn mùi Phàm Phu trong đó thì khi tắt thở có thể đọa 4 cõi khổ hay làm người tà kiến - đoạn kiến bất cứ lúc nào. Vì vậy tôi sẽ không tự mãn mà cố gắng để trau dồi pháp học - pháp hành 🙏

Lành thay 🙏

Namo Buddhaya ^:)^^:)^^:)^

Namo Dhammaya ^:)^^:)^^:)^

Nammo Sanghaya ^:)^^:)^^:)^
 
Lành thay ! Cảm ơn Hiền giả đã nhắc nhở. Tôi vẫn cố gắng tinh tấn tu tập niệm chết !
Mỗi giây phút hơi thở của tôi vẫn còn mùi Phàm Phu trong đó thì khi tắt thở có thể đọa 4 cõi khổ hay làm người tà kiến - đoạn kiến bất cứ lúc nào. Vì vậy tôi sẽ không tự mãn mà cố gắng để trau dồi pháp học - pháp hành 🙏

Lành thay 🙏

Namo Buddhaya ^:)^^:)^^:)^

Namo Dhammaya ^:)^^:)^^:)^

Nammo Sanghaya ^:)^^:)^^:)^
Nầy @dungdamchemnhau ,một khi ông trọn vẹn với thân thọ tâm pháp trong hiện tại, rõ biết thâm tâm cảnh thì cái suy nghĩ " tôi là phàm phu hay thanh tịnh...." chỉ là vọng, và khi ông biết vọng thì cái biết đó là chân.🙏🙏🙏
 
Nầy @dungdamchemnhau ,một khi ông trọn vẹn với thân thọ tâm pháp trong hiện tại, rõ biết thâm tâm cảnh thì cái suy nghĩ " tôi là phàm phu hay thanh tịnh...." chỉ là vọng, và khi ông biết vọng thì cái biết đó là chân.🙏🙏🙏
Lành thay !

Đức Thế Tôn dạy:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.

Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
 
Lành thay !

Đức Thế Tôn dạy:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển.

Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.

Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Sadhu 🙏🙏🙏
 
THỜI GIAN ĐỂ TINH CẦN

Phật dạy rằng không phải lúc nào có lòng tu thì cũng tu được, nhiều lúc muốn tu mà không được, nên phải tận dụng những thời điểm tốt nhất để tranh thủ tu tập trước khi không còn cơ hội nữa.

Có lẽ nhiều người không tin, họ nói “tu là tu tâm, tôi muốn là tôi tu được.” Nói vậy là nói dóc, là nổ, là pháo đầu thai lại. Không phải dễ đâu! Muốn bát quan cũng không dễ. Quí vị bị loét bao tử thì có bát quan được không. Tới giờ ăn thì không muốn ăn, còn không phải lúc thì cứ muốn ăn. Vợ chồng con cái đứa níu đứa kéo thì làm sao mà tu. Đó là nói theo thế gian.

Còn ở đây Đức Phật dạy rằng có 5 thời điểm rất khó khăn cho một lòng tu:

(1) Tuổi già.
(2) Khi bệnh hoạn.
(3) Lúc đói kém thiên tai hay kinh tế suy sụp.
(4) Thời điểm giặc giã trộm cướp hoành hành.
(5) Khi tăng chúng không còn đoàn kết nữa, cá nhân ghét cá nhân, phe nhóm chống đối phe nhóm.


Có bà con nào sống qua thời bao cấp ăn độn mì và bo bo chưa? Lúc đó trong giấc ngủ chỉ thấy được ăn thôi. Lúc thức thì cày như con trâu con ngựa, lúc ngủ thì nằm chiêm bao thấy ăn đủ thứ, vì sáng ngày chỉ có ăn cơm độn thôi. Có lẽ trong này quí vị toàn những người sướng nhiều. Những ai vượt biên năm bảy mấy tám mươi thì chắc không biết đâu.

Tùy gia cảnh mà có người độn nửa cơm nửa mì, có người phải ba mì một cơm, ba cơm một mì hay hai cơm hai mì. Dòm cái tỉ lệ giữa mì với gạo thì đoán được gia cảnh. Cho nên, đói quá cũng dễ thua lắm, nằm ngủ chỉ mơ thấy ăn thôi thì thiền nổi gì. Để tô nước niệm “nước, nước, nước, nước…” nhắm mắt lại thấy nguyên tô canh, tô hủ tiếu hiện ra. Để nguyên miếng đất tròn làm đề mục đất niệm thì thấy nguyên cái bánh bao hiện ra, tu đề mục lửa thấy nguyên món nướng thì tu cái gì.

Thời chiến tranh hai miền Nam Bắc là tu không phải dễ. Tôi có biết một vài vị sư bị tên bay đạn lạc chết trước 75. Còn bà con Phật tử mình đang ngủ thì nghe U-bích nó hú. Bùm! Nó rớt ngay nhà thì đứa còn đứa mất. Vô rừng vô núi tu cũng khó, phe nào cũng nghĩ mình là người phe địch rồi tên bay đạn lạc. Khó tu lắm.

Khi tăng chúng không còn đoàn kết nữa, cá nhân ghét cá nhân, phe nhóm chống đối phe nhóm thì lúc đó quí vị vào tu với ai. Ngài Buddhaghosa là tác giả của các bộ Chú giải và bộ Thanh Tịnh Đạo kể về cái bi kịch lúc ngài qua bên Tích Lan để thực hiện bộ Chú giải. Lúc đó chư tăng Tích Lan gồm hai phe: Mahavihara (Đại Tự) và Abhayagiri (Vô Úy Sơn). Khổ một chỗ ngài thân với bên đây thì bị bên kia ghét, và ngược lại. Cũng may chỉ là ghét thôi chứ không đi xa hơn cái ghét đó. Cuối cùng ngài tìm cách hòa hưỡn, dung hòa, hòa giải và mượn được tài liệu kinh sách của hai phía để đối chiếu. Ngài tổng hợp, kiết tập lại và cuối cùng hôm nay chúng ta có bộ Chú giải Tam tạng hoàn chỉnh.

Cho nên, không phải có lòng tu là tu được đâu, vì chuyện gì trên đời này cũng phải cần đến vô số điều kiện thuận duyên hỗ trợ. Muốn có chén cơm không phải dễ. Đừng nghĩ có tiền thì mua gạo về nấu. Có một tỷ lý do để quí vị không thể nấu xong nồi cơm và nồi cơm nấu rồi có cả tỷ lý do để cản trở quí vị không ăn được chén cơm. Chỉ cần cầm chén cơm lên mà phát hiện cái nồi đồ kho bị khét thì ăn cái gì. Cầm chén cơm lên mà cảnh sát tới hỏi này kia là bỏ đũa. Cái răng buốt không chịu nổi, chóng mặt, đau bụng, hoặc có cú phone báo chuyện khẩn cấp gì đó thì làm sao mà ăn. Chỉ có lòng tu thôi chưa đủ mà còn phải có điều kiện nữa.

Ở đây Đức Phật dạy rằng khi ta có được những điều kiện, những cơ hội tốt là phải tranh thủ vì sẽ có một ngày ta già, mà tuổi già đi đến với Phật pháp thì gặp nhiều khó khăn lắm.

Thứ nhất, tuổi già mới vào đạo thì gặp nhiều khó khăn vì Phật chất trong người mình mỏng quá mà chất đời nhiều lắm. Trong cách sinh hoạt giao tiếp cư xử, trong chuyện trao đổi giao lưu với thầy bạn của người tuổi già nhiều trục trặc lắm, dễ tự ái dễ tủi thân. Chưa kể đi đứng khó khăn, sức khỏe thiếu thốn, ăn uống lèo phèo luộm thuộm.

Thứ hai là bệnh mà đổ xuống rồi thì tu cái gì.

Thứ ba là khi thực phẩm khó khăn thì cũng khó có thể tu. Mấy ngày nay, bên chỗ tôi ở họ sửa cầu nên tuyến xe bus có điều chỉnh lịch chạy. Chỉ cái lịch chạy của xe bus đổi là tôi đã lười xuống phố rồi. Nói chi là cái thời điểm không có gì để ăn thì làm sao tu học được.

Thứ tư là khi có chiến tranh, thiên tai nhân họa xảy ra thì cũng mệt.

Thứ năm là khi chúng tăng chia rẽ không đoàn kết thì mình tu ở đâu. Theo hòa thượng này thì hòa thượng kia không nhìn mặt.
 
THỜI GIAN ĐỂ TINH CẦN

Phật dạy rằng không phải lúc nào có lòng tu thì cũng tu được, nhiều lúc muốn tu mà không được, nên phải tận dụng những thời điểm tốt nhất để tranh thủ tu tập trước khi không còn cơ hội nữa.

Có lẽ nhiều người không tin, họ nói “tu là tu tâm, tôi muốn là tôi tu được.” Nói vậy là nói dóc, là nổ, là pháo đầu thai lại. Không phải dễ đâu! Muốn bát quan cũng không dễ. Quí vị bị loét bao tử thì có bát quan được không. Tới giờ ăn thì không muốn ăn, còn không phải lúc thì cứ muốn ăn. Vợ chồng con cái đứa níu đứa kéo thì làm sao mà tu. Đó là nói theo thế gian.

Còn ở đây Đức Phật dạy rằng có 5 thời điểm rất khó khăn cho một lòng tu:

(1) Tuổi già.
(2) Khi bệnh hoạn.
(3) Lúc đói kém thiên tai hay kinh tế suy sụp.
(4) Thời điểm giặc giã trộm cướp hoành hành.
(5) Khi tăng chúng không còn đoàn kết nữa, cá nhân ghét cá nhân, phe nhóm chống đối phe nhóm.


Có bà con nào sống qua thời bao cấp ăn độn mì và bo bo chưa? Lúc đó trong giấc ngủ chỉ thấy được ăn thôi. Lúc thức thì cày như con trâu con ngựa, lúc ngủ thì nằm chiêm bao thấy ăn đủ thứ, vì sáng ngày chỉ có ăn cơm độn thôi. Có lẽ trong này quí vị toàn những người sướng nhiều. Những ai vượt biên năm bảy mấy tám mươi thì chắc không biết đâu.

Tùy gia cảnh mà có người độn nửa cơm nửa mì, có người phải ba mì một cơm, ba cơm một mì hay hai cơm hai mì. Dòm cái tỉ lệ giữa mì với gạo thì đoán được gia cảnh. Cho nên, đói quá cũng dễ thua lắm, nằm ngủ chỉ mơ thấy ăn thôi thì thiền nổi gì. Để tô nước niệm “nước, nước, nước, nước…” nhắm mắt lại thấy nguyên tô canh, tô hủ tiếu hiện ra. Để nguyên miếng đất tròn làm đề mục đất niệm thì thấy nguyên cái bánh bao hiện ra, tu đề mục lửa thấy nguyên món nướng thì tu cái gì.

Thời chiến tranh hai miền Nam Bắc là tu không phải dễ. Tôi có biết một vài vị sư bị tên bay đạn lạc chết trước 75. Còn bà con Phật tử mình đang ngủ thì nghe U-bích nó hú. Bùm! Nó rớt ngay nhà thì đứa còn đứa mất. Vô rừng vô núi tu cũng khó, phe nào cũng nghĩ mình là người phe địch rồi tên bay đạn lạc. Khó tu lắm.

Khi tăng chúng không còn đoàn kết nữa, cá nhân ghét cá nhân, phe nhóm chống đối phe nhóm thì lúc đó quí vị vào tu với ai. Ngài Buddhaghosa là tác giả của các bộ Chú giải và bộ Thanh Tịnh Đạo kể về cái bi kịch lúc ngài qua bên Tích Lan để thực hiện bộ Chú giải. Lúc đó chư tăng Tích Lan gồm hai phe: Mahavihara (Đại Tự) và Abhayagiri (Vô Úy Sơn). Khổ một chỗ ngài thân với bên đây thì bị bên kia ghét, và ngược lại. Cũng may chỉ là ghét thôi chứ không đi xa hơn cái ghét đó. Cuối cùng ngài tìm cách hòa hưỡn, dung hòa, hòa giải và mượn được tài liệu kinh sách của hai phía để đối chiếu. Ngài tổng hợp, kiết tập lại và cuối cùng hôm nay chúng ta có bộ Chú giải Tam tạng hoàn chỉnh.

Cho nên, không phải có lòng tu là tu được đâu, vì chuyện gì trên đời này cũng phải cần đến vô số điều kiện thuận duyên hỗ trợ. Muốn có chén cơm không phải dễ. Đừng nghĩ có tiền thì mua gạo về nấu. Có một tỷ lý do để quí vị không thể nấu xong nồi cơm và nồi cơm nấu rồi có cả tỷ lý do để cản trở quí vị không ăn được chén cơm. Chỉ cần cầm chén cơm lên mà phát hiện cái nồi đồ kho bị khét thì ăn cái gì. Cầm chén cơm lên mà cảnh sát tới hỏi này kia là bỏ đũa. Cái răng buốt không chịu nổi, chóng mặt, đau bụng, hoặc có cú phone báo chuyện khẩn cấp gì đó thì làm sao mà ăn. Chỉ có lòng tu thôi chưa đủ mà còn phải có điều kiện nữa.

Ở đây Đức Phật dạy rằng khi ta có được những điều kiện, những cơ hội tốt là phải tranh thủ vì sẽ có một ngày ta già, mà tuổi già đi đến với Phật pháp thì gặp nhiều khó khăn lắm.

Thứ nhất, tuổi già mới vào đạo thì gặp nhiều khó khăn vì Phật chất trong người mình mỏng quá mà chất đời nhiều lắm. Trong cách sinh hoạt giao tiếp cư xử, trong chuyện trao đổi giao lưu với thầy bạn của người tuổi già nhiều trục trặc lắm, dễ tự ái dễ tủi thân. Chưa kể đi đứng khó khăn, sức khỏe thiếu thốn, ăn uống lèo phèo luộm thuộm.

Thứ hai là bệnh mà đổ xuống rồi thì tu cái gì.

Thứ ba là khi thực phẩm khó khăn thì cũng khó có thể tu. Mấy ngày nay, bên chỗ tôi ở họ sửa cầu nên tuyến xe bus có điều chỉnh lịch chạy. Chỉ cái lịch chạy của xe bus đổi là tôi đã lười xuống phố rồi. Nói chi là cái thời điểm không có gì để ăn thì làm sao tu học được.

Thứ tư là khi có chiến tranh, thiên tai nhân họa xảy ra thì cũng mệt.

Thứ năm là khi chúng tăng chia rẽ không đoàn kết thì mình tu ở đâu. Theo hòa thượng này thì hòa thượng kia không nhìn mặt.
Tôi cư sĩ có tu được không? Hãy thôi trích dẫn, nếu Đức Phật còn sống, ổng sẽ có cách nói khác, giới luật khác để tùy duyên thuận pháp! 🙏🙏🙏
 
Tôi cư sĩ có tu được không? Hãy thôi trích dẫn, nếu Đức Phật còn sống, ổng sẽ có cách nói khác, giới luật khác để tùy duyên thuận pháp! 🙏🙏🙏
Trích 1 đoạn trong Kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipanthana) nhé :

Với các chữ IN ĐẬM là chánh kinh và IN NGHIÊNG là giải thích cho IN ĐẬM.

Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn đang ở tại xứ Kuru nơi đó có một thị trấn tên là Kamma-sadamma.

"Một thuở nọ": Mặc dầu Ðại Ðức Ananda biết rõ thời điểm kinh này được thuyết ra, nhưng để ngắn gọn Ðại Ðức chỉ nói: "Một thuở nọ". Ðối với Ðại Ðức, có lẽ, để tiết kiệm thì giờ, nhưng đối với chúng ta, những người thuộc về một thời đại khác, thì đây không phải là điều may mắn bởi vì chúng ta không hiểu đích xác kinh này đã được thuyết ra vào lúc nào. Nếu Ðại Ðức Ananda quan tâm đến những chi tiết đó thì chúng ta có thể xếp kinh này và các kinh khác theo thứ tự thời gian (biên niên). Nhưng nay thì chúng ta không thể làm được điều đó, chúng ta chỉ có thể đoán kinh nào được thuyết trước kinh nào mà thôi.

"Ở Kuru": Kuru là tên một quận hạt hay một xứ nhỏ ở Ấn Ðộ. Theo tiếng Paa.li thì Kuru phải viết ở thể số nhiều. Nguyên thủy "Kuru" là tên của những người đầu tiên đến trú ngụ ở xứ này. Về sau tên này được dùng để chỉ cho một xứ thì thể số nhiều cũng vẫn được giữ nguyên. Bởi vậy, mặc dầu chỉ có một quận hạt nhưng chữ Paa.li đòi hỏi phải ở thể số nhiều, do đó tiếng Paa.li viết là "Kurusu" (số nhiều của chữ Kuru).

"Ở trong xứ Kuru có một thị trấn tên là Kammasadamma": Sở dĩ thị trấn có tên là Kammasadamma bởi vì nơi đây vị vua ăn thịt người có tên là Kammasapada (chân có đốm) được thuần hóa trở thành một vị vua lương thiện. Một số người thích viết là Kammaasa-dhamma, giải thích rằng thị trấn này được gọi tên như vậy do dân Kuru có truyền thống thực hành giáo pháp (dhamma) một cách tốt đẹp (kammaasa).


Tại đó, Ðức Phật đã dạy các thầy tỳ khưu như vầy: "Này các thầy tỳ khưu". Và các thầy tỳ khưu thưa: "Xin vâng, Bạch thế Tôn". Và Ðức Thế Tôn đã nói như sau:

Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (tỳ khưu). Bhikkhu là những người cao thượng, sống đời phạm hạnh và thực hành Giáo Pháp. Nhưng khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bất kỳ ai chấp nhận và thực hành những lời dạy của Ðức Phật đều được gọi là Bhikkhu. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: "Này các thầy tỳ khưu" thì phải được hiểu là cả tăng, ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến
 
Trích 1 đoạn trong Kinh Đại Niệm Xứ (Maha Satipanthana) nhé :

Với các chữ IN ĐẬM là chánh kinh và IN NGHIÊNG là giải thích cho IN ĐẬM.

Tôi nghe như vầy. Một thuở nọ, Ðức Thế Tôn đang ở tại xứ Kuru nơi đó có một thị trấn tên là Kamma-sadamma.

"Một thuở nọ": Mặc dầu Ðại Ðức Ananda biết rõ thời điểm kinh này được thuyết ra, nhưng để ngắn gọn Ðại Ðức chỉ nói: "Một thuở nọ". Ðối với Ðại Ðức, có lẽ, để tiết kiệm thì giờ, nhưng đối với chúng ta, những người thuộc về một thời đại khác, thì đây không phải là điều may mắn bởi vì chúng ta không hiểu đích xác kinh này đã được thuyết ra vào lúc nào. Nếu Ðại Ðức Ananda quan tâm đến những chi tiết đó thì chúng ta có thể xếp kinh này và các kinh khác theo thứ tự thời gian (biên niên). Nhưng nay thì chúng ta không thể làm được điều đó, chúng ta chỉ có thể đoán kinh nào được thuyết trước kinh nào mà thôi.

"Ở Kuru": Kuru là tên một quận hạt hay một xứ nhỏ ở Ấn Ðộ. Theo tiếng Paa.li thì Kuru phải viết ở thể số nhiều. Nguyên thủy "Kuru" là tên của những người đầu tiên đến trú ngụ ở xứ này. Về sau tên này được dùng để chỉ cho một xứ thì thể số nhiều cũng vẫn được giữ nguyên. Bởi vậy, mặc dầu chỉ có một quận hạt nhưng chữ Paa.li đòi hỏi phải ở thể số nhiều, do đó tiếng Paa.li viết là "Kurusu" (số nhiều của chữ Kuru).

"Ở trong xứ Kuru có một thị trấn tên là Kammasadamma": Sở dĩ thị trấn có tên là Kammasadamma bởi vì nơi đây vị vua ăn thịt người có tên là Kammasapada (chân có đốm) được thuần hóa trở thành một vị vua lương thiện. Một số người thích viết là Kammaasa-dhamma, giải thích rằng thị trấn này được gọi tên như vậy do dân Kuru có truyền thống thực hành giáo pháp (dhamma) một cách tốt đẹp (kammaasa).


Tại đó, Ðức Phật đã dạy các thầy tỳ khưu như vầy: "Này các thầy tỳ khưu". Và các thầy tỳ khưu thưa: "Xin vâng, Bạch thế Tôn". Và Ðức Thế Tôn đã nói như sau:

Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (tỳ khưu). Bhikkhu là những người cao thượng, sống đời phạm hạnh và thực hành Giáo Pháp. Nhưng khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bất kỳ ai chấp nhận và thực hành những lời dạy của Ðức Phật đều được gọi là Bhikkhu. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: "Này các thầy tỳ khưu" thì phải được hiểu là cả tăng, ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến
Quá tuyệt vời 💯
 
PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
Hay quá Cư sĩ! Những bài viết này có thể cứu được bọn thua độ, simp chúa hoặc bọn mê đắm vú lồn và bã đậu đến nỗi thần kinh.
Cư sĩ biết về Pháp luân công thì kể nghe đi.
 
Hay quá Cư sĩ! Những bài viết này có thể cứu được bọn thua độ, simp chúa hoặc bọn mê đắm vú lồn và bã đậu đến nỗi thần kinh.
Cư sĩ biết về Pháp luân công thì kể nghe đi.
Thưa Hiền giả, tôi chỉ biết mỗi về Phật Giáo Nam Truyền (Theravada - Thượng Tọa Bộ) chứ không biết gì về Pháp Luân Công.
Đó là 1 phương pháp rèn luyện sức khỏe hay tinh thần chăng ?
 
Hay quá Cư sĩ! Những bài viết này có thể cứu được bọn thua độ, simp chúa hoặc bọn mê đắm vú lồn và bã đậu đến nỗi thần kinh.
Cư sĩ biết về Pháp luân công thì kể nghe đi.
Khổ không phải là một quan niệm mà là một sự thật, sự thật đó là: Khổ khổ, hoại khổ và hành khổ.
Khi sự thật này được "thấy, biết, hiện quán và thực chứng" thì nguyên nhân của chúng: phi hữu ái, hữu ái và dục ái cũng được thấy rõ và đoạn trừ.
Như vậy nhận chân ra sự thật về khổ là điều tất yếu trên con đường giác ngộ của mỗi người.

Hãy để mỗi chúng sanh tự học bài học của mình!

🙏🙏🙏
 
***LÝ DO MANG THÂN NGƯỜI NỮ

**Phật tử:


Chúng con thắc mắc thân nữ giới xấu tệ và quá bất hạnh hay sao ?
Tại sao cũng có nhiều vị thánh nữ rất ok, như vậy mình sẽ nói sao về trường hợp các vị đó ?
Có phân biệt phụ nữ và nam giới ?
Chẳng hạn như những quả vị Độc Giác , Đế thích Chuyển Luân Vương, Ác Ma Thiên Tử tại sao không có nữ ?

**Sư Giác Nguyên:

Ở đây không hề có chuyện phân biệt, bởi vì đó là luật của vũ trụ, không do một cá nhân nào áp đặt. Chúng tôi xin trả lời từng phần.

Có 3 lý do chúng ta mang thân nữ :

1- Do quá nhiều phiền não,
chẳng hạn như tánh nhỏ mọn, ích kỷ, bủn xỉn hoặc đa cảm đa tình, lằng nhằng không dứt khoát trong suy nghĩ cảm xúc, trong quyết định công việc.
Gom chung những thứ đó là phiền não, những thứ đó nó nhiều quá cũng đẩy làm mang thân nữ. Chính do những đặc điểm tâm lý đó, nó tạo ra những sở hành, hạnh nghiệp mà nó dẫn mình đến thân nữ.

2- Ta mang thân nữ vì ta phải trả nghiệp xấu nào đó, đặc biệt là nghiệp tà dâm.

Chẳng hạn như thường lui tới quan hệ những đối tượng nam hoặc nữ mà xã hội không cho phép. Thí dụ: gái chưa chồng, phụ nữ đã có gia đình, đàn ông đã có vợ v..v, trong trường hợp xã hội lên án được gọi là: tà dâm. Với nghiệp tà dâm chúng ta có thể bị mang thân nữ trong một kiếp sau.

3- Chúng ta mang thân nữ vì một bổn nguyện nào đó, trường hợp này cực hiếm.

Thí dụ như Bà Maya, cách đây 100 ngàn đại kiếp Bà quỳ dưới chân một Đức Phật, Bà nguyện sẽ có một kiếp là mẹ của một vị Bồ Tát kiếp chót trước khi vị này thành Phật.

Chúng tôi xin lưu ý bà con: đối với Thế Tôn vì lòng tôn kính chúng ta không nói là mẹ Thế Tôn, hoặc Bà Yasodharā (Gia-Du-Đà-La) mình không nói vợ của Ngài được, mà mình phải nói là vợ của thái tử Tất Đạt.

Bà nguyện sẽ có một kiếp là mẹ của một vị Bồ Tát kiếp chót trước khi vị này thành Phật. Khi Bà nguyện như vậy, Bà làm các công đức và trải qua 100 ngàn đại kiếp, cuối cùng Bà mang thân nữ là bà Maya.

Và trong kinh nói rất rõ lúc đó Bà đã tháo cởi sạch sẽ toàn bộ cái gọi là nữ tính. Chẳng qua vì do hạnh nguyện kiếp xưa, Bà mang thân nữ là vợ của vua Tịnh Phạn để cưu mang hoài thai thái tử Tất Đạt trong 10 tháng.

Sau khi sanh hạ thái tử rồi, đúng một tuần sau Bà mất và Bà lập tức sanh về cõi Đâu Suất trong thân một vị tiên nam.
Đến 42 năm sau, lúc Thế Tôn thành đạo được 7 năm, Ngài lên cõi trời thuyết Pháp, mình cứ nói là độ cho Phật mẫu, đền ơn Phật mẫu, nhiều người cứ tưởng Bà còn là thân nữ. Nhưng thật ra lúc đó Bà từ Đâu Suất nghe Pháp trong hình hài một vị tiên nam.
Tại sao vậy ? Vì Bà không còn lưu luyến tơ tình nam nữ nữa, đã chán sợ thân nữ và đã hết sạch.

Và một người nữa là Bà Yasodharā (Gia-Du-Đà-La) là do hạnh nguyện phò trì Bồ Tát viên thành Phật đạo, Bà phải đi theo làm bạn đường bạn đời của Ngài trong vô lượng kiếp để hỗ trợ.

Bởi vì theo quy luật tự nhiên của trời đất thì tất cả chư Phật ba đời mười phương trước khi thành Phật đều có vợ con, sau đó đi tu. Bà cũng là thành phần nhân sự trong đại nghiệp đó của Ngài.

Tuy nhiên, theo mô tả trong kinh thì đối với Bà chuyện tư tình nam nữ không còn nữa. Bà chỉ thương quí Bồ Tát như một người anh, như tri kỷ tri âm, mặc dù hai người có với nhau một người con.
Chuyện đó đúng là vì Ngài phải có con rồi mới thành đạo. Nhưng trong tư tình nam nữ Bà cạn rồi.

Đây là lý do vì đâu mà khi Bà xuất gia, Bà đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền sắc giới, 4 tầng thiền vô sắc, Bà đắc thiền dễ hơn mình nháy mắt.
Các vị biết một người muốn đắc thiền nhiều nhanh như vậy thì phải có khả năng Ly Dục cực kỳ đáng nể. Phải nói là như vậy .

Nữ không thành tựu quả vị lớn rất đơn giản là vì:

Khi mình có tâm nguyện hướng tới quả vị như: Đế Thích, Chuyển Luân Vương, Ác Ma Thiên Tử, Độc Giác, Toàn Giác , khi mình có hạnh nguyện như vậy thì tự nhiên tánh nữ sẽ bỏ từ từ và sẽ có hào khí trượng phu hừng hực sùng sục trong người, thì máu nữ nó bị tan biến bốc hơi dần dần. Khi công thành quả mãn thì máu nữ cũng dứt sạch sẽ. Mình sẽ không mang thân nữ nữa chỉ đơn giản như vậy.

Và khi sanh trở lại chắc chắn là thân nam.

Có nhiều người coi kinh có nửa trang rồi lại hiểu không đúng nói rằng: phân biệt nam nữ. Ở đây không hề có phân biệt.

Cho nên bây giờ mới có định nghĩa : Nam đích thực thì không thích đực, mà thích đực thì không phải là nam đích thực.

Có nhiều người mang thân nam mà hồn sâu xác bướm hoặc hồn bướm xác sâu .

Có nhiều người họ mang thân nữ nhưng tâm tánh rất là nam, mình nhìn đoán chắc là bị nghiệp gì đây, rất là Ok. Đó là hồn nam xác nữ.

Còn có nhiều người hồn nữ xác nam, cơ bắp cuồn cuộn 6 múi, 12 múi, như là bưởi, là cam, nhìn là muốn chấm muối ớt rồi, tánh cực kỳ nhỏ mọn, ghen tuông, tị hiềm.


Khi mình nuôi hạnh nguyện lớn thì tánh nữ sẽ bớt từ từ, và ngay lúc mình sơ phát tâm thì tánh nữ đã bớt mấy chục phần trăm, rồi bổ sung các hạnh nghiệp dần dần, giống như trong người mình tập luyện đàng hoàng thì giống như thuốc đến thì bệnh đi.
Mình khỏe thì bệnh nó mất. Cái lành nó đến thì cái ác nó đi, chuyện đó rất là đơn giản.

Có nhiều người nói con sợ nữ lắm, con muốn làm nam đi xuất gia, cái cách của họ trề trề “ hổng muốn làm nữ nữa “ , nghe chữ “nữa “ là thấy tánh nữ nó tràn trề trong đó rồi, là biết họ sẽ tiếp tục làm nữ nữa. Không được như vậy mà mình phải là hào khí trượng phu hừng hực sung thiên mới được.

Ở đây không hề có chuyện kỳ thị, vấn đề là chính mình tự xử trong cõi đời này.
Đường mình đi là do mình vạch ra, không ai bồng bế bắt mình phải bước.
 
VÒNG LUÂN HỒI THẬT ĐÁNG SỢ

Trong vòng sanh tử luân hồi, cái quãng thời gian sanh tử luân hồi nó dài dữ lắm, mà chỉ do nghiệp nhỏ xíu nào đó mình trở thành người nghèo .

-Do nghiệp bỏn xẻn trở thành người nghèo .

-Do nghiệp vu oan thì bị oan ức .

-Do nghiệp sát sanh hoặc hành hạ chúng sanh thì sẽ bị bệnh tật .

Do nghiệp bê bối tình dục sẽ sanh làm thân nữ . (Làm thân nữ nhiều lý do chứ không phải một ).


Khi bị một ác nghiệp trổ quả rồi, thì người ta sẽ vì quả nghiệp đó họ sẽ thành một con người khác.

Thí dụ :

-Do kiếp trước bỏn xẻn cho nên kiếp này tôi sanh ra bị nghèo, thì từ cái nghèo đó tôi ác hơn người bình thường, tôi nhỏ mọn, tôi sẵn sàng nói xấu, ly gián, nói dóc, ăn cắp.

-Tật ganh tỵ. Tôi không được vui khi người ta được gì, thì đời nào khi tôi sanh ra lúc nào cũng dưới người ta. Khi ở dưới, tôi phải tìm cách ngoi lên, và tôi tiếp tục làm bất cứ chuyện ác.Như vậy chỉ vì cái tật ganh tỵ tôi lại đẻ ra bao nhiêu cái ác nghiệp khác.

Chưa kể tật tham, nóng tính, thì mỗi tật như vậy nó lại dẫn đến những hạnh nghiệp, thì những hạnh nghiệp đó nó đẩy mình lún sâu vô trong án có án, trong nợ có thêm nợ. Quí vị biết cho vay nặng lãi, nợ nhỏ cộng với lãi thì ra nợ lớn, mà nợ lớn thì lãi lớn.

Nó giống như cục tuyết càng lăn thì nó càng lớn dần.

Trong vòng luân hồi rất dễ sợ, cái thiện nó có khó hơn cái ác. Cứ mỗi cái ác nó được tạo tác thì nó sẽ đẩy mình về cái góc phương trời nào đó, mà ở phương trời đó mình lại có điều kiện ác tiếp. Cái thiện thì đưa mình về những cõi lành. Nhưng nó xui là ở cõi lành sướng quá mình lại quên tu. Còn ở cõi ác thì mình lại tìm cách xoay sở.

Trong kinh Trung Bộ nói :

-Đêm và ngày ai thường sống với tâm bất thiện thì nó giống như cái núi lơ lửng trên đầu họ .
-Đêm và ngày ai sống với tâm thiện thì giống như lọng trắng che trên đầu của họ .


Và trong kinh Tăng Chi nói :
-Chỗ nào ta sống bằng tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, thì chỗ đó là chuồng thú.
 
THẦN TƯỢNG

Có hai cách tu: tu NHÂN và tu QUẢ.

Tu nhân là mình lạy Phật để mình học cái gương lành của Phật, mình sống như Phật, mình ăn, mặc, ở như Phật, suy tư nói năng hành động như Phật. Thì lúc bây giờ đó là mình đang tu Nhân.

Còn đằng này tu quả là cứ vào chùa cầu quả thôi! Không bắt chước cái nhân lành của Phật mà cứ ngó mấy cái quả lành của Phật để mà mơ.

Thí dụ như mơ thấy Phật có thần thông, có hảo tướng, có trí tuệ, có bao nhiêu cái hay ho mình đều mơ hết nhưng cái hạnh của Phật thì mình lại không ngó theo. Rồi từ đó nó mới dẫn tới cái chuyện ai cũng mơ mình có được trí tuệ như ngài Xá Lợi Phất nhưng mà không chịu học Đạo. Ai cũng mơ mình nhớ giỏi như ngài A Nan mà không chịu tu chánh niệm. Ai cũng mơ mình có thần thông như ngài Mục Kiền Liên nhưng mà không chịu tu thiền định. Ai cũng mơ mình dễ thương như ngài Purna Phú Lâu Na nhưng mà không chịu tu nhẫn. Quý vị thấy khổ chưa? Ai cũng mơ mình tài lộc tràn trề như ngài Si-va-li nhưng mà hạnh bố thí thì lại không có! Các vị nghĩ coi có vô lý không!

Ở đây tôi đang nói về phép niệm Phật, Pháp, Tăng thì niệm Phật là phải học theo, noi theo cái hạnh của Phật, cái nhân lành của Phật. Đó là mấy cái quan trọng. Cái quả lành của Phật để mình nhìn, mình lấy đó làm chỗ nhắm tới thôi, cái quan trọng là phải tu cái hạnh lành - cái nhân lành của Phật để mà mình bắt chước! Rồi niệm Pháp, không phải là mình cứ niệm bài kinh Ân đức Tam Bảo rồi mình cầu các quả lành. Không phải vậy! Niệm Pháp là ghi nhớ những lời dạy của Phật. Niệm Tăng là ghi nhận, tưởng nhớ đến các đoàn thể Thánh chúng.

Ở đây tôi nhấn mạnh chữ "Thánh chúng". Cứ còn cái Phàm nó phiền lắm. Cái Phàm nhiều khi quý vị mến ông thầy nào đó nhưng mà lại bất mãn ông thầy khác. Khổ vậy đó, cái Tăng bảo mình nó không được trọn vẹn! Chưa kể ông thầy đó bữa nay mình thích, bữa kia mình không thích. Bữa nay mình nghe người ta khen, bữa khác mình nghe người ta chửi, thì cái lòng mình nó giao động. Bởi vì chúng ta biết trong Kinh Tăng chi và trong bộ Nhân Thiên Thiết trong A Tỳ Đàm của Kinh Tạng thì Đức Phật có nói một chuyện là chúng sanh trong đời luôn luôn sống hướng đến thần tượng. Ai cũng vậy hết!

Một người nhà quê ở miền Tây Nam Bộ thì hướng tới thần tượng của họ là Lệ Thuỷ, Út Bạch Lan, hay Út Trà Ôn. Ai cũng nhắm đến thần tượng hết. Rồi khi đi chùa nếu thích thiền thì mình thích hoà thượng Nhất Hạnh, hoà thượng Thanh Từ.

Còn nếu dân ăn học mình thích hoà thượng Huyền Vi, hoà thượng Thiện Châu, hoà thượng Minh Châu. Trong nước mình có thêm hoà thượng Chân Tín chùa Quảng Pháp, thượng toạ Nhật Từ chùa Giác Ngộ, hoà thượng Thanh Phong chùa Ba Chúc.

Nói chung, ai trong đời cũng có thần tượng. Thần tượng đó có thể là một diễn viên, ca sĩ, linh mục, hồng y, giáo hoàng, một nguyên thủ, một chính khách, hoà thượng, danh tăng, thiền sư, giảng sư … Ai trong đời mình cũng hướng đến thần tượng.

Và Ngài nói rằng cách chúng sanh hướng đến thần tượng chỉ có bốn trường hợp.

Trường hợp một là nhắm tới vẻ ngoài của đối tượng đó,
nhìn đối tượng trang nghiêm hảo tướng hoặc là đẹp đẽ, kiều diễm, tuấn tú, khôi vĩ. Mình mê, từ đó mình đi theo luôn, mình thờ phụng, mình thần tượng họ thì đó gọi là đánh giá người qua vẻ ngoài.

Loại thứ hai là tìm đến thần tượng thông qua tiếng tăm của đương sĩ. Nghĩa là mình cũng chẳng có màn Phật Pháp là gì hết, chẳng màn thiền định là gì … nhưngcó điều mình là Phật tử mình nghe cái tiếng của Làng Mai bên Pháp, nghe nói tới hoà thượng Nhất Hạnh là nhân vật Phật Giáo số hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gây ảnh hưởng lớn cho giới trí thức Tây Phương. Nghe cái tiếng đó mình chịu quá. Rồi liếc mắt vô Làng Mai mình gặp toàn bác sĩ, kỹ sư, trùng trùng điệp điệp trong đó. Mình thấy bản thân hoà thượng là người có tiếng, học trò toàn là người trí thức, cái hoành tráng, bề thế của Làng Mai, mấy chục, mấy trăm mẫu đất bao la bát ngát. Tất cả những tiếng tăm đồn thổi về Làng Mai đã làm cho mình mê Làng Mai, mê Tăng thân, mê hoà thượng Nhất Hạnh. Như vậy mình đến với hoà thượng Nhất Hạnh không phải do vẻ ngoài mà do cái tiếng. Nhiều khi có ca sĩ, diễn viên đó mình không thích lắm nhưng do cái tiếng họ, lâu ngày mình thần tượng họ hồi nào không hay.

Loại thứ ba, trường hợp này hơi đặt biệt dành cho các đối tượng tinh thần nhiều hơn. Nghĩa là nhiều khi mình đến với vị tăng không phải vì hảo tướng mà thấy vị ấy có nếp sống thanh bần, bần tăng khổ sãi, kiên khem khổ hạnh, giản dị, nghèo khó … tự nhiên mình thấy cái mình thích.

Rồi trường hợp cuối cùng tức là mình đến với đối tượng đó xét qua khía cạnh Giáo Pháp. Nhân vật đó có gì để mình nghe hay không? Nhân vật đó có gì để mình nhìn, mình noi gương hay không? Lúc bấy giờ là mình dựa trên Chánh Pháp. Như vậy thì có bốn cách để mình tìm đến một thần tượng.
 
Nói chung, ai trong đời cũng có thần tượng. Thần tượng đó có thể là một diễn viên, ca sĩ, linh mục, hồng y, giáo hoàng, một nguyên thủ, một chính khách, hoà thượng, danh tăng, thiền sư, giảng sư … Ai trong đời mình cũng hướng đến thần tượng.
Yep! Thần tượng của tôi là Taylor Swift và H'hen Nie 😍
 
Top