Đạo lý Lầu Vấn Thiên

Trong chuyến đi vừa rồi tôi đã được chứng kiến nhiều điều, được học hỏi thêm kiến thức của những người đi trước, giải đáp được nhiều khúc mắc trong lòng nhưng cũng đồng thời nảy sinh thêm nhiều tâm tư, vướng mắc trong lòng …

Năm xưa có một vị thần tiên, đến giai đoạn này vì khúc mắc trong lòng mà lập ra Lầu Vấn Thiên - ý muốn hỏi Thiên Đạo vì sao lại “bất nhân” như vậy?
- Thiên Địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu
- Trời đất không có “lòng nhân từ”, xem vạn vật như chó rơm vậy. Đã không có lòng nhân, sao còn sáng tạo ra muôn loài?

- Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân
- Hoà kỳ quang, đồng kỳ trần
Vì sao đi tìm Thiên Đạo lại phải gánh chịu Thiên kiếp? Đã vươn tới đỉnh cao - Hoà kỳ quang, sao còn bắt “Đồng kỳ trần” với thế gian vạn khổ?

- Thiên Đạo minh bạch, khả dĩ trường cửu
- Thi vị thâm căn cố đế, trường sinh cửu thị chi đạo
Hiểu rõ Thiên Đạo thì có thể trường sinh bất lão, nhưng trẻ mãi không già lại là “nghịch Thiên” …

Bởi vì có quá nhiều vướng mắc trong lòng, nên tôi muốn bắt chước người xưa, lập Vấn Thiên Lâu để hỏi cho rõ Đạo Trời vậy.

- Lầu Vấn Thiên -
Huyền Chi Hựu Huyền
Chúng Diệu Chi Môn
Hiên Viên Thiên Cung
Hội Tiên Bảo Điện
 
theo tôi biết thì diệt dục ko phải là mục đích đạo Phật. Thần thông cũng không phải mục đích. Đạo Phật càng mang ra bàn thì càng khó vào
 
thay vì cố hiểu 4 tầng thiền hay phi tưởng phi phi tưởng thì ngồi xuống và quan sát hơi thở quan sát thân tâm…. Mấy vụ này đâu phải ngồi hỏi han hay giải thích. Tu Phật vốn là đơn giản, đường đi đã có sao còn bối rối. Mang duy thức học với lại đại thừa mà bàn mà hỏi làm gì cho khổ.
 
Ba bài luyện tập này hình như cũng tăng khoảng trống nâng cao sức chứa hoặc tăng khoảng trống để rút ngắn thời gian phản ứng lại hay sao ấy bác. Em cảm nhận được là như vậy.
Con người vốn chẳng thể nghịch thiên,nên không nên cưỡng cầu thân xác vật lý,phải luyện tập và thuận theo Đạo trời thì mới có thể đột phá ra khỏi giới hạn của luân hồi
E thì ko thấy đấy là nghịch thiên, Mặt trăng, mặt trời vẫn thay phiên nhau chiếu sáng hàng ngày, miên miên nhược tồn đấy thôi. Dương mạnh thì âm sinh, âm mạnh thì dương sinh, chết là khởi đầu của sống, sống là khởi đầu của chết, miên miên nhược tồn.
Chương sáu này thực ra rất giản dị; đại ý rằng: Đạo hay Cốc thần trường sinh bất tử đó là cánh cửa Huyền môn 乾 (Huyền 玄) khôn 坤 (tẫn 牝) đó là gốc gác, căn cơ của đất trời. Đó là một nguồn sinh năng lượng vô cùng vô tận, dùng mãi chẳng hề vơi.

Chương này được các Đạo gia đặc biệt khai thác để áp dụng vào phương pháp tu thân, luyện đơn, cầu đạo, đi tìm trường sinh bất tử.

Chính vì vậy, 3 bài tập nâng cao được hình thành từ ý nghĩa này và mục đích chính là để phát triển Thiên cốc, Ứng cốc và Linh cốc, 3 nguồn sinh năng lượng cho Đạo gia.
 
theo tôi biết thì diệt dục ko phải là mục đích đạo Phật. Thần thông cũng không phải mục đích. Đạo Phật càng mang ra bàn thì càng khó vào
thay vì cố hiểu 4 tầng thiền hay phi tưởng phi phi tưởng thì ngồi xuống và quan sát hơi thở quan sát thân tâm…. Mấy vụ này đâu phải ngồi hỏi han hay giải thích. Tu Phật vốn là đơn giản, đường đi đã có sao còn bối rối. Mang duy thức học với lại đại thừa mà bàn mà hỏi làm gì cho khổ.
“Diệt Dục” thì đồng ý không phải là mục đích, đấy là một trong những hành động để đạt được mục đích cuối cùng.

Vậy theo bạn, việc thực hành Đạo Phật cụ thể là thực hành việc gì? Mục đích để làm gì? Nếu không phân tích làm sao bạn biết là bạn đang thực hành đúng?

Thêm nữa nhé, bạn nói là “ngồi xuống, quan sát thân tâm, vậy là quan sát cái gì? Tâm trống rỗng thì có cái gì để quan sát?
 
“Diệt Dục” thì đồng ý không phải là mục đích, đấy là một trong những hành động để đạt được mục đích cuối cùng.

Vậy theo bạn, việc thực hành Đạo Phật cụ thể là thực hành việc gì? Mục đích để làm gì? Nếu không phân tích làm sao bạn biết là bạn đang thực hành đúng?

Thêm nữa nhé, bạn nói là “ngồi xuống, quan sát thân tâm, vậy là quan sát cái gì? Tâm trống rỗng thì có cái gì để quan sát?

Chuyện đến với Phật với mục đích gì nhiều khi rất buồn cười, có nhiều loại người và có nhiều mục đích khác nhau; chứ không đơn giản là muốn diệt khổ hay là muốn tìm sự giác ngộ. Cái này ngay thời Phật còn sống cũng đã nói, ví dụ có người đến chỉ vì lánh đời hay vì kiếm miếng ăn.
Đạo Phật giờ mọi người hay nói có muôn vạn pháp môn, mỗi pháp môn lại có kiểu thực hành khác nhau, nghe ra thì thực sự rối rắm. Nhiều khi bói toán người ta cũng nói nó pháp môn hướng Phật. Người ta còn nói dùng bói toán, hay bùa phép, hay thần thông, hay gì đó để có thể lôi quấn và hướng những người còn u mê hay còn sơ cơ và từ đó hướng dần đến chính pháp. Việc này nguyên thủy ngày xưa Đức Phật hiện sinh cấm. Vì ngài không muốn người ta đến với đạo Phật chỉ vì mục đích đắc thần thông, hay gì gì đó mà quên đi cái giáo pháp và mục đích chân chính giáo lý của ngài.

Thế nên thực hành đạo Phật tùy căn cơ và duyên nghiệp của từng người mà làm. Có người ở nhà ở chợ thì tu nhà tu chợ; có người thì lên non xanh núi thẳm. Có người chỉ là sửa mình mỗi ngày tốt hơn. Người căn cơ tốt hơn thì có những pháp môn "trí tuệ" hơn một chút ví dụ như thực hành thiền.....

Thời nay nói như đạo Phật là thời kì mạt pháp; càng ngày các Phật tử càng đi xa hay là xa rời giáo lý chân chính. Việc này thực sự là bất hạnh cho những người sơ cơ, không biết đâu mà lần. Đến kẻ trí còn bị rối ren, nghi ngờ và bất lực. Nên, tìm được việc mà nói thực hành đúng, hay tu đúng với Phật pháp, tưởng dễ mà không dễ. Nói thì mê tín, nhưng tìm được đường đi đúng lại do cái tâm cầu và phước nghiệp của mỗi người.

Chỉ cho nhau tu đơn giản thì có vẻ dễ, còn bước vào đường chân tu cầu giải thoát lại vô cùng khó.

Tôi không phải là người đủ tư cách để chỉ đường, hay nhận xét về mấy cái việc này. Nhưng với nhận thức của tôi về đạo Phật và tu Phật nó là thực hành, là động từ chứ không phải là bàn luận sâu sắc và cố gắng mô tả vì nó thực sự không mang lại lợi ích thực sự nào.

Bác CuccuVn không biết bác theo đường nào, nhưng đường nào cũng là quý vì bước vào đường tu hay đường của các vị hành giả đã là chọn riêng một đường xuất thế; chứ không còn trầm luân khổ ải như muôn vạn chúng sinh, ít nhất là trong nhận thức.

Cầu chúc cho các bác hạnh phúc thực sự, an lạc thực sự và đặc biệt chúc cho các bác bước vào đường tu gặp được pháp môn đúng, chính pháp.
 
Chuyện đến với Phật với mục đích gì nhiều khi rất buồn cười, có nhiều loại người và có nhiều mục đích khác nhau; chứ không đơn giản là muốn diệt khổ hay là muốn tìm sự giác ngộ. Cái này ngay thời Phật còn sống cũng đã nói, ví dụ có người đến chỉ vì lánh đời hay vì kiếm miếng ăn.
Đạo Phật giờ mọi người hay nói có muôn vạn pháp môn, mỗi pháp môn lại có kiểu thực hành khác nhau, nghe ra thì thực sự rối rắm. Nhiều khi bói toán người ta cũng nói nó pháp môn hướng Phật. Người ta còn nói dùng bói toán, hay bùa phép, hay thần thông, hay gì đó để có thể lôi quấn và hướng những người còn u mê hay còn sơ cơ và từ đó hướng dần đến chính pháp. Việc này nguyên thủy ngày xưa Đức Phật hiện sinh cấm. Vì ngài không muốn người ta đến với đạo Phật chỉ vì mục đích đắc thần thông, hay gì gì đó mà quên đi cái giáo pháp và mục đích chân chính giáo lý của ngài.

Thế nên thực hành đạo Phật tùy căn cơ và duyên nghiệp của từng người mà làm. Có người ở nhà ở chợ thì tu nhà tu chợ; có người thì lên non xanh núi thẳm. Có người chỉ là sửa mình mỗi ngày tốt hơn. Người căn cơ tốt hơn thì có những pháp môn "trí tuệ" hơn một chút ví dụ như thực hành thiền.....

Thời nay nói như đạo Phật là thời kì mạt pháp; càng ngày các Phật tử càng đi xa hay là xa rời giáo lý chân chính. Việc này thực sự là bất hạnh cho những người sơ cơ, không biết đâu mà lần. Đến kẻ trí còn bị rối ren, nghi ngờ và bất lực. Nên, tìm được việc mà nói thực hành đúng, hay tu đúng với Phật pháp, tưởng dễ mà không dễ. Nói thì mê tín, nhưng tìm được đường đi đúng lại do cái tâm cầu và phước nghiệp của mỗi người.

Chỉ cho nhau tu đơn giản thì có vẻ dễ, còn bước vào đường chân tu cầu giải thoát lại vô cùng khó.

Tôi không phải là người đủ tư cách để chỉ đường, hay nhận xét về mấy cái việc này. Nhưng với nhận thức của tôi về đạo Phật và tu Phật nó là thực hành, là động từ chứ không phải là bàn luận sâu sắc và cố gắng mô tả vì nó thực sự không mang lại lợi ích thực sự nào.

Bác CuccuVn không biết bác theo đường nào, nhưng đường nào cũng là quý vì bước vào đường tu hay đường của các vị hành giả đã là chọn riêng một đường xuất thế; chứ không còn trầm luân khổ ải như muôn vạn chúng sinh, ít nhất là trong nhận thức.

Cầu chúc cho các bác hạnh phúc thực sự, an lạc thực sự và đặc biệt chúc cho các bác bước vào đường tu gặp được pháp môn đúng, chính pháp.
Sư huynh là Đạo gia chính tông, nói chuyện liên quan đến Phật gia cũng chỉ là tham khảo thêm thôi.
 
Sửa lần cuối:
Kinh sách hay đạo lí mà cổ nhân để lại giống như bức tranh mà họ vẽ ra cho người sau xem, một bông hoa mà cổ nhân tận mắt chứng kiến đc vẽ lại qua chữ nghĩa đã ko còn là bông hoa, đời sau mỗi người 1 trí tưởng tưởng giải nghĩa ra thành hàng nghìn bông hoa khác nhau, nhưng tất cả ko 1 ai tận mắt chứng kiến bông hoa đó tn, chỉ trong trí tưởng tưởng. Phàm nhân ko thể đủ trí huệ để hiểu được hết chữ nghĩa mà thánh nhân để lại
 

ĐẠO ĐỨC KINH: CHƯƠNG 7. THAO QUANG​

Hán văn:

天 長 地 久. 天 地 所 以 能 長 且 久 者, 以 其 不 自 生, 故 能 長 生. 是以 聖 人 後 其 身 而 身 先, 外 其 身 而 身 存. 非 以 其 無 私 耶? 故 能 成 其 私.

Phiên âm:

1. Thiên trường, địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh.
2. Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn.
3. Phi dĩ kỳ vô tư da? Cố năng thành kỳ tư.

Dịch xuôi:

Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không sống cho mình, vì thế nên trường sinh.

Vì vậy thánh nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn.

BÌNH GIẢNG

Chương này dạy ta hai bài học trọng đại:

1 Bắt chước đất trời mà hành sự.
2. Sống một cuộc đời vô ngã, vô kỷ, chí công, vô tư.

Lão tử chủ trương: Thánh nhân phải biết noi gương trời đất mà hành sự. Chủ trương này cũng chính là chủ trương của kinh Dịch.
- Dịch kinh 易 經 viết: «Thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi.» 天 垂 象 現 吉 凶 聖 人 象 之 (Trời sinh hiện tượng, cho biết hay dở, thánh nhân trông đó mà bắt chước.)
- Nếu chúng ta nhìn vào thiên nhiên, vào vũ trụ để mà tìm ra những bài học luân lý tiềm ẩn trong mọi hiện tượng, thì trời đất đối với ta sẽ trở thành một cuốn sách vĩ đại.

Lão tử cũng dạy cho ta bài học «vô ngã, vô kỷ». Lão tử cho rằng trời đất trường cửu chính là vì không có lòng tư tâm, tư kỷ, hằng lồng trong vạn vật chẳng hề lìa xa, sinh dưỡng vạn vật chẳng hề bỏ sót vật nào.
- Cũng một lẽ nếu thánh nhân, chỉ lo lợi lộc riêng tư của mình, thì chỉ mua oán chuốc sầu, mà chẳng thành tựu được công trình chi to tát.
- Muốn trường cửu, cần phải biết quên mình. Quên mình tức là rũ bỏ hết tiểu kỷ, tiểu ngã, hòa mình với Đại đồng:

Tống Long Uyên cho rằng: Thánh nhân coi đạo đức là gốc, coi ảo thân là ngọn, không cầu vinh hiển cho mình.

Trang tử viết: Chí nhân vô kỷ 至 人 無 己.

Lại viết: «Chỉ có thể tán tụng bậc chí nhân rằng: Ngài đã hợp nhất với đại đồng, và không còn cái mình nhỏ nhoi nữa.

Đã không còn cái mình nhỏ nhoi, tức là đã thể hiện được Đại ngã. Thể hiện được Đại ngã tức là nhập Niết bàn, theo từ ngữ Phật giáo.

Thánh nhân vì không còn lòng tư kỷ, nên lấy lòng người làm lòng mình, không còn tranh chấp. Chính vì thế mà tồn tại cùng với thời gian, chính vì thế mà những cái gì riêng tư của mình cũng chẳng mất, phải không?
 
Top