Live Người Thanh niên Nguyễn Ái Quốc và bài báo đăng trên báo Le Populaire (pháp)

Hôm nay nhân một ngày cuối tuần bình thường, không có gì đặc biệt, tự nhiên khởi tâm đi tìm hiểu về một vài nhân vật lịch sử của Việt Nam, và cũng đã đọc 1 số tài liệu liên quan đến người thanh niên mang tên Nguyễn Ái Quốc.

Lên đây chia sẻ đoạn trích cũng như là nêu một vài cảm nghĩ cho anh em vào bình luận và chia sẻ, mong anh em xammers chia sẻ thêm quan điểm, để có nhiều thêm các góc nhìn khác...

Bài báo:

Tựa: " Đông Dương và Triều Tiên" báo Le Populaire ngày 04/09/1919

Nội dung:


Một sự so sánh thú vị

Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó. Trong khi chờ đợi ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi một cách nghiêm khắc, nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được lắng nghe với tình cảm đậm đà trong nhân dân các nước Châu Âu và châu Mỹ. Dư luận thế giới đối với các nước đang rên xiết dưới ách thống trị của nước ngoài không phải không làm cho những kẻ đi bóc lột các dân tộc lo sợ. Chính phủ Nhật bản nhìn thấy trước hậu quả đáng buồn khi đã mở một cuộc chinh phạt rất lớn của chủ nghĩa quân phiệt, đang thừa nhận phải cải cách chế độ ở Triều Tiên theo một tinh thần khoan dung.​


Tự trị ở Triều Tiên

Một sắc lệnh của hoàng triều, công bố ở Đông KInh, ngày 19-08-1919 thừa nhận tự trị cho Triều Tiên, và tuyên bố những người triều tiên và nhật bản về mặt pháp luật đều bình đẳng và đều được hưởng những quyền hạn ngang nhau, không phân biệt là người nước nào. Chúng ta phải thấy trước rằng những người yêu nước Triều Tiên sẽ không vì thế mà lấy làm thoả mãn và họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn, bởi vì phải chăng họ phản đối sắc lệnh ấy với lý do cũng như tất cả các quy định luật pháp khác có giá trị nhiều hay ít còn tuỳ ở sự thực hiện ra sao nữa.



Rõ ràng là chúng tôi không hề đóng vai trò đáng khinh bỉ làm người biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật, mà là chúng tôi lên án nó cũng như lên án tất cả các thứ chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi cũng không so sánh một cách cụ thể chi tiết giữa chế độ cai trị của Nhật với chế độ cai trị của Pháp, mặc dầu về nhiều mặt, sự so sánh ấy cũng sẽ làm lợi cho Nhật Bản, mà hiển nhiên nước này chưa bao giờ có ý định đầu độc người Triều Tiên bằng cách bắt buộc họ phải uống rượu và hút thuốc phiện, nhưng ngày nay, chính phủ Đông Kinh đã tuyên bố chính thức giải phóng người Triều Tiên bằng cách đồng hoá họ hoàn toàn như những công dân Nhật Bản.



Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nước cộng hoà Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng chút quyền tự do cũng như các quyền khác theo luật pháp quy định, thế mà ở cái đế quốc mặt trời mọc kia lại trịnh trọng tuyên bố cho cả một dân tộc được hưởng toàn bộ các quyền công dân, cái dân tộc mà họ chỉ thống trị chưa đầy 15 năm, để mưu cầu tránh được cái tai hoạ dưới triều đại Nga hoàng.​

Sự nhồi sọ những người da vàng

Trong những năm chiến tranh, nhiều phong trào quốc gia quan trọng đã nổ ra ở Triều tiên cũng như ở Đông Dương để lật đổ ách thống trị của người nước ngoài. Nhưng liền sau khi đã dập tắt được những phong trào phiến loạn, thì chính phủ Nhật Bản đã có ngay biện pháp để xoá bỏ cái dĩ vãng của những biến cố đau thương ấy bằng những cải cách tiến bộ và tìm cách hoà hợp dân tộc bị trị với dân tộc thống trị bằng cách thừa nhận họ có những quyền ngang nhau theo luật pháp quy định.



Còn như chính phủ thuộc địa Pháp thì vẫn ngoan cố một cách ngây thơ cho rằng ở Đông Dương này muốn ràng buộc những người bản xứ thì chỉ cần vỗ về họ mãi mãi bằng những bài diễn văn long trọng, những luận điệu tuyên truyền gian ngoan và bằng những lời thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ người ta đặt nó vào đấy. Trong cái xứ này do thiếu sót hay nói cho đúng hơn, là do ý định của chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới, cũng đều có cái nạn tham nhũng mua quan bán chức, những bọn người mua bán được bằng tiền thì không phải là những hàng hoá hiếm. Và để nhồi sọ những người da vàng, Chính phủ thuộc địa đã sẵn sàng những biện pháp và phương tiện cực kỳ mạnh.



Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương đông, chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi được kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng an nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của nhà nước và chuyên việc làm quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ và thường kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa.

Ấy thế mà, chính phủ Đông Dương lại muốn biến chính hệ thống nhồi sọ này thành chế độ tự do báo chí của người bản xứ đấy!​

Những sự hy sinh của người an nam trong chiến tranh

Nếu người ta làm một bản thống kê những sự hi sinh bắt buộc cho nước pháp mà nhân dân an nam phải chịu đựng từ khi có chiến tranh, thì người ta sẽ thấy, về mặt tài chính, nhân dân an nam đã phải gánh vác một phần lớn, có đến hàng ngàn triệu france, do đóng góp tự do hay bắt buộc, mà chủ yếu là bắt buộc hơn là tự do, về mặt đóng góp sức người, thì một nguồn nhân lực rẻ tiền đã lên đến con số hơn 100 ngàn người lao động và rất nhiều tiểu đoàn lính chiến đấu, kẻ trước người sau, họ đèu bị trưng tập và bắt buộc sang pháp hay đi các nơi khác, còn số người đi tình nguyện thì không sao kể xiết.

Trong số những người lao động và binh lính an nam ấy, đã có hàng chục ngàn người ra đi mà không bao giờ trở lại quê hương đất nước của họ nữa, chỉ vì lý do rất đơn giản họ đã chết. Kẻ thì chết vì tai nạn đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ở trong các công binh xưởng hoặc vì những sự hành hạ tàn bạo trong các trại lính; người kia thì bị chết trong cuộc chém giết khổng lồ của châu âu trên đất Pháp và trên những cánh đồng đầy bệnh ôn dịch của các nước vùng bancang. Trong giờ phút này, chỉ cần chúng ta đi qua miến bắc nước pháp là sẽ gặp ngay hàng ngàn người an nam xấu số đương phải làm những công việc đào và đắp đất. Họ chẳng khác gì những đoàn người nô lệ tù đày thật sự, chỉ còn thiếu xiềng xích ở chân mà thôi, bời vì người ta không sợ họ bỏ trốn.

Liệu nước pháp sẽ làm được gì đối với Đông Dương để có thể so với lòng hào hiệp của nước Nhật đối với Triều Tiên?​

Một vài nhận xét cá nhân

Phần đầu của bài báo lấy dẫn chứng một sắc lệnh của nhật hoàng công bố ở đông kinh ngày 19-8-1919 thừa nhận tự trị cho triều tiên và thừa nhận một số quyền cơ bản dành cho người dân triều tiên. Dẫn chứng này cần được cân nhắc nhiều hơn đến quá trình thực thi, nhưng xét đến yếu tố mà sắc lệnh này được ban hành ngay thời điểm mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở pháp, đây cũng là một điểm đáng lưu ý và cũng là một dẫn chứng sắc bén để tấn công vào chính phủ thực dân và chính quyền thuộc địa thời bấy giờ.



Tổng quan của phần đầu này vẫn là nêu bật lên cách cai trị hà khắc và thô bỉ của thực dân pháp mang đến đông dương trong 50 năm, mà dân chúng của đông dương vẫn không thể nào phát triển được mà ngày càng thụt lùi hơn cả về sức khoẻ và văn hoá.



Phần thứ hai nói về việc chính quyền thuộc địa đã và đang tiếp tục nhồi sọ người dân thuộc địa an nam, trong khi xu hướng trên thế giới bấy giờ đó là trao cho người dân thuộc địa những quyền cơ bản nhất để họ có thể phát triển song song với người dân của mẫu quốc.



Các ví dụ được lấy ra đó là hành vi và cách thức của chính quyền thuộc địa đã làm đó là mị hoặc vỗ về dân chúng bằng những diễn văn long trọng, những luận điệu gian ngoan và bằng những lời thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ người ta đặt vào đấy. Hoặc chính phủ thuộc địa có những biện pháp mạnh tay hơn đó là trấn áp bằng bạo lực.



Ví dụ cuối cùng được nêu trong phần 2 này đó là về tự do báo chí, người dân thuộc địa không được hưởng một nền tự do thông tin, tự do báo chí tất cả những thông tin đều được kiểm duyệt một cách gắt gao, và chỉ tuyên truyền một chiều đó là ca ngợi chính quyền một cách nực cười.



Phần thứ 3 của bài báo này nêu lên sự hi sinh của người an nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Nhân lực vật lực được huy động từ Đông Dương được mẫu quốc tận dụng triệt để. Hàng trăm ngàn người đã ra đi và hàng chục ngàn người trong số ấy dã ra đi mà không bao giờ còn trở về quê hương của họ được nữa, bởi họ đã chết. Những cái chết được báo trước đó là tai nạn vì đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ở trong các công binh xưởng hoặc vì những hành hạ tàn bạo trong các trại lính.

Và thêm một nhận định nữa đó là, ngay giờ phút mà bài báo này được đăng chỉ cần đi qua miền bắc nước pháp là sẽ gặp ngay hàng ngàn người an nam xấu số đang phải làm những công việc đào và đắp đất. Họ chẳng khác gì những đoàn người nô lệ tù đày thật sự, chỉ còn thiếu có xiềng xích ở chân mà thôi, bởi vì người ta không sợ họ bỏ trốn. Liệu có nơi nào có thể trốn đây, nơi đây không phải là đất nước của họ, không cùng ngôn ngữ, không cùng tiếng nói, họ có thể đi đâu, lang thang ư, rồi cuối cùng cái chết với họ là điều không thể tránh khỏi.

Cái kết của bài báo này là một câu hỏi mà tôi trích nguyên văn đoạn dịch sang tiếng việt:

“ liệu nước pháp sẽ làm gì đối với đông dương để có thể so với lòng hào hiệp của nước nhật đối với triều tiên”​



Với câu kết này chúng ta có thể nhận thấy rằng, người thanh niên nguyễn ái quốc đang ở đất nước pháp và nhận được các thông tin từ các nơi trên thế giới, người thanh niên này đã nóng lòng sử dụng nhật bản như một hình mẫu mà để so sánh. Vậy ở đây ta có thể hiểu theo hai chiều hướng.


Chiều hướng thứ 1: Nguyễn Ái Quốc thực sự xem người nhật là một hình mẫu trong việc khai hoá cho thuộc địa, và anh ấy ra sức kêu gọi việc làm tương tự từ chính phủ pháp lúc bấy giờ, bằng cách gây sức ép lên chính phủ thông qua các bài báo.


Chiều hướng thứ 2: Nguyễn Ái Quốc chỉ sử dụng Nhật bản như một công cụ để đả phá chính quyền thực dân pháp đang hiện hữu, từng giờ từng phút đè đầu cưỡi cổ người dân ở thuộc địa. Và câu cuối cùng trong bài báo này mang tính chất châm biếm nhiều hơn là so sánh, đấy hãy xem người nhật là một đế quốc thực dân tệ hại như vậy, các người chính phủ pháp còn tệ hại hơn, thật là đáng khinh, tôi nghiêng nhiều hơn vào điều này hơn. Bởi người thanh niên an nam đấy đã nhìn thấu được dã tâm của người pháp rồi, chẳng bao giờ chịu nhả dù một chút ít lợi tức cho những người an nam bị cho là hèn kém, và đáng bị cai trị.
 
Cháu nào nói ngọng, bác cho ăn ba-ba-mẹt, đảm bảo hết ngọng!
JMRATeyj327Pc3qte7b_SKIZekvzW5gnA2eUgrpxP05kdtTwgiKW22eCcLL0hmN0DxUkX2GiQaYsu6qD3GLEnPkoLqvpUOh3Cy95oD0ap5r9XSOxcfeAXPCdwLzPdfBf

Thời nay không nói nhiều, ba ba mẹt :vozvn (13): @Pác Tơn @Kinoshita Tōkichirō @hettienroi
 
Nguyễn Ái Quốc là bút danh của nhóm 5 người Việt tại pháp chứ có phải tên/but danh của thái tổ như tuyên truyền đéo đâu, tuyên truyền láo vch
có dẫn chứng gì không bạn hiền,
dẫn nguồn nhé
Cái này t tìm hiểu cả những bản của nước ngoài ghi nhận đều công nhận là có 1 người thanh niên tên Nguyễn Ái Quốc tham gia vào chính trường Pháp.
dẫn 1 nguồn của t tìm đọc :
Selected Works of Ho Chi Minh - Volume I, NXB:
Foreign Languages Press
 
Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương đông, chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi được kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng an nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của nhà nước và chuyên việc làm quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ và thường kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa.
Tau thấy cái này quen thuộc lắm lắm lắm!
 
Hôm nay nhân một ngày cuối tuần bình thường, không có gì đặc biệt, tự nhiên khởi tâm đi tìm hiểu về một vài nhân vật lịch sử của Việt Nam, và cũng đã đọc 1 số tài liệu liên quan đến người thanh niên mang tên Nguyễn Ái Quốc.

Lên đây chia sẻ đoạn trích cũng như là nêu một vài cảm nghĩ cho anh em vào bình luận và chia sẻ, mong anh em xammers chia sẻ thêm quan điểm, để có nhiều thêm các góc nhìn khác...

Bài báo:

Tựa: " Đông Dương và Triều Tiên" báo Le Populaire ngày 04/09/1919

Nội dung:


Một sự so sánh thú vị

Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó. Trong khi chờ đợi ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi một cách nghiêm khắc, nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được lắng nghe với tình cảm đậm đà trong nhân dân các nước Châu Âu và châu Mỹ. Dư luận thế giới đối với các nước đang rên xiết dưới ách thống trị của nước ngoài không phải không làm cho những kẻ đi bóc lột các dân tộc lo sợ. Chính phủ Nhật bản nhìn thấy trước hậu quả đáng buồn khi đã mở một cuộc chinh phạt rất lớn của chủ nghĩa quân phiệt, đang thừa nhận phải cải cách chế độ ở Triều Tiên theo một tinh thần khoan dung.​


Tự trị ở Triều Tiên

Một sắc lệnh của hoàng triều, công bố ở Đông KInh, ngày 19-08-1919 thừa nhận tự trị cho Triều Tiên, và tuyên bố những người triều tiên và nhật bản về mặt pháp luật đều bình đẳng và đều được hưởng những quyền hạn ngang nhau, không phân biệt là người nước nào. Chúng ta phải thấy trước rằng những người yêu nước Triều Tiên sẽ không vì thế mà lấy làm thoả mãn và họ còn tiếp tục đòi cho được độc lập hoàn toàn, bởi vì phải chăng họ phản đối sắc lệnh ấy với lý do cũng như tất cả các quy định luật pháp khác có giá trị nhiều hay ít còn tuỳ ở sự thực hiện ra sao nữa.



Rõ ràng là chúng tôi không hề đóng vai trò đáng khinh bỉ làm người biện hộ cho chủ nghĩa đế quốc Nhật, mà là chúng tôi lên án nó cũng như lên án tất cả các thứ chủ nghĩa đế quốc. Chúng tôi cũng không so sánh một cách cụ thể chi tiết giữa chế độ cai trị của Nhật với chế độ cai trị của Pháp, mặc dầu về nhiều mặt, sự so sánh ấy cũng sẽ làm lợi cho Nhật Bản, mà hiển nhiên nước này chưa bao giờ có ý định đầu độc người Triều Tiên bằng cách bắt buộc họ phải uống rượu và hút thuốc phiện, nhưng ngày nay, chính phủ Đông Kinh đã tuyên bố chính thức giải phóng người Triều Tiên bằng cách đồng hoá họ hoàn toàn như những công dân Nhật Bản.



Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nước cộng hoà Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng chút quyền tự do cũng như các quyền khác theo luật pháp quy định, thế mà ở cái đế quốc mặt trời mọc kia lại trịnh trọng tuyên bố cho cả một dân tộc được hưởng toàn bộ các quyền công dân, cái dân tộc mà họ chỉ thống trị chưa đầy 15 năm, để mưu cầu tránh được cái tai hoạ dưới triều đại Nga hoàng.​

Sự nhồi sọ những người da vàng

Trong những năm chiến tranh, nhiều phong trào quốc gia quan trọng đã nổ ra ở Triều tiên cũng như ở Đông Dương để lật đổ ách thống trị của người nước ngoài. Nhưng liền sau khi đã dập tắt được những phong trào phiến loạn, thì chính phủ Nhật Bản đã có ngay biện pháp để xoá bỏ cái dĩ vãng của những biến cố đau thương ấy bằng những cải cách tiến bộ và tìm cách hoà hợp dân tộc bị trị với dân tộc thống trị bằng cách thừa nhận họ có những quyền ngang nhau theo luật pháp quy định.



Còn như chính phủ thuộc địa Pháp thì vẫn ngoan cố một cách ngây thơ cho rằng ở Đông Dương này muốn ràng buộc những người bản xứ thì chỉ cần vỗ về họ mãi mãi bằng những bài diễn văn long trọng, những luận điệu tuyên truyền gian ngoan và bằng những lời thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ người ta đặt nó vào đấy. Trong cái xứ này do thiếu sót hay nói cho đúng hơn, là do ý định của chính phủ, nên đâu đâu từ trên xuống dưới, cũng đều có cái nạn tham nhũng mua quan bán chức, những bọn người mua bán được bằng tiền thì không phải là những hàng hoá hiếm. Và để nhồi sọ những người da vàng, Chính phủ thuộc địa đã sẵn sàng những biện pháp và phương tiện cực kỳ mạnh.



Về mặt báo chí, xuất bản bằng tiếng phương đông, chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại nào ca ngợi mình và sau khi được kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng an nam theo ý mình được hưởng trợ cấp bí mật của nhà nước và chuyên việc làm quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ và thường kỳ viết những bài phỉnh nịnh các quan trên có thế lực ở thuộc địa.

Ấy thế mà, chính phủ Đông Dương lại muốn biến chính hệ thống nhồi sọ này thành chế độ tự do báo chí của người bản xứ đấy!​

Những sự hy sinh của người an nam trong chiến tranh

Nếu người ta làm một bản thống kê những sự hi sinh bắt buộc cho nước pháp mà nhân dân an nam phải chịu đựng từ khi có chiến tranh, thì người ta sẽ thấy, về mặt tài chính, nhân dân an nam đã phải gánh vác một phần lớn, có đến hàng ngàn triệu france, do đóng góp tự do hay bắt buộc, mà chủ yếu là bắt buộc hơn là tự do, về mặt đóng góp sức người, thì một nguồn nhân lực rẻ tiền đã lên đến con số hơn 100 ngàn người lao động và rất nhiều tiểu đoàn lính chiến đấu, kẻ trước người sau, họ đèu bị trưng tập và bắt buộc sang pháp hay đi các nơi khác, còn số người đi tình nguyện thì không sao kể xiết.

Trong số những người lao động và binh lính an nam ấy, đã có hàng chục ngàn người ra đi mà không bao giờ trở lại quê hương đất nước của họ nữa, chỉ vì lý do rất đơn giản họ đã chết. Kẻ thì chết vì tai nạn đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ở trong các công binh xưởng hoặc vì những sự hành hạ tàn bạo trong các trại lính; người kia thì bị chết trong cuộc chém giết khổng lồ của châu âu trên đất Pháp và trên những cánh đồng đầy bệnh ôn dịch của các nước vùng bancang. Trong giờ phút này, chỉ cần chúng ta đi qua miến bắc nước pháp là sẽ gặp ngay hàng ngàn người an nam xấu số đương phải làm những công việc đào và đắp đất. Họ chẳng khác gì những đoàn người nô lệ tù đày thật sự, chỉ còn thiếu xiềng xích ở chân mà thôi, bời vì người ta không sợ họ bỏ trốn.

Liệu nước pháp sẽ làm được gì đối với Đông Dương để có thể so với lòng hào hiệp của nước Nhật đối với Triều Tiên?​

Một vài nhận xét cá nhân

Phần đầu của bài báo lấy dẫn chứng một sắc lệnh của nhật hoàng công bố ở đông kinh ngày 19-8-1919 thừa nhận tự trị cho triều tiên và thừa nhận một số quyền cơ bản dành cho người dân triều tiên. Dẫn chứng này cần được cân nhắc nhiều hơn đến quá trình thực thi, nhưng xét đến yếu tố mà sắc lệnh này được ban hành ngay thời điểm mà người thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở pháp, đây cũng là một điểm đáng lưu ý và cũng là một dẫn chứng sắc bén để tấn công vào chính phủ thực dân và chính quyền thuộc địa thời bấy giờ.



Tổng quan của phần đầu này vẫn là nêu bật lên cách cai trị hà khắc và thô bỉ của thực dân pháp mang đến đông dương trong 50 năm, mà dân chúng của đông dương vẫn không thể nào phát triển được mà ngày càng thụt lùi hơn cả về sức khoẻ và văn hoá.



Phần thứ hai nói về việc chính quyền thuộc địa đã và đang tiếp tục nhồi sọ người dân thuộc địa an nam, trong khi xu hướng trên thế giới bấy giờ đó là trao cho người dân thuộc địa những quyền cơ bản nhất để họ có thể phát triển song song với người dân của mẫu quốc.



Các ví dụ được lấy ra đó là hành vi và cách thức của chính quyền thuộc địa đã làm đó là mị hoặc vỗ về dân chúng bằng những diễn văn long trọng, những luận điệu gian ngoan và bằng những lời thề nguyện trung thành mà nó chỉ đáng giá ở chỗ người ta đặt vào đấy. Hoặc chính phủ thuộc địa có những biện pháp mạnh tay hơn đó là trấn áp bằng bạo lực.



Ví dụ cuối cùng được nêu trong phần 2 này đó là về tự do báo chí, người dân thuộc địa không được hưởng một nền tự do thông tin, tự do báo chí tất cả những thông tin đều được kiểm duyệt một cách gắt gao, và chỉ tuyên truyền một chiều đó là ca ngợi chính quyền một cách nực cười.



Phần thứ 3 của bài báo này nêu lên sự hi sinh của người an nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra. Nhân lực vật lực được huy động từ Đông Dương được mẫu quốc tận dụng triệt để. Hàng trăm ngàn người đã ra đi và hàng chục ngàn người trong số ấy dã ra đi mà không bao giờ còn trở về quê hương của họ được nữa, bởi họ đã chết. Những cái chết được báo trước đó là tai nạn vì đi đường, vì công việc nặng nhọc quá sức, vì chưa thạo nghề ở trong các công binh xưởng hoặc vì những hành hạ tàn bạo trong các trại lính.

Và thêm một nhận định nữa đó là, ngay giờ phút mà bài báo này được đăng chỉ cần đi qua miền bắc nước pháp là sẽ gặp ngay hàng ngàn người an nam xấu số đang phải làm những công việc đào và đắp đất. Họ chẳng khác gì những đoàn người nô lệ tù đày thật sự, chỉ còn thiếu có xiềng xích ở chân mà thôi, bởi vì người ta không sợ họ bỏ trốn. Liệu có nơi nào có thể trốn đây, nơi đây không phải là đất nước của họ, không cùng ngôn ngữ, không cùng tiếng nói, họ có thể đi đâu, lang thang ư, rồi cuối cùng cái chết với họ là điều không thể tránh khỏi.

Cái kết của bài báo này là một câu hỏi mà tôi trích nguyên văn đoạn dịch sang tiếng việt:

“ liệu nước pháp sẽ làm gì đối với đông dương để có thể so với lòng hào hiệp của nước nhật đối với triều tiên”​



Với câu kết này chúng ta có thể nhận thấy rằng, người thanh niên nguyễn ái quốc đang ở đất nước pháp và nhận được các thông tin từ các nơi trên thế giới, người thanh niên này đã nóng lòng sử dụng nhật bản như một hình mẫu mà để so sánh. Vậy ở đây ta có thể hiểu theo hai chiều hướng.


Chiều hướng thứ 1: Nguyễn Ái Quốc thực sự xem người nhật là một hình mẫu trong việc khai hoá cho thuộc địa, và anh ấy ra sức kêu gọi việc làm tương tự từ chính phủ pháp lúc bấy giờ, bằng cách gây sức ép lên chính phủ thông qua các bài báo.


Chiều hướng thứ 2: Nguyễn Ái Quốc chỉ sử dụng Nhật bản như một công cụ để đả phá chính quyền thực dân pháp đang hiện hữu, từng giờ từng phút đè đầu cưỡi cổ người dân ở thuộc địa. Và câu cuối cùng trong bài báo này mang tính chất châm biếm nhiều hơn là so sánh, đấy hãy xem người nhật là một đế quốc thực dân tệ hại như vậy, các người chính phủ pháp còn tệ hại hơn, thật là đáng khinh, tôi nghiêng nhiều hơn vào điều này hơn. Bởi người thanh niên an nam đấy đã nhìn thấu được dã tâm của người pháp rồi, chẳng bao giờ chịu nhả dù một chút ít lợi tức cho những người an nam bị cho là hèn kém, và đáng bị cai trị.
Đọc tên nick chủ thớt xong đi ra :vozvn (19):
 
Sinh ở ở đâu thì mang tên ở đó.
Vn là CHXHCN VN nên t là nguoics cũng ko có gì sai.
Bởi là CS nên là vô sản. Bởi vì vs nên bị đàn áp. Hahahaha 🤣🤣🤣
Người CS là người có thẻ Đẽng, người vs thì chắc chắn ko phải là người CS ở thời điểm hiện tại
 
Nguyễn Ái Quốc là bút danh của nhóm 5 người Việt tại pháp chứ có phải tên/but danh của thái tổ như tuyên truyền đéo đâu, tuyên truyền láo vch
có dẫn chứng gì ko tml
 
Tôi chưa thấy người nào đi theo Đẽng mà nghèo cả
thì đấy, đáng tiếc là t đâu có theo Đ đâu,
có lẽ t chỉ là một thanh niên vô sản nghèo hèn, có giấc mơ về một nền CS đúng nghĩa của nó.
còn mấy bác có bằng lý luận chính trị cấp cao kia thì thôi, đừng nhắc đến, nhắc đến lại bị coi là nói xấu các kiểu.
mà nhân tiện hai nhân sự cấp cao mới vừa mắc sai phạm và đi được cho nghỉ đấy nhỉ, vậy cái việc tu dưỡng đạo đức nó có vấn đề rồi. Nên xem xét lại
 
Top