Nhân sinh

Đọc Ỷ thiên đồ long ký thì gặp bài thơ này. Bài thơ có ý nghĩa khá sâu sắc về cảm ngộ cuộc đời cũng như cách nhìn đời của Tra tiên sinh nên tiểu đệ góp chút công sức gõ lại cho các huynh đệ quá mục. Bài này cũng không có tựa nên đệ mạo muội lấy 2 chữ đầu để làm tựa cho bài thơ.

Nhân sinh lý lẽ ai ơi,
Làm người cốt được thảnh thơi đủ rồi.
Ai ai cũng có thời thăng giáng,
Chẳng một ai chỉ xuống không lên.
Trong may có rủi liền kề,
Rủi kia cũng sẵn có hên ẩn tàng.

Giàu sang đâu hẳn giàu sang mãi,
Trời chói chang có lúc xế chiều.
Trăng kia sáng mãi bao giờ,
Tròn lại lại khuyết đầy chờ khi vơi.
Đất thoai thoải đông nam một cõi,
Vòi vọi nghiêng tây bắc trời cao.
Dù cho thiên hạ nhường bao,
Cũng chưa toàn vẹn làm sao con người.

Chớ nên cau mặt nhíu mày,
Cũng đừng tranh cãi để cầu hơn ai.
Mặt hoa da phấn hôm nay,
Già hơn bữa trước một ngày còn chi ?
Xuân qua đông lại tới thì,
Từ xưa vẫn thế có gì khác đâu.
Dù cho khôn khéo giàu sang,
Nghèo hèn ngu độn cũng đều như nhau.
Cõi trần kẻ trước người sau,
Cuối cùng cũng đến cái cầu xuôi tay.
Hôm nay chỉ biết hôm nay,
Trăm năm thầm thoát đã hay một đời.
Mấy ai thọ được bảy mươi,
Thời gian như nước chảy xuôi qua cầu.​
Tác giả: Kim Dung - trích "Ỷ thiên đồ long ký"
2082
 
Sửa lần cuối:
Mày phân tích nghĩa của bài thơ tao xem với. :vozvn (19):
Bài này mang tư tưởng của Đạo gia. Nói về cảm ngộ nhân sinh, sống ở đời thì chỉ cần vui vẻ thảnh thơi. Tiền bạc vật chất, sắc đẹp danh vọng thì chỉ là tạm thời. Và ý nghĩa quan trọng nhất theo đệ có lẽ là trật tự của tự nhiên, vạn vật đều phải tuân theo, đó cũng chính là Đạo của Lão tử. Cái quy luật này thì không thể thay đổi mà ta chỉ có thể thuận theo, nhưng thái độ chính là thứ ta có thể điều khiển khi đi theo quy luật, không xem trọng được mất giàu sang, tiền tài sắc đẹp.

Một số kẻ đánh giá đây là tư tưởng nhu nhược, không có ý chí phấn đấu. Nhưng nước có thể nâng thuyền cũng có thể đắm thuyền.
Kẻ ngộ tính cao có thể hiểu và làm theo không vấn đề gì, người ngộ tính thấp không làm theo được nhưng cũng có thể lấy tư tưởng này xoa dịu mình khi gặp cảnh khó khăn, tuy không giúp người thay đổi được hoàn cảnh nhưng có thể khiến người không rơi vào tuyệt vọng cực độ. Kẻ làm giàu thì đáng phục nhưng giàu rồi thất bại mà còn giữ được ý chí như lúc chưa giàu thì mới là kẻ đáng quý thực sự.
 
Bài này mang tư tưởng của Đạo gia. Nói về cảm ngộ nhân sinh, sống ở đời thì chỉ cần vui vẻ thảnh thơi. Tiền bạc vật chất, sắc đẹp danh vọng thì chỉ là tạm thời. Và ý nghĩa quan trọng nhất theo đệ có lẽ là trật tự của tự nhiên, vạn vật đều phải tuân theo, đó cũng chính là Đạo của Lão tử. Cái quy luật này thì không thể thay đổi mà ta chỉ có thể thuận theo, nhưng thái độ chính là thứ ta có thể điều khiển khi đi theo quy luật, không xem trọng được mất giàu sang, tiền tài sắc đẹp.

Một số kẻ đánh giá đây là tư tưởng nhu nhược, không có ý chí phấn đấu. Nhưng nước có thể nâng thuyền cũng có thể đắm thuyền.
Kẻ ngộ tính cao có thể hiểu và làm theo không vấn đề gì, người ngộ tính thấp không làm theo được nhưng cũng có thể lấy tư tưởng này xoa dịu mình khi gặp cảnh khó khăn, tuy không giúp người thay đổi được hoàn cảnh nhưng có thể khiến người không rơi vào tuyệt vọng cực độ. Kẻ làm giàu thì đáng phục nhưng giàu rồi thất bại mà còn giữ được ý chí như lúc chưa giàu thì mới là kẻ đáng quý thực sự.
Tao đánh giá nó là nhu nhược, thụ động ;)) ;)) . Quan điểm của tao tóm lược trong 1 câu nói của Marx :"Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới.".
Con người phải bi quan, phải hoài nghi, bị ném vào nghịch cảnh mới kích phát đc tiềm năng bản thân chưa đc giải phóng ;))
https://dailystoic.com/oliver-burke...7v-kTIIsquCBsVxjuPpkfeF2kOhn3_qCdXEI_cVuFZwac
 
Tao đánh giá nó là nhu nhược, thụ động ;));)) . Quan điểm của tao tóm lược trong 1 câu nói của Marx :"Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới.".
Con người phải bi quan, phải hoài nghi, bị ném vào nghịch cảnh mới kích phát đc tiềm năng bản thân chưa đc giải phóng ;))
https://dailystoic.com/oliver-burke...7v-kTIIsquCBsVxjuPpkfeF2kOhn3_qCdXEI_cVuFZwac
Không sao, không sao. Tư tưởng thì không có đúng sai, chỉ có hợp hay không thôi. Theo tư tưởng nào thì có quả ngọt của tư tưởng đó thôi.
Giờ không hợp với huynh nhưng ai dám chắc 40 năm sau nó vẫn sẽ không hợp.

Đệ chỉ có 1 lời khuyên và 1 câu hỏi cho huynh:
- Bớt đọc lại đi, ngáo lắm rồi.
- Sự tích cái title "yếu sinh lý" của huynh vì hình như nó trái ngược với chữ ký thì phải ??!
 
Đọc Ỷ thiên đồ long ký thì gặp bài thơ này. Bài thơ có ý nghĩa khá sâu sắc về cảm ngộ cuộc đời cũng như cách nhìn đời của Tra tiên sinh nên tiểu đệ góp chút công sức gõ lại cho các huynh đệ quá mục. Bài này cũng không có tựa nên đệ mạo muội lấy 2 chữ đầu để làm tựa cho bài thơ.

Nhân sinh lý lẽ ai ơi,
Làm người cốt được thảnh thơi đủ rồi.
Ai ai cũng có thời thăng giáng,
Chẳng một ai chỉ xuống không lên.
Trong may có rủi liền kề,
Rủi kia cũng sẵn có hên ẩn tàng.

Giàu sang đâu hẳn giàu sang mãi,
Trời chói chang có lúc xế chiều.
Trăng kia sáng mãi bao giờ,
Tròn lại lại khuyết đầy chờ khi vơi.
Đất thoai thoải đông nam một cõi,
Vòi vọi nghiêng tây bắc trời cao.
Dù cho thiên hạ nhường bao,
Cũng chưa toàn vẹn làm sao con người.

Chớ nên cau mặt nhíu mày,
Cũng đừng tranh cãi để cầu hơn ai.
Mặt hoa da phấn hôm nay,
Già hơn bữa trước một ngày còn chi ?
Xuân qua đông lại tới thì,
Từ xưa vẫn thế có gì khác đâu.
Dù cho khôn khéo giàu sang,
Nghèo hèn ngu độn cũng đều như nhau.
Cõi trần kẻ trước người sau,
Cuối cùng cũng đến cái cầu xuôi tay.
Hôm nay chỉ biết hôm nay,
Trăm năm thầm thoát đã hay một đời.
Mấy ai thọ được bảy mươi,
Thời gian như nước chảy xuôi qua cầu.​
Tác giả: Kim Dung - trích "Ỷ thiên đồ long ký"
Bài thơ này là khúc nào vậy huynh đệ?
 
Cơ bản văn học trung hoa thời xưa đều hướng về đạo giáo lễ nghĩa. Các câu truyện thường mang trong đó những bài học, bài dạy về cách sống.
Thời nay thì khác vkl, toàn kiểu truyện YY hay là huyễn hoặc
Đọc vào thấy ảo tưởng sức mạnh vl
Thằng nào đọc cực phẩm gia đinh, đỉnh cấp lưu manh chưa
 
Cơ bản văn học trung hoa thời xưa đều hướng về đạo giáo lễ nghĩa. Các câu truyện thường mang trong đó những bài học, bài dạy về cách sống.
Thời nay thì khác vkl, toàn kiểu truyện YY hay là huyễn hoặc
Đọc vào thấy ảo tưởng sức mạnh vl
Thằng nào đọc cực phẩm gia đinh, đỉnh cấp lưu manh chưa
Rồi, mấy cái truyện não tàn đó cho mấy thằng không thể nhìn nhận vào cuộc sống đọc thôi. Vừa vừa thôi chứ YY quá thằng nào chịu được. Nói chung là sau Cách Mạng Văn Hóa, văn hóa Trung Quốc nát lắm rồi. Mấy chỗ như Đài Loan hay người hoa hải ngoại thì còn giữ được.
Chỗ tao năm nào cũng tổ chức Shen Yun, của Tàu Đài Loan và Hải Ngoại làm xem đúng hay :beauty:
 
Bài thơ này là khúc nào vậy huynh đệ?
Là con gái tử sam long vương đọc cho a ngố vô kỵ nghe, đoạn sập hầm xong khám phá vụ threesome của vợ chồng giáo chủ í. Như là thơ của 1 a nhà thơ kiêm nhà toán học Ba tư, chắc cũng thuộc chúng đệ tử Minh giáo.
 
Là con gái tử sam long vương đọc cho a ngố vô kỵ nghe, đoạn sập hầm xong khám phá vụ threesome của vợ chồng giáo chủ í. Như là thơ của 1 a nhà thơ kiêm nhà toán học Ba tư, chắc cũng thuộc chúng đệ tử Minh giáo.
Bài này không tựa cũng không chú thích tác giả nên đệ nghĩ là do tiên sinh tự viết ra thôi. Mà bài này nguyên gốc là chữ Hán phần trên được dịch theo truyện qua tiếng Việt.
 
Cơ bản văn học trung hoa thời xưa đều hướng về đạo giáo lễ nghĩa. Các câu truyện thường mang trong đó những bài học, bài dạy về cách sống.
Thời nay thì khác vkl, toàn kiểu truyện YY hay là huyễn hoặc
Đọc vào thấy ảo tưởng sức mạnh vl
Thằng nào đọc cực phẩm gia đinh, đỉnh cấp lưu manh chưa
Rồi, mấy cái truyện não tàn đó cho mấy thằng không thể nhìn nhận vào cuộc sống đọc thôi. Vừa vừa thôi chứ YY quá thằng nào chịu được. Nói chung là sau Cách Mạng Văn Hóa, văn hóa Trung Quốc nát lắm rồi. Mấy chỗ như Đài Loan hay người hoa hải ngoại thì còn giữ được.
Chỗ tao năm nào cũng tổ chức Shen Yun, của Tàu Đài Loan và Hải Ngoại làm xem đúng hay :beauty:
Thời đéo nào thì văn hóa cũng đều là của giai cấp thống trị nó truyền xuống. Ăn chơi, hát hò, ca kịch, nhân nghĩa, lễ tín đều của giai tầng thống trị bơm xuống. Sau cách mạng văn hóa, tụi nông dân đc khởi nghĩa, văn hóa bình dân cho số đông lên ngôi nên tụi bay mới thấy nát. Nhưng kể cả cổ vũ cái văn hóa bình dân đó cũng phải do hệ thống truyền thông của bọn thống trị nó cho phép mới đc :). Tao để ý ở VN cũng vậy thôi, từ ngày có cái gọi là mạng xã hội, tụi bình dân cứ lên sủa ăng ẳng toàn rác. Bọn giàu thì kệ mẹ, cứ bơm trend cho lũ đó ảo mộng để kiếm xèng.
 
Rồi, mấy cái truyện não tàn đó cho mấy thằng không thể nhìn nhận vào cuộc sống đọc thôi. Vừa vừa thôi chứ YY quá thằng nào chịu được. Nói chung là sau Cách Mạng Văn Hóa, văn hóa Trung Quốc nát lắm rồi. Mấy chỗ như Đài Loan hay người hoa hải ngoại thì còn giữ được.
Chỗ tao năm nào cũng tổ chức Shen Yun, của Tàu Đài Loan và Hải Ngoại làm xem đúng hay :beauty:
Thời đéo nào thì văn hóa cũng đều là của giai cấp thống trị nó truyền xuống. Ăn chơi, hát hò, ca kịch, nhân nghĩa, lễ tín đều của giai tầng thống trị bơm xuống. Sau cách mạng văn hóa, tụi nông dân đc khởi nghĩa, văn hóa bình dân cho số đông lên ngôi nên tụi bay mới thấy nát. Nhưng kể cả cổ vũ cái văn hóa bình dân đó cũng phải do hệ thống truyền thông của bọn thống trị nó cho phép mới đc :). Tao để ý ở VN cũng vậy thôi, từ ngày có cái gọi là mạng xã hội, tụi bình dân cứ lên sủa ăng ẳng toàn rác. Bọn giàu thì kệ mẹ, cứ bơm trend cho lũ đó ảo mộng để kiếm xèng.
Cái mày đang nói nó là cái ngôn luận mày nhé. Văn chương thì khác, nó là những tác phẩm, sáng tác có chọn lọc, có tư duy.
 
Cái mày đang nói nó là cái ngôn luận mày nhé. Văn chương thì khác, nó là những tác phẩm, sáng tác có chọn lọc, có tư duy.
Chẳng qua bọn VN toàn tha rác về dịch tràn lan nên mày mới thấy nó nất thế thôi. Chứ văn học TQ sau này vẫn nhiều nhà văn khá như Mạc Ngôn chẳng hạn
 
Thời đéo nào thì văn hóa cũng đều là của giai cấp thống trị nó truyền xuống. Ăn chơi, hát hò, ca kịch, nhân nghĩa, lễ tín đều của giai tầng thống trị bơm xuống. Sau cách mạng văn hóa, tụi nông dân đc khởi nghĩa, văn hóa bình dân cho số đông lên ngôi nên tụi bay mới thấy nát. Nhưng kể cả cổ vũ cái văn hóa bình dân đó cũng phải do hệ thống truyền thông của bọn thống trị nó cho phép mới đc :). Tao để ý ở VN cũng vậy thôi, từ ngày có cái gọi là mạng xã hội, tụi bình dân cứ lên sủa ăng ẳng toàn rác. Bọn giàu thì kệ mẹ, cứ bơm trend cho lũ đó ảo mộng để kiếm xèng.
Mày nhầm văn hóa với xu hướng rồi. Văn hóa là những tinh hoa, cái hay cái đẹp nhất được chắt lọc qua trăm năm, thậm chí nghìn năm. Nó phản ảnh sự tiến bộ, phát triển đặc thù của một dân tộc. Ví dụ như Nhật Bản có xếp hàng, cách giữ vệ sinh, trách nhiệm và danh dự; Mỹ thì có tự do ngôn luận, kinh tế, tính thống trị (có thể)..... Cái mày nói chỉ là xu hướng thôi chưa đủ tầm văn hóa.
 
Mày nhầm văn hóa với xu hướng rồi. Văn hóa là những tinh hoa, cái hay cái đẹp nhất được chắt lọc qua trăm năm, thậm chí nghìn năm. Nó phản ảnh sự tiến bộ, phát triển đặc thù của một dân tộc. Ví dụ như Nhật Bản có xếp hàng, cách giữ vệ sinh, trách nhiệm và danh dự; Mỹ thì có tự do ngôn luận, kinh tế, tính thống trị (có thể)..... Cái mày nói chỉ là xu hướng thôi chưa đủ tầm văn hóa.
Văn hóa nó rộng hơn nhiều mày ơi, mày chỉ đang lọc những cái tốt, bỏ những cái xấu rồi. Ví dụ những tục lệ bắt vk của tụi tooc, ko ai bảo là nó nét đẹp theo cách nhìn hiện đại nhưng đó là nét văn hóa đặc trưng của tụi tooc hay JAV là 1 nét văn hóa đặc trưng của nhật =))
Tao chỉ chứng minh tụi bay thấy văn hóa nát là do thấy bình dân lên ngôi thôi, chứ thực sự tụi nó vẫn còn nhiều thứ hay ho tụi bay chưa dờ dẫm tới =))
 
Văn hóa nó rộng hơn nhiều mày ơi, mày chỉ đang lọc những cái tốt, bỏ những cái xấu rồi. Ví dụ những tục lệ bắt vk của tụi tooc, ko ai bảo là nó nét đẹp theo cách nhìn hiện đại nhưng đó là nét văn hóa đặc trưng của tụi tooc hay JAV là 1 nét văn hóa đặc trưng của nhật =))
Tao chỉ chứng minh tụi bay thấy văn hóa nát là do thấy bình dân lên ngôi thôi, chứ thực sự tụi nó vẫn còn nhiều thứ hay ho tụi bay chưa dờ dẫm tới =))
Mấy cái yếu kém thì theo thời gian nó cũng bị khai trừ thôi, bởi vì nếu đã nhận ra nó yếu kém thì người ta sẽ tìm cách khai trừ nó. Dù sao cũng đồng ý với mày là văn hóa nát là do nhóm bình dân lên ngôi. Thậm chí trong văn học cấp 3 có một bài do Nam Cao viết hay sao ấy, rất ca ngợi cái văn hóa bình dân ấy. Kể về một anh tri thức Hà Nội chạy giặc về vùng nông thôn rồi gặp mấy người cán bộ thôn ngu ngu ngơ ngơ. Dm nghe cô giáo phân tích mà muốn xé sách!
 
Mấy cái yếu kém thì theo thời gian nó cũng bị khai trừ thôi, bởi vì nếu đã nhận ra nó yếu kém thì người ta sẽ tìm cách khai trừ nó. Dù sao cũng đồng ý với mày là văn hóa nát là do nhóm bình dân lên ngôi. Thậm chí trong văn học cấp 3 có một bài do Nam Cao viết hay sao ấy, rất ca ngợi cái văn hóa bình dân ấy. Kể về một anh tri thức Hà Nội chạy giặc về vùng nông thôn rồi gặp mấy người cán bộ thôn ngu ngu ngơ ngơ. Dm nghe cô giáo phân tích mà muốn xé sách!
Cô giáo phân tích là trong một khung của Bộ lấy ra, rồi tụi học trò chép, thuộc.
Cơ bản văn học trung hoa thời xưa đều hướng về đạo giáo lễ nghĩa. Các câu truyện thường mang trong đó những bài học, bài dạy về cách sống.
Thời nay thì khác vkl, toàn kiểu truyện YY hay là huyễn hoặc
Đọc vào thấy ảo tưởng sức mạnh vl
Thằng nào đọc cực phẩm gia đinh, đỉnh cấp lưu manh chưa
Truyện YY là truyện gì vậy?
 
Bài này không tựa cũng không chú thích tác giả nên đệ nghĩ là do tiên sinh tự viết ra thôi. Mà bài này nguyên gốc là chữ Hán phần trên được dịch theo truyện qua tiếng Việt.
bần đạo vừa nhờ 1 nữ thí chủ là sv khoa tiếng trung năm nhất gúc gồ hộ thì ra là 1 khúc ca thời Nguyên bên tàu, tác giả là Quan hán khanh. Nguyên văn phiên ra háng việt như sau:

tên Kiều bài nhi (song điệu)
tác giả Quan hán khanh

thế tình thôi vật lí
nhân sanh quý thích ý
tưởng nhân gian tạo vật bàn hưng phế
cát tàng hung, hung tàng cát
phú quý na năng trường phú quý
nhật doanh trắc, nguyệt mãn khuy thực
địa hạ đông nam,thiên cao tây bắc
thiên địa thượng vô hoàn thể.

triển phóng sầu mi, hưu tranh nhàn khí
kim nhật dong nhan, lão ư tạc nhật
cổ vãng kim lai, tận tu như thử
quản tha hiền đích ngu đích, bần đích hòa phú đích
đáo đầu giá nhất thân, nan đào na nhất nhật
thụ dụng liễu nhất triêu, nhất triêu tiện nghi
bách tuế quang âm, thất thập giả hi
cấp cấp lưu niên, thao thao thệ thủy.
 
bần đạo vừa nhờ 1 nữ thí chủ là sv khoa tiếng trung năm nhất gúc gồ hộ thì ra là 1 khúc ca thời Nguyên bên tàu, tác giả là Quan hán khanh. Nguyên văn phiên ra háng việt như sau:

tên Kiều bài nhi (song điệu)
tác giả Quan hán khanh

thế tình thôi vật lí
nhân sanh quý thích ý
tưởng nhân gian tạo vật bàn hưng phế
cát tàng hung, hung tàng cát
phú quý na năng trường phú quý
nhật doanh trắc, nguyệt mãn khuy thực
địa hạ đông nam,thiên cao tây bắc
thiên địa thượng vô hoàn thể.

triển phóng sầu mi, hưu tranh nhàn khí
kim nhật dong nhan, lão ư tạc nhật
cổ vãng kim lai, tận tu như thử
quản tha hiền đích ngu đích, bần đích hòa phú đích
đáo đầu giá nhất thân, nan đào na nhất nhật
thụ dụng liễu nhất triêu, nhất triêu tiện nghi
bách tuế quang âm, thất thập giả hi
cấp cấp lưu niên, thao thao thệ thủy.
Tuyệt vời. Tiên sinh nên thưởng cho vị cô nương kia.
Tiên sinh cũng thật có lòng.
 
Mấy cái yếu kém thì theo thời gian nó cũng bị khai trừ thôi, bởi vì nếu đã nhận ra nó yếu kém thì người ta sẽ tìm cách khai trừ nó. Dù sao cũng đồng ý với mày là văn hóa nát là do nhóm bình dân lên ngôi. Thậm chí trong văn học cấp 3 có một bài do Nam Cao viết hay sao ấy, rất ca ngợi cái văn hóa bình dân ấy. Kể về một anh tri thức Hà Nội chạy giặc về vùng nông thôn rồi gặp mấy người cán bộ thôn ngu ngu ngơ ngơ. Dm nghe cô giáo phân tích mà muốn xé sách!
công nhận cái thời gian mài đít ghế nhà trường học mấy cái đấy vô bổ vl =))
 
Top