Đạo lý Phân tích tâm lí học - Triết học A tỳ đàm

Triết học A tỳ đàm


Thông thường chúng ta thường hay nhận xét đây là người tiểu nhân, đây là quân tử.
Người này là tốt, người kia xấu, keo kiệt, đố kỵ, hiền lành, tham lam, tự cao, tự ái ....

Đó chỉ là định nghĩa chung chứ chưa phân tích rốt ráo vì đâu cấu tạo nên cái nhìn để đánh giá về con người đó. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác, thiện và ác gồm những gì ?

Hôm nay t sẽ mạo mụi viết bài phân tích các thành tố tâm lí để cấu tạo nên cái gọi là tính cách, trạng thái tâm lý và dẫn tới các hành động, biểu hiện.

Ở #1 sẽ là giới thiệu khái quát. Các phần sau sẽ đi chi tiết và rõ ràng.
------------------------------------------


Vi Diệu Pháp Nhập Môn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambhuddhassa.
Cung Kính Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Ðấng Chánh Biến Tri.

1- Pháp (Dhamma) (*)​

V- Pháp là chi?

Ð- Pháp là những trạng thái riêng biệt, có tướng trạng khác nhau (như vuông, tròn, dài, ngắn, sáng, tối v.v.) tức là những tư cách riêng biệt để phân biệt được. Pháp có hai:

Là Pháp Chơn Ðế.
Là Pháp Tục Ðế.
(*) Tự trì trạng thái gọi là Pháp (Attano lakkhanaṃ dhāretīti: Dhammo); hay "Nhậm trì tự tánh; Quỷ sanh vật giải".

2- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca).

V- Thế nào là Pháp Chơn Ðế?

Ð- Pháp Chơn Ðế là pháp bản thể chơn tướng, sự thật của Chế Ðịnh, không thay đổi (Pháp Chơn Ðế ví như chất vàng. Còn Pháp Tục Ðế ví như các kiểu nữ trang). Pháp Chơn Ðế có hai:

Là Chơn Ðế vô vi.
Là Chơn Ðế hữu vi.

3- Chơn Ðế Vô Vi (Asaṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế vô vi?

Ð- Chơn Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, cứu cánh tối hậu: cũng gọi là viên tịch, Niết Bàn, Diệt Ðế v.v...


4- Chơn Ðế Hữu Vi (Saṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế hữu vi?

Ð- Chơn Ðế hữu vi là pháp bản thể còn sanh diệt, còn tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hợp thế v.v.. có hai loại Chơn Ðế hữu vi là Sắc và Danh.


5- Sắc (Rūpā).

V- Thế nào là Sắc?

Ð- Sắc là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Cũng gọi là Pháp Hợp thế, Dục giới, Cảnh Lậu v.v.. bản chất của Sắc là vật biến ngại và biến hoại.


6- Danh (Nāma).

V- Thế nào là Danh?

Ð- Danh là pháp không hình sắc cũng gọi là Tâm Pháp tức là Tâm, Tánh, Trí, Thức, hiểu biết, suy nghĩ, trừu tượng v.v.. Danh có hai loại:

Tâm.
Sở Hữu Tâm.

7- Tâm (citta) (*).

V- Thế nào là Tâm?

Ð- Tâm là hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức, tức là biết cảnh, nhận thức đối tượng, cũng gọi là Ý Thức. Tâm có hai loại:

Tâm Hợp Thế.
Tâm Siêu Thế.
(*) Tướng trạng của tâm là biết cảnh; phận sự của tâm là làm hướng đạo cho Sở hữu tâm và Sắc pháp; sự thành tựu của tâm là được sinh khởi liên tục; nhân cần thiết của tâm là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành uẩn.

8- Tâm Hợp Thế (Lokiya citta).

V- Thế nào là Tâm Hợp Thế?

Ð- Tâm Hợp Thế là Tâm biết cảnh trong đời, tâm biết cảnh còn sanh tử, tâm biết cảnh phiền não, tâm biết cảnh còn giới hạn bởi không gian và thời gian. Tâm Hợp Thế có hai:

Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo Ðại.

9- Tâm Dục Giới (Kāmāvacara citta).

V- Thế nào là Tâm Dục Giới?

Ð- Tâm Dục Giới là Tâm chuyên môn bắt cảnh dục (chuyên biết cảnh Sắc, thinh, khí, vị và xúc). Tâm Dục Giới có ba:

Tâm Bất Thiện.
Tâm Vô Nhân.
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

0xfmivo.jpg
 
Sửa lần cuối:
Cái này chắc cần hổi thêm chứ nhìn cũng khó hỉu
Có chi tiết ở trang 1 đó. T giải thích từng cái luôn, 52 tâm sở hay sở hữu tâm này là cấu tạo nên tâm lí của 1 con người,

Không có gì nằm ngoài cái này !
 
Tâm quả tái sinh các cảnh giới

Đoạ xứ



XgZMqaj.jpeg


----------------------------------------



Thiện thú

T0B24Xb.jpeg


vBb7A9H.jpeg

----------------------------------------




Tổng quan



lgN76MZ.jpeg
 
Thiện và Bất Thiện

Thiện ( Kusala) và Bất Thiện (Akusala) không phải chỉ thiên về mặt đạo đức, luân lý không mà còn là việc khéo léo tác ý khi sử dụng tâm làm việc gì đó.


Cũng là 1 việc nhưng ta có khéo hay không khéo thì gọi là thiện hay bất thiện. Vì tam nghiệp thân khẩu ý đều đi ra từ ý nghiệp đầu tiên. Khi ý nghiệp đủ mãnh lực sẽ trở thành nghiệp thân - khẩu.

Vì vậy mỗi giây phút, những sát na trôi qua mỗi chúng sinh chỉ có thiện hoặc bất thiện thôi.

Ví dụ :

1. Khi ta dẫm phải có kiến thì có một số trường hợp :

- Cố ý giết thì sẽ là nghiệp bất thiện - nghiệp sát cố ý.

- Vô tình đạp trúng thì sẽ là nghiệp sát do
phóng dật - nghiệp sát vô ý

- Cố ý qua một bên để không đạp trúng nó - sẽ là nghiệp thiện có giới phần ( cụ thể là chánh nghiệp).

2. Hay khi nhìn gái mà mình chỉ chăm chú vào da trắng, tóc dài, mắt to, mỏ đỏ, ngực căng mông nở thì nó là phi lí tác ý (quan tâm điều sai lầm), là bất thiện.

Còn khi mình nhìn gái với tác ý đẹp đến mấy cũng vô thường, khổ, vô ngã, chỉ là danh - sắc, đây là 6 căn gặp 6 trần thì đó là như lý tác ý (quan tâm điều đúng đắn), là thiện.

3. Kể cả ăn cơm, tắm rửa, di chuyển, đi làm, giao tiếp, thuyết pháp, mặc quần áo, hỏi thăm, khen ngợi, chỉ trích ....

Những việc cơ bản như vậy đều có thể là thiện hay bất thiện tùy vào tác ý của mình có đúng đắn hay không ( như lý tác ý). Còn bất thiện sẽ là phi lý tác ý.

Vấn đề này Phật nói rất nhiều trong Tạng Kinh.


Như mình đã nói bản chất của tâm là Thiện hay Bất Thiện thì phụ thuộc vào Tâm sở ( sở hữu tâm).

HỎI
: Vì sao gọi là tâm sở bất thiện?

ĐÁP:

Tâm sở bất thiện là những tâm sở tạo ra những điều ác xấu, phiền não (kilesa), ô nhiễm (māla) khiến chúng sinh rơi vào khổ.

Pāli có giải thích:

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: Hợp với những điều không tốt đẹp gọi là bất thiện.

Các Ngài giải thích bất thiện có 5 nghĩa:

- Bịnh hoạn (rogayattha).
- Không tốt đẹp (asundarattha)
- Không khôn khéo (achakattha).
- Lầm lỗi (savajjattha).
- Tạo quả khổ (dukkhavipākattha).
Gọi là bất thiện vì những tâm sở này có khuynh hướng tà vạy, khiến tâm lầm lạc rơi vào sự áp chế của chúng, để rồi cho quả khổ sau này.

Đức Phật có dạy:

“Disodisaṃ yaṃ taṃ kariyā.
Verī vā pana verinaṃ
Micchāpanihitaṃ cittaṃ.
Pāpiyo naṃ tato kare. [1]
“Kẻ thù hại kẻ thù.
Oan gia hại oan gia.
Không bằng tâm hướng tà.
Gây ác cho tự thân”

Sự tà vạy ở đây ám chỉ 10 điều ác là: Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong dục, nói dối, nói ác, nói đâm thọc, nói nhãm nhí, tham ác, sân ác và tà kiến ác.

Hỏi: Vì sao gọi là tâm sở Tịnh hảo? Có bao nhiêu tâm sở thuộc nhóm Tịnh hảo?

Đáp: Chữ sobhana nghĩa là chói sáng, rực rỡ. Những tâm sở nào làm tâm trở nên chói sáng rực rỡ, đưa đến tiến hóa, tâm sở ấy gọi là tịnh hảo (sobhana).

Sở dĩ gọi là sobhana vì những tâm sở này liên kết với ba căn thiện (mūlakusala) là vô tham, vô sân, vô si.

"Tīṇimāni, bhikkhave, kusalamūlāni. Katamāni tīṇi? Alobho kusalamūlaṃ; adoso kusalamūlaṃ; amoho kusalamūlaṃ.

"Này các Tỳ khưu! Có ba căn bản của thiện. Thế nào là ba? Không tham (alobha) là căn bản của thiện; không sân (adosa) là căn bản của thiện; không si (amoha) là căn bản của thiện...". [1]

Thế nào là thiện?

Theo Atthasālinī (sớ giải Bộ Pháp tụ), Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) có giải thích [2] :

"Kusalanti kucchitānaṃ salanādīhi atthehi kusalaṃ:

Gọi là thiện, khi xuất hiện nó diệt trừ những điều tội lỗi (ādīna), xấu xa (kucchitā), đó là ý nghĩa (của) thiện.

Apica ārogyaṭṭhena anavajjaṭṭhena kosallasambhūtaṭṭhena ca kusalaṃ:

"Và thiện còn có những ý nghĩa khác là: Không có bịnh (ārogya), không có tội lỗi (anavajja), khởi lên khôn khéo (kosallasambhūta)".

Phụ Sớ giải (Ṭīkā) giải thích: Thiện có 5 nghĩa là :

1- Không bịnh (ārogya).

2- Tốt đẹp (sundarattha).

3- Khôn khéo (chaka).

4- Không tội lỗi (anavajja).

5- Có quả an vui (sukhavipāka).

Giải:

a- "Không bịnh". Ở đây chỉ cho "tâm lành mạnh", là tâm không bị tha hóa bởi những ô nhiễm từ bên ngoài vào. Ý nghĩa "không bịnh" hàm ý "hoàn hảo".

Ý nghĩa khác của "không bịnh" là những tâm sở này có thể dẫn đến Nípbàn (aroga là tên gọi khác của Nípbàn). Như Phật ngôn:​

"Ārogya paramā lābhā

Không bịnh là lợi tối thượng" [3] .

b- "Tốt đẹp". Vì phá hủy những điều ác xấu, thực hiện tích cực những việc lành như: bố thí, trì giới, tu thiền ...

c- "Khôn khéo": Tâm sở Tịnh hảo biết lách tránh những cạm bẩy dẫn đến thối đọa, như vị tỳkhưu thấy nguy hại của các trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) đáng hài lòng nên có tâm nhàm chán dục lạc, nhờ đó vị ấy tinh cần tu tập có thể chứng đạt thiền định hay Nípbàn.

Hoặc khi nhận cảnh không tốt đẹp, biết giữ tâm không cho rơi vào "khó chịu", đồng thời nương vào đối tượng (ārammaṇa - cảnh) không tốt đẹp ấy để đạt được những thành tựu tốt đẹp, như vị Tỳ khưu quán tử thi, quán thể trược ... chứng đạt Sơ thiền, phát triển tuệ quán thành tựu Đạo - Quả siêu thế, do đó gọi là khôn khéo.

Chữ Kosalla được Ngài Buddhaghosa giải thích: "Kosallaṃ vuccati paññā: Trí tuệ gọi là khôn khéo".

Ý nghĩa "khôn khéo " ở đây chỉ cho những tâm thiện hòa hợp với trí. Những tâm thiện ly trí không có được ý nghĩa này.

d- "Không tội lỗi". Khi có ba căn bản thiện phối hợp, tuy hành động về thân hay ngữ, tuy bề ngoài có vẽ không tốt đẹp nhưng không mang tội lỗi.

Như Trưởng lão Piliṇḍavaccha, vị trưởng lão được Đức thế Tôn ban cho địa vị "đệ nhất được chư thiên ái kính" [4] , thế mà Ngài thường gọi các bậc đồng phạm hạnh là "đồ bần tiện".

Chư tỳ-khưu than phiền đến Đức Thế Tôn, Đức Phật giải thích "đó là thói quen của ngôn ngữ do tập khí quá khứ, vì Ngài trải qua 500 kiếp là Bàlamôn, quen gọi những nô lệ là "đồ bần tiện", hiện tại Ngài đã chứng quả A-la-hán không còn kiêu mạn trong tâm, nhưng chưa trừ bỏ được tập khí trong quá khứ, tâm Ngài không có ý khinh miệt các bậc đồng phạm hạnh".

Hay bà tín nữ Dự lưu sắp xếp cung tên cho chồng đi săn bắn, chư tỳ khưu thắc mắc: "Vị Thánh nữ Dự lưu sao còn có ý sát sanh?". Đức Phật giải thích "bà chỉ làm phận sự người vợ, chứ không có ý sát hại chúng sanh khác. Ví như cầm thuốc độc nhưng tay không vết trầy thì vô sự". Rồi Ngài dạy kệ ngôn:

"Pāṇimhi ce vaṇo n’ āssa. Hareyya pāṇinā visaṃ.

Nābbaṇaṃ visaṃ anveti. Natthi pāpaṃ akubbato.

"Bàn tay không thương tích. Có thể cầm thuốc độc.​

Không thương tích, tránh độc. Không làm, không có ác." [5]

Hay như Ngài Cakkhupāla (vị Alahán bị mù), đi kinh hành dẫm đạp chết các côn trùng [6] ...

Chi tiết nằm ở mục Tâm sở vấn đáp - Tỳ Khưu Chánh Minh. Mình cũng đã upload link và toàn bộ tài liệu Tam tạng ở #1

Tổng quan Vi Diệu Pháp.
 
Chánh Niệm và Tỉnh Giác

Đầu tiên phải làm rõ Niệm và Tuệ. Cả 2 có 1 điểm chung đều nằm trong 25 tâm sở Tịnh Hảo. Tức là chỉ có khi xuất hiện tâm Thiện.


rMTkMrE.jpeg


Niệm(sati) : là sự nhận biết, ghi nhớ cảnh hiện tại ( nói chính xác nhất là cảnh quá khứ gần nhất).

Niệm nói theo ngôn ngữ hiện đại là làm gì biết đó.

Trái ngược lại sự phóng dật thì đó là niệm.

Mọi điều ta làm với sự ghi nhớ, ghi nhận đều là Niệm và là Tịnh Hảo vì :

Bản thân Niệm là tâm sở Tịnh Hảo Biến Hành - tức là luôn luôn đi cùng với các tâm Thiện. Gọi là tâm Thiện vì luôn đi cùng 3 tâm vô tham vô sân vô si.

"Này các Tỳ khưu! Có ba căn bản của thiện. Thế nào là ba? Không tham (alobha) là căn bản của thiện; không sân (adosa) là căn bản của thiện; không si (amoha) là căn bản của thiện...". [1]

Nhưng như vậy vẫn chưa đủ để gọi là Chánh niệm. Vì niệm còn có 2 là Tà Niệm và Chánh Niệm.

Tà niệm là sự ghi nhận sai. Chi pháp của nó là Tâm sở Si + Sân hoặc Si + Tà Kiến ( Tham phần )

Ví dụ : thuốc độc mà ghi nhận là thuốc bổ. Tham mà ghi nhận là không tham, sân mà ghi nhận là không sân. Sự ghi nhận sai lầm này gọi là tà niệm.

-----> Từ Tà Niệm này sẽ chuyển thành Phóng dật.

Thất niệm (sammohasati) theo nguyên ngữ là: "sự ghi nhớ bị mê muội" hay "mê muội ghi nhớ". Ghi nhớ bị mê muội, hay trong lúc mê muội mà ghi nhớ thì sự ghi nhớ này không gọi là niệm, mà là "mất niệm".


Chi pháp của thất niệm là tâm sở si hợp phóng dật (trong tâm si phóng dật). Tuy nhiên, cũng không thể khinh thường "thất niệm", vì nó có thể tạo điều kiện cho các ác- bật thiện pháp khác sinh lên.

Pháp cú có câu:

Appamādo amatapadaṃ; pamādo maccuno padaṃ

Appamattā na nāyanti; ye mattā yathā matā.

Không phóng dật đường sống; phóng dật là đường chết.

Không phóng dật, không chết; phóng dật như chết rồi

----------

Tuệ (paññā) : là hiểu biết đầy đủ.

Bản thân tuệ này chia ra riêng gọi là Tuệ Phần vì không phải tâm Thiện nào cũng có Tuệ. Đôi khi có Niệm mà không có Tuệ trong tâm sở Tịnh Hảo đó.

Trước tiên, ở khía cạnh "hiểu biết" thì trí (ñāṇa) xem như tương đương với paññā (tuệ), như:

"Somanassa sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ kusalacittaṃ:

"Tâm thiện sanh chung với thọ hỷ hòa lẫn với trí, không có sự trợ giúp".

Trí chia là 2 là Trí trong Phật giáo và Trí ngoài Phật giáo. Trí trong Phật giáo gọi là Trí đặc biệt hay là Tuệ.

- "Hiểu biết theo đời thường", như am tường các môn học, các môn nghệ thuật ...

- "Hiểu biết đặc biệt", như hiểu rõ về tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã, Tứ đế...


Nói cách khác, trí có hai cách "hiểu biết": Hiểu biết về chế định và hiểu biết về chân đế.

Chính tiếp đầu ngữ PA đã nhấn mạnh và tăng cường cho "sự hiểu biết" này.

Có thể ví ñāṇa (trí) như sư tử, còn paññā (tuệ) như sư tử chúa, hoặc ñāṇa như sư tử đang trưởng thành còn paññā như sư tử sung mãn sức lực .

- Ñāṇa (trí) là sự hiểu biết thông thường, còn paññā (tuệ) là "hiểu biết một cách đặc biệt". Hoặc là:

- Ñāṇa (trí) là hiểu biết chế định, chân đế cả "đặc biệt", còn paññā chỉ hiểu biết "đặc tướng của chân đế".

Cảnh chân đế (paramatthasaccārammaṇa) có hai loại: Chân đế thông thường, chân đế đặc biệt.

"Cảnh chân đế đặc biệt", là khi tâm nhận một trong ba tướng: vô thường, khổ, vô ngã của pháp hữu vi, làm cảnh.

Như một người hiểu được "danh từ đất chỉ cho những gì có trạng thái (lakkhaṇa) cứng hay mềm". Đó là biết "cảnh chế định".

Người ấy nhậnbiết "trạng thái cứng hay mềm" khi tiếp xúc với đất, đó là biết "cảnh chân đế".

Khi tu tập pháp quán, người ấy thấy "cái gọi là đất ấy bị tan rã, hoại diệt. Đó là biết "cảnh chân đế đặc biệt".

Trí là sự biết cả ba loại cảnh này; còn paññā (tuệ) chỉ biết cảnh chân đế đặc biệt mà thôi. Nên đôi khi trí chính là tuệ và tuệ chính là trí.

Ngài Buddhaghosa có giải thích paññā như sau:

"Pajānātīti paññā: Biết rõ là tuệ" [45] .

Kiṃ pajānāti? Idaṃ dukkhan'ti – ādinā nayena arisaccāni:

"Biết rõ cái gì? Thưa rằng: Theo phương cách Thánh đế, biết rõ "đây là khổ" ...

Có thể nói: Tuệ nương vào trí mà hình thành. Tức là khi trí vững mạnh trở thành tuệ.

Nói về trí thì có tất cả 73 loại trí, trong đó chư Thánh Thinh văn chỉ có được 67 loại trí và 6 trí dành riêng cho bậc Chánh đẳng giác [46] .

Tất cả các trí ấy, gọi chung là paññā (tuệ). Đây là lấy theo ý nghĩa "đầy đủ của PA".

Paññā theo nghĩa "hiểu biết tường tận (của PA)" thì loại trí này do nương vào tam tướng.

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) có định nghĩa về tuệ quyền (paññindriya) như sau:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti?

Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṃ kosallaṃ nepuññaṃ vebhabyā cintā upaparikkhā bhūrī medhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṃ patodo paññā paññiṇdriyaṃ paññābalaṃ paññāsatthaṃ paññāpāsādo paññā-āloko paññā-obhāso paññāpajjoto paññāratanaṃ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi.

Idaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti.

"Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, chánh kiến.

Đây là tuệ quyền trong khi ấy.

--------------------------------
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) :
Là cụm từ luôn đi chung với nhau và xuất hiện bàn bạc trong các bài Kinh. Hai cái này không thể tách ra được. Phải đi chung với nhau mới gọi là Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ nói rốt ráo là một cách để hành giả thiết lập Niệm và từ đó dùng Trí để quán sát thực tánh sinh diệt. Nhất mạnh vào một trong các khía cạnh của Bát Chánh Đạo. Một khi đã thực hành đúng đắn thì luôn có 8 chánh đồng sanh trong mọi sinh hoạt của ta.

Chánh Kiến: sở hữu trí tuệ;
Chánh Tư Duy: sở hữu tầm;
Chánh Ngữ: sở hữuchánh ngữ;
Chánh Nghiệp: sở hữu chánh nghiệp;
Chánh Mạng: sở hữu chánh mạng;
Chánh Tinh Tấn: sở hữu cần;
Chánh Niệm: sở hữu niệm;
Chánh Định: sở hữu định.

Để trở thành Chánh niệm(Sammāsati) và Tỉnh giác(Sampajañña) thì phải là sự ghi nhận hiện tại với 1 trí tuệ đặc biệt. Trí tuệ đặt biệt ở đây cụ thể là trí tuệ về tam tướng, nhân quả, về 4 đế, về 12 duyên khởi hay 24 duyên hệ thì mới gọi là Satisampajanna.

Nếu với Niệm theo kiểu bình thường và Tuệ bình thường không phải là lý tưởng Phật giáo thì không gọi là thực hành Tứ Niệm Xứ. Vì ngoài đời rất nhiều người không hề biết Phật pháp nhưng vẫn sống trí tuệ và ghi nhận đầy đủ.

Quan trọng là Tác Ý và sự hướng tâm đúng đắn đến giải thoát mới gọi là 4 niệm xứ. Ghi nhận pháp sanh diệt trong đời sống hằng ngày với lý tưởng mong cầu giải thoát, ghi nhận danh sắc thường trực.

– Tác ý chân chánh (yonisomanasikāra hay yoniso) là sự hướng tâm hay chú ý một cách đúng đắn đến đối tượng, tức hướng tâm với một sự hiểu biết chân chánh. Nó cũng muốn nói đến sự hiểu biết thực tánh của các pháp.

– Quán sát pháp hành (sikkhāti – đúng nghĩa là học tập hay luyện tập – “to learn, to train oneself”). Tuy nhiên khi được dùng ở dây, nó có nghĩa là sự giữ pháp hành hay quán sát pháp hành) là sự “nhắc nhở” trong pháp hành. Nó “nhắc” chúng ta trở lại với pháp hành khi đánh mất sát-na hiện tại.

Chánh niệm (sati) là sự chú tâm đến đối tượng, ví dụ như chú tâm đến oai nghi ngồi. Nhờ vậy, tỉnh giác (sampajañña) mới có thể biết đó là sắc ngồi.

Thực ra, chính tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác làm nhiệm vụ quán sát sắc (rūpa) trong sát-na hiện tại.

Chúng ta cần hiểu rõ điều này, bởi vì nhiều hành giả nghĩ rằng “họ” đang hành thiền, nhưng thực sự chỉ có Ba Danh (nāma – tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay yogavacara) đang hành mà thôi.

Chánh niệm và tỉnh giác hủy diệt tham và sân, sau dó, Tuệ minh sát nảy sanh và hủy diệt si mê.

Tác ý chân chánh, chánh niệm, tỉnh giác là trí tuệ hành (cintā paññā).

Khi chánh niệm— tỉnh giác hoạt động hoàn hảo, chúng trở thành Tuệ minh sát, song tác ý chân chánh vẫn là trí tuệ hành.

Khi trí tuệ minh sát phát triển, chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả chánh niệm và tỉnh giáccũng không phải là “chúng ta”. Chánh niệm – tỉnh giác là những tâm sở và chúng phải chịu vô thường – khổ – vô ngã.

-----------------
Trên thực tế thì người hành Minh sát tuệ dù Tăng hay Tục chính là người đang bước chân, hướng tâm và tác ý đến quả vị thánh Nhập lưu - Sơ Quả.

Vì vậy khi ta làm hỗ trợ cho hành giả Tứ niệm xứ điều kiện về thực phẩm, chỗ ở, quần áo hay vật dụng để tu tập thì phước báu là rất nhiều so với người bình thường, tu sĩ ngoại đạo hoặc những người cạo đầu đắp y nhưng với lí tưởng sai lệch, vơ vét, mượn đạo tạo đời ...

Ngược lại khi mà có lòng phá hoại, quấy rối, cản trở, phỉ báng, nhục mạ, làm chướng duyên, đốt phá đâm chém một đạo tràng tu tập Tứ niệm xứ hay những Hành giả thực hành Minh sát tuệ thì quả báo cũng khá là khốc liệt.

Nói thật là nếu có tác ý cúng dường Tam bảo thì t sẽ tìm những thiền viện có các hành giả thực hành Minh sát để cúng dường, hỗ trợ cho các hành giả chứ không vứt vào 3gold hay đạo tràng có mùi tà kiến, thuyết giảng phi pháp tương tự của đồng chí Việt núi Dinh :d

Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta [Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Dakkhiṇavibhaṅgasutta], Ðức Phật có dạy hai hạng thọ thí:

1- Cá nhân thọ thí (paṭipuggalikadāna).
2- Chư Tỳ khưu Tăng thí (Saṃghadāna).
- Cá nhân thọ thí như thế nào?

Cá nhân thọ thí là thí chủ làm phước thiện bố thí đến mỗi cá nhân, có tính cách riêng biệt dầu một vị hay nhiều vị.

Cá nhân thọ thí được phân chia có 14 hạng, từ bậc cao nhất đến hạng thấp nhất:

1- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Chánh Ðẳng Giác.
2- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Phật Ðộc Giác.
3- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán.
4- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán.
5- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai.
6- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Bất Lai.
7- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai.
8- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Nhất Lai.
9- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu.
10- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu.
11- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả ngoài Phật giáo chứng đắc thiền, có thần thông.
12- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hạng phàm nhân (Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ) có giới đức trong sạch.
13- Làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới.
14- Làm phước thiện bố thí đến loài súc sanh.
Ðó là 14 hạng cá nhân thọ thí.

Quả báu cá nhân thọ thí

Trong 14 hạng cá nhân thọ thí này, thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng nào cũng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh trí tuệ.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến loài súc sanh như chim, cá,... sẽ hưởng được 5 quả báu suốt 100 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 1.000 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân có giới đức trong sạch, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 100.000 kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân ngoài Phật giáo chứng đắc thiền và thần thông, sẽ hưởng được 5 quả báu suốt triệu triệu kiếp hoặc một ngàn tỷ kiếp (1012).

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ để chứng đắc bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp nhiều hơn nữa.

Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A-ra-hán, Ðức Phật Ðộc Giác, Ðức Chánh Ðẳng Giác sẽ được hưởng quả báu vô lượng, vô lượng kiếp không sao kể xiết được.

Về cá nhân thọ thí, bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào thì quả báu vô lượng, vô lượng chừng ấy.

Ví như người nông dân tài giỏi, có hạt giống tốt, gieo trên thửa ruộng tốt mầu mỡ, thì chắc chắn sẽ thu hoạch được bội phần. Cũng như vậy, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tác ý thiện tâm trong sạch đầy đủ 3 thời kỳ, hoan hỉ làm phước bố thí những vật bố thí hợp pháp, đến bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào, chắc chắn quả báu vô lượng, vô lượng kiếp kể từ thuở ấu niên, trung niên cho đến lão niên đầy đủ chứng ấy.
 
@allendinh @faridhashimi

Tầng diệt thọ tưởng định là diệt trừ cả tưởng lẫn thọ. Chỉ còn tâm quả quan sát cảnh là Níp Bàn.
Sắc pháp không còn hơi thở và danh pháp không còn tâm, lộ tâm không còn mà chỉ có cảnh Hữu Dư.
 
trong rau củ quả cũng có nhiều vi sinh vật, thế chư tăng ăn thịt chúng thì có tội không ? theo ý kiến là "dẫm phải kiến"
 
trong rau củ quả cũng có nhiều vi sinh vật, thế chư tăng ăn thịt chúng thì có tội không ? theo ý kiến là "dẫm phải kiến"

Cấu tạo chúng sinh là danh & sắc.
Nếu không có danh pháp thì không phải chúng sinh.
Vi sinh vật không có thức tái sinh nên không thể xem là chúng sinh được. Tương tự như những vi trùng trên da, trong da …
 
Cấu tạo chúng sinh là danh & sắc.
Nếu không có danh pháp thì không phải chúng sinh.
Vi sinh vật không có thức tái sinh nên không thể xem là chúng sinh được. Tương tự như những vi trùng trên da, trong da …
thế kiếp sau t sẽ là sinh vật phù du
 
Cần gì kiếp sau, ngay kiếp này chúng ta đã luân hồi nếu m đọc bài tâm - tâm sở của t.
nay mới đãi bọn học trò nam nữ đi ăn gà rán xong; t nhìn tụi nó t muốn được làm học sinh hơn, éo biết gì cả ko phải muộn phiền kkkk, hồi xưa cũng chơi vui vẻ chứ không có điện thoại hay gì:too_sad::too_sad:;
Cộng thêm hôm qua m nói về vụ sống kiếp người tăm tối, nó lại khiến t yêu cuộc sống, mâu thuẫn quá đi
 
nay mới đãi bọn học trò nam nữ đi ăn gà rán xong; t nhìn tụi nó t muốn được làm học sinh hơn, éo biết gì cả ko phải muộn phiền kkkk, hồi xưa cũng chơi vui vẻ chứ không có điện thoại hay gì:too_sad::too_sad:;
Cộng thêm hôm qua m nói về vụ sống kiếp người tăm tối, nó lại khiến t yêu cuộc sống, mâu thuẫn quá đi
T cũng hay đi ăn gà với 1 ông anh làm giáo viên tiếng Anh. Nghe m nói mà nhớ tới ổng. Bữa giờ ổng rủ hoài mà chưa sắp xếp dc :d

Đi dạy có nhiều cái vui. Nhưng mà cũng buồn. Lứa nào mình quý nó cũng phải đi, lứa nào mình ghét nón cũng đi, vô ngã vô thường. Mỗi chuyến đò cũng như mỗi kiếp sống vậy. Thương lắm cũng phải đến lúc xa, quý lắm rồi cũng không gặp lại. Từ người quen lại trở nên xa lạ. Dần không còn gặp mặt chuyện trò, địa lí, vật lí, tâm lí cách trở thì lòng mình cũng thay đổi …
 
Định quay clip nói mà thôi, chat thì dài quá kiếm 1 cái clip 7 phút vậy :sweet_kiss:


có cái này tôi nói với bạn nghiêm túc, những gì sư mô tả là đúng;
Tôi đã có những trải nghiệm cận tử (thật sự) và tôi đã phải xem lại bản thân mình, tôi phải nhìn thấy những điều tồi tệ, hạnh phúc, tình yêu, rồi tôi thấy những tương lai ở vũ trụ song song là chuyện gì sẽ xảy ra;
kkk nhưng mà mình là 1 đứa trẻ nên mình (bản chất) luôn cố gắng sống không hổ thẹn; :vozvn (7)::vozvn (7):Về đâu cũng được cả:smile::smile:
 
đọc một mạch không nhớ được thứ gì ? lớn tuổi, trí nhớ kém, triết học A tỳ đàm này còn khó hơn giáo Mác nữa.
Khó lắm, Phật pháp thâm sâu là chỗ đó. Chứ không phải tụng mấy cái Chú Đại Bi, chú Lăng nghiêm … tiếng Phạn phiên âm không cho ai hiểu rồi gọi là thâm sâu.

Hiền giả có thể học từng phần nhỏ chứ đừng có học hết 1 lần. Mỗi một # nên dành vài ngày để ngó là được. Chủ yếu A tỳ đàm là để phân tích Tâm của chúng ta gồm có gì để nương vào mà tu theo.

Chứ ở ngoài nói tu tâm dưỡng tính, mà tâm không biết gồm có gì trong đó, cấu tạo ra sao thì lấy gì mà tu. Phải nói 90% Phật tử VN khá vô phước và thiếu trí khi không được tiếp cận tinh hoa của đạo Phật. Mà chỉ tiếp cận được mấy trò bố thí, cúng dường, chùi cầu, quét rác, phóng sanh, ăn chay, niệm Phật cầu vãng sanh :d
 
có cái này tôi nói với bạn nghiêm túc, những gì sư mô tả là đúng;
Tôi đã có những trải nghiệm cận tử (thật sự) và tôi đã phải xem lại bản thân mình, tôi phải nhìn thấy những điều tồi tệ, hạnh phúc, tình yêu, rồi tôi thấy những tương lai ở vũ trụ song song là chuyện gì sẽ xảy ra;
kkk nhưng mà mình là 1 đứa trẻ nên mình (bản chất) luôn cố gắng sống không hổ thẹn; :vozvn (7)::vozvn (7):Về đâu cũng được cả:smile::smile:
Đó là quả xấu. Tâm cận tử là tâm you phải chết để qua kiếp sống mới. Tui có viết 1 bài như vậy rồi để kiếm lại.
 
Lộ Tâm Tử

- Nói về lộ tâm tử và việc bắt đầu 1 kiếp sống mới thì trong PG không chấp nhận có cái gọi là linh hồn đi lang thang dạo chơi, rong chơi 49 ngày rồi đi đầu thai hay thân trung ấm gì đó.

Mà trên thực tế là sau tâm tử thì tiếp theo nó là tâm tái tục chon kiếp sống mới tức 1 tâm quả nào đó của nghiệp thiện ác.

2tHrORS.jpeg


Trên mạng ko kiếm ra hình nào oke nên t lấy hình trong sách, xem đỡ để dễ hình dung nhé.


Cái chết có 4 trường hợp :

- Hết thọ mạng

- Hết nghiệp

- Hết cả 2 cùng lúc

- Chết bất đắc kì tử ( do bị đoạn nghiệp chen vào dòng tâm hay còn gọi là nghiệp sát, tai nạn hoặc tự sát).

Khi cận tử mà không phải đột ngột hay hôn mê thì người sắp chết sẽ thấy 1 trong 3 cái sau. Từ đó nương theo mà phát sanh tâm gì là tâm cận tử để đi tái sanh.

- Nghiệp tướng : nghiệp thiện ác nào đó trong quá khứ.

- Nghiệp tướng : thấy hình ảnh tượng trung trong nghiệp thiện ác quá khứ.

Ví dụ : cho tiền ăn xin thì thấy chìa tay ra bố thí, chăn rau thì thấy hình ảnh ghế tantra, khách sạn, đâm cha chém chú thì thấy hình ảnh con dao.

- Thú tướng : hình ảnh cảnh giới tái sinh sắp về
 
Đó là quả xấu. Tâm cận tử là tâm you phải chết để qua kiếp sống mới. Tui có viết 1 bài như vậy rồi để kiếm lại.
có những lúc tâm t tĩnh t nhìn thấy ánh sáng; nhưng có lần thì t lại thấy hình tượng con mèo và người phụ nữ. Giờ t tập trung cho thực tại hơn
 
Lộ Tâm Tử

- Nói về lộ tâm tử và việc bắt đầu 1 kiếp sống mới thì trong PG không chấp nhận có cái gọi là linh hồn đi lang thang dạo chơi, rong chơi 49 ngày rồi đi đầu thai hay thân trung ấm gì đó.

Mà trên thực tế là sau tâm tử thì tiếp theo nó là tâm tái tục chon kiếp sống mới tức 1 tâm quả nào đó của nghiệp thiện ác.

2tHrORS.jpeg


Trên mạng ko kiếm ra hình nào oke nên t lấy hình trong sách, xem đỡ để dễ hình dung nhé.


Cái chết có 4 trường hợp :

- Hết thọ mạng

- Hết nghiệp

- Hết cả 2 cùng lúc

- Chết bất đắc kì tử ( do bị đoạn nghiệp chen vào dòng tâm hay còn gọi là nghiệp sát, tai nạn hoặc tự sát).

Khi cận tử mà không phải đột ngột hay hôn mê thì người sắp chết sẽ thấy 1 trong 3 cái sau. Từ đó nương theo mà phát sanh tâm gì là tâm cận tử để đi tái sanh.

- Nghiệp tướng : nghiệp thiện ác nào đó trong quá khứ.

- Nghiệp tướng : thấy hình ảnh tượng trung trong nghiệp thiện ác quá khứ.

Ví dụ : cho tiền ăn xin thì thấy chìa tay ra bố thí, chăn rau thì thấy hình ảnh ghế tantra, khách sạn, đâm cha chém chú thì thấy hình ảnh con dao.

- Thú tướng : hình ảnh cảnh giới tái sinh sắp về
nó hỗn loạn lắm kkk/ t có bị phán xét và giọng nói(suy nghĩ) đó nói t chưa làm gì sai cả (chắc não t nó tự nói vậy để trấn an) kkk
 
Top