Có Hình Pháo Tết thời Trần

hoangbach0

Phóng viên hợp đồng Xamvn
Pháo tưởng như là một sản phẩm của thời đại thuốc súng, thế nhưng từ trước khi có thuốc súng rất lâu, người Việt Nam đã biết cách chế tạo các loại “pháo” không cần thuốc súng để cho “nổ” vào ngày cuối năm, tạo tiếng động lớn nhằm xua đuổi dã thú, tà ma, ôn dịch, đem lại sự huyên náo và may mắn cho năm mới. Một trong các loại “pháo” đó là pháo đất, đã quá nổi tiếng.

Còn một loại pháo khác đơn sơ hơn, ít được nhắc tới, gọi là “Bộc Trúc”. Sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc thế kỷ 13 chép rằng, vào đêm Trừ Tịch (tức Giao Thừa), ở đầu cửa, người ta sẽ cho “Bộc Trúc” kêu và bày mâm chén đón năm mới. Bộc Trúc nghĩa đen là Tre Nổ. Nguyên lý của nó rất đơn giản. Trong đốt tre tươi khá kín nhưng vẫn có chứa không khí và nước. Khi nướng thân tre tươi dưới lửa, nước và khí giãn nở ra nhưng không có chỗ nào để thoát. Khi đạt tới áp suất cực đại, đốt tre sẽ bị “nổ” đột ngột, tạo ra tiếng rất to, kèm bụi, không thua gì pháo có thuốc.

Chắc hẳn con người đã phát hiện ra hiện tượng này từ rất xa xưa trong thời tiền sử, không phải đến thế kỷ 13 mới có tục đó.

417405886_275639765549606_6244989617268948026_n.jpg
 
Top