SJC đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng SJC

Có ba đơn vị trúng thầu 3.400 lượng với giá 86,05 triệu đồng trong phiên gọi thầu lần thứ năm do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng nay.

Sáng 8/5, Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC với giá sàn (giá tối thiểu các đơn vị trả khi dự thầu) là 86,05 triệu một lượng vàng miếng SJC.

Có ba đơn vị trúng thầu tổng khối lượng 3.400 lượng với giá là 86,05 triệu, tương đương mức sàn. Giá này cao hơn khoảng 1 triệu đồng mỗi lượng so với giá SJC mua vào từ người dân đầu ngày, và thấp hơn giá bán ra 1,3 triệu đồng.

Theo nguồn tin của VnExpress, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là một trong 3 đơn vị trúng thầu với 2.000 lượng. Hai doanh nghiệp còn lại, mỗi đơn vị trúng thầu 700 lượng, bằng với khối lượng tối thiểu được bỏ phiếu thầu.

Như vậy, sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ số lô tối thiểu doanh nghiệp được phép đặt thầu, từ 1.400 lượng xuống 700 lượng, điểm tích cực là số thành viên tham gia trả giá và trúng thầu tăng lên so với trước đó.

Tuy nhiên, xét về quy mô, phiên gọi thầu sáng nay vẫn còn "ế" tới 13.400 lượng vàng miếng, tương đương gần 80% lượng gọi thầu.

Đây là lần thứ hai Ngân hàng Nhà nước tổ chức thành công sau 5 phiên đấu thầu. Tổng cộng, cơ quan quản lý mới cung ứng 6.800 lượng vàng miếng ra thị trường.

Sau phiên đấu thầu, tới 11h, giá vàng miếng tại SJC tăng nhẹ 300.000 đồng so với đầu giờ sáng, lên 85,2 - 87,5 triệu đồng một lượng, xấp xỉ với giá đóng cửa vào cuối chiều qua. Hiện, mỗi lượng vàng miếng SJC cao hơn thế giới trên 16,5 triệu đồng trong khi mức chênh cách đây khoảng 2 tuần chỉ 12-14 triệu đồng.

Đấu thầu vàng miếng là giải pháp được Ngân hàng Nhà nước đưa ra với kỳ vọng tăng cung qua đó giảm chênh lệch giá vàng miếng với thế giới.

Tuy nhiên, hầu hết đơn vị tham gia các đợt đấu thầu "không thỏa mãn" với giá sàn do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đại diện các bên tham gia và giới chuyên gia cho biết mức giá sàn đấu thầu vàng miếng quá cao, khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi phải bỏ ra lượng vốn lớn trong bối cảnh giá thế giới có xu hướng đi xuống.

Nếu muốn giảm chênh lệch với giá quốc tế, nhà điều hành cần bán ra với giá sát hoặc thấp hơn thị trường trong nước. "Trường hợp Ngân hàng Nhà nước vẫn đấu thầu như một đơn vị kinh doanh thay vì vai trò cơ quan quản lý can thiệp thị trường, thì mục tiêu kéo gần với thế giới còn xa vời", một chuyên gia nhìn nhận.

 
phải kéo lên vậy , rồi mới dập xuống. Phải rắc thóc dụ gà
 
Tưởng nhà nước xả vàng ra để kìm giá vàng chứ. Thế đéo nào nó lại tăng :vozvn (22):
nhà nước nào , mầy bị xxxxxx, các thế lực...........nó lừa rồi , tau cũng bị lừa giống mầy nè

 
Mai lên 90 là đẹp, mà tụi bây cũng chủng bị tinh thần đi là vừa, câu chuyện không đơn giản là giá vàng đâu nhé
 
Sửa lần cuối:
Mai lên 90 là đẹp, mà tụi bây cũng chủng bị tinh thần đi là vừa, câu chuyện không đơn giản là giá vàng đâu nhé
Ra chốt lời mua lại vàng nhẫn thôi, thế nào cũng làm trò thôi
 
Top