Tập Cận Bình gây sóng gió khi nhắc đến Lưu Cầu Quốc

dungvotrachnhiem

Bò lái xe

Tập đã nói về lịch sử của Ryukyu (Lưu Cầu Quốc), trong đó nhấn mạnh quan hệ với Trung Quốc.

Ngày 4/6 vừa qua, một bài viết gây tranh cãi đã xuất hiện trên trang nhất tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong bài viết này, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về lịch sử của Quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu), mà ngày nay là Okinawa, tỉnh cực nam của Nhật Bản.

Nhận xét của ông đã gây ra “làn sóng Ryukyu” trong giới sử gia Trung Quốc, những người đã đưa ra hết bình luận này đến bình luận khác về chủ đề này.

Chỉ với một bài viết, Tập Cận Bình đã khiến quần đảo có vị trí chiến lược này rơi vào vòng xoáy địa chính trị.

Bài viết của Nhân dân Nhật báo là một bản tin về việc Tập đến thăm Cục Lưu trữ Văn hóa và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc, một cơ quan được thành lập ở ngoại ô Bắc Kinh vào năm ngoái, nhằm thu thập và bảo quản các ấn phẩm Trung Quốc từ các thời đại khác nhau.

Trong chuyến thăm ngày 1/6, Tập đã dừng lại trước một cuốn sách khắc gỗ viết về lịch sử Ryukyu.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F8%252F6%252F6%252F0%252F46080668-1-eng-GB%252FCUC1.jpg
Cuốn sách này nói rằng hậu duệ của 36 gia đình di cư đến Ryukyu vào thế kỷ 14 đã trở về Phúc Châu để thờ cúng tổ tiên của họ. Việc đó đã được Tập Cận Bình đề cập trong một bài viết trên trang nhất của Nhân dân Nhật báo. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)
Một nhân viên phụ trách lưu trữ nói với Tập rằng cuốn sách có tầm quan trọng về chính trị. Nó cho thấy quần đảo Điếu Ngư – tên mà người Trung Quốc gọi Quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý – là lãnh thổ của Trung Quốc.

Về vấn đề này, Tập phát biểu, “Khi còn làm việc ở Phúc Châu, tôi biết rằng Phúc Châu có bảo tàng Ryukyu và lăng mộ Ryukyu, và Phúc Châu có mối quan hệ sâu sắc với Ryukyu.”

Ông tiếp tục nói rằng đã có 36 gia đình người Mân (Min) đến định cư ở Ryukyu, có ý nhắc đến đợt di cư dưới thời nhà Minh vào thế kỷ 14 ở Trung Quốc. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải thu thập và sắp xếp các tài liệu lịch sử quan trọng này để kế thừa và phát triển nền văn minh Trung Hoa.

Dù rất khó để xác định ý nghĩa thực sự của lời nhận xét về Ryukyu của Tập Cận Bình, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó.

Trong chuyến thăm, Tập nói rằng Cục Lưu trữ Quốc gia là một dự án mà chính ông đã phê duyệt và luôn quan tâm.

Tập đã làm việc ở tỉnh Phúc Kiến gần 17 năm, từ khi ông mới ngoài 30 tuổi. Bức ảnh dưới đây được chụp ở Phúc Châu, thủ phủ của Phúc Kiến, vào năm 1999, khi Nikkei phỏng vấn Tập, 46 tuổi, khi đó đang là quyền tỉnh trưởng.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F8%252F2%252F7%252F0%252F46080728-1-eng-GB%252FCUC2.jpg
Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn của Nikkei vào năm 1999 khi ông còn là quyền tỉnh trưởng Phúc Kiến. (Ảnh của Kastuji Nakazawa)
Thật vậy, khi còn là quan chức hàng đầu của Phúc Châu, Tập đã chào đón những vị khách đến từ Okinawa, những người được cho là hậu duệ của 36 gia đình gốc người Mân.

Bức ảnh sau đây đến từ bảo tàng Ryukyu ở Phúc Châu. Cánh nhà báo Nhật Bản đã được mời đến ghi lại cuộc viếng thăm của các hậu duệ.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F1%252F3%252F8%252F0%252F46080831-1-eng-GB%252FCUC3.jpg
Tập Cận Bình (thứ hai từ phải sang) gặp gỡ một vị khách đến từ Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản, là hậu duệ của 36 gia đình mà vào thế kỷ 14 đã di cư từ tỉnh Phúc Kiến ngày nay. (Ảnh từ triển lãm Đình Ryukyu tại Ryukyu-kan ở Phúc Châu).
Phần cuối cùng trong phát biểu của Tập Cận Bình là phần quan trọng nhất. Ông nói rằng mình biết Phúc Châu có mối quan hệ sâu sắc với Ryukyu. Phát biểu được đưa ra sau đề cập của nhân viên phụ trách lưu trữ về chủ quyền của Trung Quốc và quần đảo Senkaku.

Tổng hợp lại, thông điệp là rất rõ ràng: 600 năm trước, Okinawa thuộc về một trật tự thế giới do Trung Quốc thống trị.

Tập tin chắc rằng hiểu biết lịch sử Trung Quốc là điều cần thiết để hiểu được đất nước Trung Quốc ngày nay, cũng như tương lai của nó.

Những nhận xét của Tập trên Nhân dân Nhật báo nhắc đến lịch sử và văn hóa, nhưng chúng cũng có liên quan đến địa chính trị ngày nay.

Lâm Toàn Trung (Lim Chuan-tiong), người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Vũ Hán, lưu ý rằng ở Trung Quốc, người ta rất quan tâm đến việc liệu Thống đốc Okinawa Denny Tamaki có đến thăm nước này hay không. Ông nói, “Tập đã đưa ra bình luận này trong lúc để mắt đến chuyến công du Trung Quốc của Tamaki.”

Tamaki, một người ủng hộ việc giảm bớt sự tập trung các căn cứ Mỹ ở Okinawa, được cho là đang cân nhắc một chuyến thăm Trung Quốc vào tháng tới.

“Bằng cách tăng cường quan hệ với Okinawa, mà họ có quan hệ lịch sử sâu sắc, Trung Quốc có lẽ muốn xây dựng một chiến lược khu vực mới, có tính đến địa chính trị,” Lâm nhận định.

Đây là làn sóng Ryukyu thứ hai trong thời gian Tập Cận Bình nắm quyền. Làn sóng thứ nhất đã diễn ra vào năm 2013, ngay sau khi ông trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, và cũng được khởi đầu bởi một câu chuyện trên Nhân dân Nhật báo.

Bài báo đó được đăng trên một trang trong của số báo ngày 8/5/2013. Nó nói rằng Lưu Cầu Quốc là một nước triều cống của Trung Quốc dưới thời nhà Minh và nhà Thanh.

Tiếp đến, bài báo tuyên bố đã đến lúc vấn đề lịch sử Ryukyu “chưa được giải quyết” cần phải được thảo luận lại.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F7%252F1%252F7%252F4%252F46084717-3-eng-GB%252FCropped-1686751424okinawa%2520resort.jpg
Okinawa, trước đây gọi là Ryukyu, ngày nay là một bãi biển nghỉ mát nổi tiếng.
Đây là lần đầu tiên cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ kết luận rằng vấn đề Okinawa bằng cách nào đó vẫn chưa được giải quyết, và thậm chí còn ám chỉ chủ quyền của Trung Quốc đối với Okinawa, dù theo một cách tế nhị.

Việc bài báo trên xuất hiện trên Nhân dân Nhật báo đã khiến các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc nhanh chóng đưa tin về tình trạng của Okinawa như một tin tức hàng đầu.

Vào thời điểm đó, Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo có liên hệ với Nhân dân Nhật báo, nhận xét trong một bài xã luận rằng Trung Quốc nên ủng hộ việc Okinawa độc lập khỏi Nhật Bản trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Nhưng việc thảo luận về tình trạng của Okinawa mâu thuẫn với quan điểm trước đây của chính phủ Trung Quốc. Hồi thập niên 1960, người sáng lập Trung Quốc ********, Mao Trạch Đông, đã công nhận Okinawa là một phần của Nhật Bản và còn ủng hộ việc Mỹ trả lại quần đảo này cho Nhật Bản.

Nhân dân Nhật báo cũng nói rõ vào ngày 8/1/1953 rằng quần đảo Senkaku là một phần của Okinawa, cụ thể quần đảo Ryukyu nằm ở phía đông bắc Đài Loan được tạo thành từ bảy nhóm đảo, bao gồm quần đảo Senkaku, quần đảo Sakishima và quần đảo Okinawa.

Khi bài báo năm 2013 được Nhân dân Nhật báo xuất bản, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bày tỏ sự khó chịu trong một cuộc họp báo, mô tả bài báo của Trung Quốc là “thiếu suy nghĩ” và nhấn mạnh rằng Okinawa là một phần lãnh thổ của Nhật Bản.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F8%252F5%252F3%252F1%252F46081358-1-eng-GB%252FCUC4.jpg
10 năm trước, Lý Quốc Cường, hiện là phó giám đốc Viện Nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc, đã viết một bài báo đề xuất “xem xét lại chủ quyền ở Ryukyu.” (Ảnh từ CCTV).
Nhật Bản đã gửi tới Trung Quốc một công hàm phản đối mạnh mẽ bài báo này. Người Mỹ cũng nói rõ rằng Okinawa thuộc về Nhật Bản.

Lý Quốc Cường (Li Guoqiang), một trong những đồng tác giả của bài báo năm 2013 trên Nhân dân Nhật báo, nói với Nikkei vào thời điểm đó rằng, vấn đề trọng tâm không phải là Okinawa mà là quần đảo Điếu Ngư, và ông muốn tổ chức các cuộc thảo luận với các học giả Nhật Bản tại Nhật Bản.

Một thập niên đã trôi qua kể từ làn sóng Ryukyu đầu tiên, và Lý đã trở thành một nhân vật có ảnh hưởng, hiện ông giữ chức phó giám đốc Viện Nghiên cứu Lịch sử Trung Quốc, nơi mà Tập đã đến thăm vào ngày 2/6, một ngày sau chuyến thăm Cục lưu trữ.

Lý gần đây đã xuất hiện trên chương trình tin tức chính của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc do nhà nước điều hành, nhấn mạnh rằng viện nghiên cứu của ông sẽ thúc đẩy nghiên cứu lịch sử như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa mang đặc sắc Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình.

https%253A%252F%252Fcms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2.s3.ap-northeast-1.amazonaws.com%252Fimages%252F_aliases%252Farticleimage%252F2%252F9%252F3%252F1%252F46081392-1-eng-GB%252FCUC5.jpg
Đình Ryukyu ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, nơi lưu giữ quá trình giao lưu lịch sử với quần đảo Ryukyu. (Ảnh của Katsuji Nakazawa)
Như vai trò của Lý cho thấy, cũng chính những nhân vật ấy đã tham gia vào việc tạo ra hai làn sóng Ryukyu.

Tuy nhiên, sự khác biệt với làn sóng năm 2013 là thực tế rằng Trung Quốc đang ủng hộ việc thúc đẩy trao đổi hữu nghị với Okinawa, bao gồm việc chuẩn bị chào đón Thống đốc Tamaki.

Cuối tháng 3, Ngô Giang Hào (Wu Jianghao), tân đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, đã gặp Yoshimi Teruya, phó thống đốc Okinawa, tại đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo. Cuộc họp bất thường này là một phần trong sự chuẩn bị cho các cuộc trao đổi hữu nghị.

Okinawa không chỉ là nơi có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ, mà còn là một mắt xích địa chính trị quan trọng trong các nỗ lực đảm bảo an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nếu Mỹ và Trung Quốc xung đột về Đài Loan, Okinawa cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một nguồn tin thông thạo tình hình cho biết Okinawa đang trở thành một phép thử cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc điều chỉnh khái niệm trước đây về trật tự “dĩ Hoa vi trung”, để nó phù hợp hơn với tình hình quốc tế ngày nay. Một cách để đạt được điều này là sử dụng ngôn ngữ hoà dịu hơn về “trật tự dĩ Hoa vi trung,” để nó có thể được sử dụng cho mục đích địa chính trị.

Chính Tập đã châm ngòi cho làn sóng Ryukyu hiện nay. Chắc chắn rằng tác động của nó đối với quan hệ Trung-Nhật sẽ rất đáng kể.

Katsuji Nakazawa là nhà báo và biên tập viên cấp cao của Nikkei, hiện sinh sống tại Tokyo. Ông đã dành bảy năm làm phóng viên thường trú ở Trung Quốc và sau đó trở thành trưởng văn phòng Trung Quốc. Ông đã nhận Giải Nhà báo Quốc tế Vaughn-Ueda năm 2014.
 
Bọn Hán chỉ đươc cái ma giáo chứ đánh đấm thì như cc bởi vậy Nhật bổn gọi tụi này là "Đông Á bệnh phu".
Nói công tâm thì gọi là Đông Á Bệnh Phu cái giai đoạn lúc Nhật nó canh tân thành công thôi. Chứ nếu xét lịch sử cả nghìn năm thì Nhật cũng không hơn thằng Tàu, điển hình là hồi thế kỷ 16 Nhật định xâm lược nhà Minh mà bị liên quân Minh + Triều Tiên nó vả cho vỡ mặt đấy còn gì nữa. Dĩ nhiên sau khi canh tân thành công thì Nhật nó chấp cả Tàu cả Triều Tiên, thậm chí cả Nga luôn
 
Nói công tâm thì gọi là Đông Á Bệnh Phu cái giai đoạn lúc Nhật nó canh tân thành công thôi. Chứ nếu xét lịch sử cả nghìn năm thì Nhật cũng không hơn thằng Tàu, điển hình là hồi thế kỷ 16 Nhật định xâm lược nhà Minh mà bị liên quân Minh + Triều Tiên nó vả cho vỡ mặt đấy còn gì nữa. Dĩ nhiên sau khi canh tân thành công thì Nhật nó chấp cả Tàu cả Triều Tiên, thậm chí cả Nga luôn
Thằng tàu nó to tổ chảng, diện tích đất Nhật cỡ VN mà nó còn dám đánh qua tàu ( mà này nó còn đánh với 2 nước) thì độ gan lỳ nó cỡ nào.
 
Có cái căn cứ quân sự của Mẽo ở Okinawa đấy, Tập ra mà húp
 
Được cái nhận giặc làm cha
Nói nhận giặc làm cha thì cũng hơi nhạy cảm, như trường hợp Việt Nam công nhận Triệu Đà chả biết có tính là nhận giặc làm cha không? Vì rõ ràng ban đầu Triệu Đà là quân xâm lược mà :)) =))
 
@Lenovo11 Đến thằng Nhật còn bị Tàu nó củ hành như này, tao nghĩ Việt Nam rồi đến lúc ăn quả chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm khôi phục lãnh thổ nhà Đường
 
@Lenovo11 Đến thằng Nhật còn bị Tàu nó củ hành như này, tao nghĩ Việt Nam rồi đến lúc ăn quả chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm khôi phục lãnh thổ nhà Đường
T lại chả thấy nó hành gì,thằng Nhật 5 lần 7 lượt muốn thay đổi chính sách quốc phòng, muốn lập quân đội mà mỗi lần vậy thằng tàu nó lại lên báo nói về quá khứ phat xit, tàu chỉ rắn với VN hoặc mấy khu tự trị chứ rắn đưoc với Nhật hay Đài.
 
Thằng trùm hàng fake thì mấy cái bằng chứng cần đem ra thử carbon phóng xạ xem đồ thật hay giả
 
Nhật nó có thể đem quân xâm lược Minh Triều Tiên
Còn Minh Triều Tiên đéo bao giờ dám đem quân xâm lược Nhật Bản
Quan trọng có ăn được hay không chứ còn nếu cứ nói là nước nhỏ dám xua quân qua nước lớn thì Lý Thường Kiệt cũng đánh sang Tàu rồi. Nhưng cá nhân tao thì tao thấy cái đó chả có gì là ngạo nghễ, vì nó vả mình bao phát còn đau hơn
 
Đụng chạm mậy
Việt Nam ta có 2 tấm gương tốt
Triệu Đà và Quang Trung
Nói rồi bọn Cẩu Nô nó xỉa sói cho mất mặt
Quang Trung gọi Càn Long là cha thì có tính là nhận giặc làm cha không nhỉ?
Được cái nhận giặc làm cha
Mấy cái chúng mày nói là tư tưởng dân tộc chủ nghĩa thì thế thôi, chứ người theo tư tưởng quốc gia thì họ không nghĩ vậy. Người gốc nào quan trọng gì đâu, quan trọng là muốn cống hiến cho quốc gia đó thì đều có thể lên làm nguyên thủ. Điển hình ở Peru có ông tổng thống người gốc Nhật đấy thôi, rồi như nước Mỹ cũng có ông tổng thống là người gốc Ireland với gốc Đức. Ngay như trong lịch sử Việt Nam thì cái triều đại nhà Trần vốn cũng là người gốc từ đất Mân, nghĩa là cũng là từ nơi khác mà đến (chứ nếu không thì phải chọn người từ đất Lạc Việt với Âu Việt chứ). Ngay như ông ông Sĩ Nhiếp, vốn dĩ chỉ là 1 thái thú người Tàu cai trị An Nam mà vì có công khai phá ngành học của xứ An Nam, dạy cho dân An Nam nhiều kĩ năng mà vẫn được thờ tới tận bây giờ (chúng mày có thể tham khảo đền Sĩ Vương).

Hay tao nói ngay như ở Nhật Bản thôi, cái việc thờ các danh sĩ, vĩ nhân của Tàu là chuyện bình thường. Ảnh dưới đây là bình phong thư phòng, cửa chính điện, tường chính điện, thậm chí bình phong gian cúng tế tổ tiên của các Thiên hoàng Nhật Bản luôn luôn có vẽ hình của 32 vị thánh nhân (賢聖障子) Trung Hoa (Trong đó có cả Gia Cát Lượng). Rõ ràng cái tư duy của người Nhật nó khác hoàn toàn người Việt. Người Việt cứ thấy Tàu là ghét, còn người Nhật họ khác, ai giỏi thì tao thờ người đấy, đéo quan trọng là Tàu hay Nhật. Thế nên nước họ càng ngày càng phát triển, cái văn hóa truyền thống vẫn không phai nhạt. Việt Nam giờ mà bảo thờ Khổng Từ thì chắc các con dời lại nhảy mẹ lên, trong khi thằng Nhật Bản với thằng Hàn Quốc nó vẫn làm hàng năm đấy thôi có sao đâu?

185202899_1202520223515757_3588413402199843423_n.jpg

186141316_1202520260182420_828879734955596283_n.jpg

186441278_1202520300182416_6906745569926170552_n.jpg

186546272_1202520363515743_8165597601960498893_n.jpg
 
Tàu nó chả báo thù đem quân đập sml Lý Thường Kiệt ngay trên đất Việt
Lý Thường Kiệt phải xin hòa và hứa hẹn đất Tống chiếm được là của Tống để xin nó rút quân đấy thôi.
Còn toàn bộ lịch sử Trung Quốc Triều Tiên có đánh được sang Nhật Bản lần nào đâu
Cái trường hợp Nhật Bản thì nó lại khá đặc thù, nhiều lúc mày phải đặt câu hỏi là đánh sang Nhật thì Tàu nó được cái gì? Có thể nói là lãnh thổ Nhật Bản được bảo toàn bởi nhiều yếu tố: một là nó ít tài nguyên thiên nhiên (thế nên nó cũng kém hấp dẫn), hai là đánh nó quá khó vì chưa nói sức chống trả của dân nước này mà còn là vì thiên nhiên. Nên nhớ 2 lần Mông Cổ đánh Nhật Bản thua thì yếu tố thiên nhiên luôn tác động (thậm chí có 1 lần yếu tố thiên nhiên còn là tác động chính). Hải quân ngày xưa cũng chưa mạnh bằng bộ binh (cái này đúng với hầu hết các nước vì cái kĩ nghệ đóng tàu thời đó thực sự là chưa mạnh như bây giờ) nên việc mày bảo Trung Hoa nó cử bao nhiêu hạm đội sang đánh một vùng đất không hấp dẫn thì rõ ràng là chả ai làm. Do vậy không bao giờ nên so sánh Nhật Bản với Việt Nam hay Triều Tiên vì tính chất nó khác hoàn toàn. Cái tao nói ở trên là việc Nhật Bản chỉ trích Trung Quốc là Đông Á Bệnh Phu nó chỉ đúng sau khi nước Nhật canh tân. Chứ trước khi Nhật canh tân thì Nhật có cái vẹo gì mà dám nói thế? Chẳng phải là thời Tùy, thời Đường toàn cử các đoàn sứ giả sang Trung Hoa học hỏi Trung Hoa hay sao? Không kém cỏi thì sao phải đi học?
 
Vậy mà Nhật Bản nó đập tàu sml nhưng Tàu ko dám làm gì nó
Thì ở trên tao nói rồi đấy, cơ bản là Tàu nó không đánh Nhật không phải vì Nhật thời xưa quá mạnh, mà nói con mẹ ra là vì Nhật cũng chả có gì hấp dẫn để mà đánh. Nếu đơn thuần đánh nó chỉ vì nó láo thì nhà Minh cũng chả cần làm, hao tiền tốn của như thế khác gì đi vào vết xe đổ của nhà Tùy. Nhà Tùy khi xưa xâm lược Cao Câu Ly cũng chỉ vì nước này láo, xong rồi thua bét nhè, hao tiền tốn của, mà tao nói thật kể cả có thắng thì cũng chả giải quyết được gì.

Còn về cuộc chiến Nhật Bản xâm lược Triều Tiên thì sử liệu Nhật Bản viết như sau: 文禄元年(1592年)以降、秀吉は朝鮮出兵を開始する(文禄・慶長の役)。秀吉の「三国国割」構想によれば、文禄の役で明を征服した暁には後陽成天皇を明の皇帝として北京に遷し、良仁親王か八条宮智仁親王を日本の天皇にして日本民族による征服王朝を確立しようとした。ただし、後陽成天皇は秀吉の外征には反対であり、秀吉に対して「無体な所業」であると諭している。

" Văn Lộc nguyên niên (Bunroku - năm 1592) Tú Cát đã bắt đầu xuất binh sang Triều Tiên.
Tú Cát tấu lên lý tưởng “ tam quốc- chia nước”
Sau khi thu phục nhà Minh, Hậu Dương Thành đế sẽ làm hoàng đế nhà Minh ngự ở Bắc Kinh, thân vương Yoshihito 良仁親王, thân vương hachijo Chihito八条宮智仁親王 sẽ là thiên hoàng ở Nhật và dân chúng Nhật Bản Quốc sẽ thuần phục Minh Triều (Của Hậu Dương Thành đế).
Tuy nhiên Hậu Dương đã phản đối kế hoạch viễn chinh của Tú Cát. Người kết luận đó là “ việc làm vô bổ” ".

Chung quy là mày nên tìm hiểu trước khi phán 1 cái gì đó.
 
Vậy mà Nhật Bản nó đập tàu sml nhưng Tàu ko dám làm gì nó
Bổ sung thêm cho mày nữa là sau khi thua trận ở Triều Tiên thì chính dòng họ Phong Thần Tú Cát (lãnh chúa cai trị thực tế Nhật Bản ở thời này) về sau cũng tuyệt tự sau các cuộc chiến với Đức Xuyên Gia Khang. Vậy theo mày cuộc chiến xâm lược Triều Tiên nhằm mục đích thôn tính nhà Minh có phải là quyết định chính xác không hay là 1 pha tự hủy? Sau trận Sekigahara thì họ Phong Thần hầu như chẳng còn vẹo gì, rồi về sau diệt tộc luôn.
 
Top