THIỀN TÔNG - MẬT TÔNG - TỊNH TÔNG (nhìn thấu để lựa chọn tùy căn cơ)

Nói đến Đại Thừa Phật pháp thì chính là Tông Môn và Giáo Hạ. Do vậy, bản thân Phật giáo được gọi là Tông, Giáo, chẳng liên quan gì đến [từ ngữ] “tôn giáo” như chúng ta nói trong hiện thời, nhất định phải biết điều này.

Phật pháp tự xưng là Tông Giáo, Tông ở đây là Tông, còn gọi là Tông Môn, chín tông phái ngoài Thiền Tông đều gọi là Giáo Hạ.

Vì sao nói như thế? Phương thức giáo học khác nhau! Thiền Tông là “ngộ hậu khởi tu” (sau khi đã ngộ, sẽ tu). Khi chưa khai ngộ, chẳng xem kinh giáo, chẳng đọc kinh điển. Sau khi khai ngộ rồi mới xem kinh điển; còn Giáo Hạ dốc sức nơi kinh điển trước, đến cuối cùng là khai ngộ. Vì thế, đây là hai con đường [khác nhau].

Như vậy thì Thiền Tông thích ứng với căn tánh nào?

Bậc thượng thượng căn, đó là đối tượng của Thiền, người thường không tu được, chúng ta phải hiểu điều này.

Người tầm thường không tu Thiền được. Bởi lẽ, chẳng phải là bậc thượng thượng căn, nếu quý vị tham Thiền, tham suốt đời, vẫn gọi là tham uổng công. Quý vị chẳng khai ngộ! Nếu quý vị chẳng thể khai ngộ, sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Nói cách khác, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn luân hồi như thế ấy.

Do vậy, lúc tôi mới học Phật, ba vị thầy đều cảnh cáo tôi đừng nên học Thiền Tông, quyết định không thể học theo Lục Tổ Đàn Kinh, chẳng thể học đòi ngài Huệ Năng. Họ thẳng thừng bảo tôi: “Anh không hội đủ điều kiện!”
Thầy Phương giới thiệu Pháp Tướng Duy Thức và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Thầy Lý giới thiệu Tịnh Độ và Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, đó là Giáo Hạ.

Đối tượng của Giáo Hạ là ba căn thượng, trung, hạ, dốc sức nơi kinh điển, theo thứ tự tiến lên dần dần, giống như đi học, quý vị học từ Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, đến nghiên cứu sinh, từ từ tiến lên.

[Đối tượng của] Thiền Tông là đứa trẻ thiên tài; nó chẳng cần đến Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, chẳng hề cần, có thể vào ngay ban nghiên cứu sinh, có bản lãnh này! Vì thế, thiếu bản lãnh này, chẳng thể học theo họ được! Đúng là chẳng thể tùy tiện học tập được!

Vì thế, trong Phật pháp, giữa Thiền và Mật, Mật hay hơn Thiền một chút; đúng là nếu chẳng phải là bậc thượng thượng căn, sẽ chẳng đạt lợi ích nơi Thiền Tông.

Mật cũng như vậy, nhưng Mật còn có thứ tự, trước hết học Hiển Giáo, Hiển Giáo có trình độ nhất định. Hiển Giáo là Giáo Hạ, có trình độ nhất định, phải tham gia khảo thí. Cũng có nghĩa là chưa đại triệt đại ngộ trong Hiển Giáo [sẽ chẳng thể học Mật]; đại triệt đại ngộ kiến tánh rồi, so ra, mức độ đại triệt đại ngộ thấp nhất phải là đại ngộ. Có tiểu ngộ, có đại ngộ.

Nói cách khác, [người muốn tu Mật phải] đạt được tâm thanh tịnh. Đối với đại triệt đại ngộ, chúng ta dùng ngay tiêu chuẩn trong tựa đề kinh này: “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là điều kiện của Thiền Tông, điều kiện của Tông Môn.

Trong Giáo Hạ, quý vị đắc thanh tịnh tâm, thưa quý vị, đắc thanh tịnh tâm là buông Kiến Tư phiền não xuống, chẳng còn chấp trước nữa, đương nhiên trí huệ mở mang, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, đó gọi là “khai ngộ”. Vẫn chưa phải là đại ngộ, nhưng nếu đã thật sự đắc thanh tịnh tâm, đoạn hết Kiến Tư phiền não, có thể học Mật được hay không? Có thể được! Nhưng vẫn chưa phải là học sinh chính thức của Mật Tông!

Học sinh chính thức của Mật Tông còn phải nâng [cảnh giới] lên cao hơn một tầng nữa là đại ngộ, chưa phải là triệt ngộ, mà là đại ngộ. Đại ngộ là gì? Vẫn phải buông Trần Sa phiền não xuống, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng phân biệt, đó là học sinh chính thức của Mật Tông, quý vị mới có tư cách học tập, chẳng dễ dàng đâu nhé! Người ấy đã đại ngộ, nhưng vẫn chưa triệt ngộ. Vì sao? Vẫn còn khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm tức là chưa phá vô minh phiền não.

Chúng ta chọn lựa pháp môn, chính mình hiểu rõ ràng căn tánh của chính mình. Chọn sai là quý vị đã uống lầm thuốc! Bị mắc bệnh mà uống lầm thuốc, không chỉ chẳng trị hết bệnh, mà không chừng bệnh còn nặng hơn. Quý vị nói có phiền lắm không?

Phật pháp là thuốc. Tám vạn bốn ngàn pháp môn giống như vào tiệm thuốc, thấy các món thuốc bày la liệt nhiều ngần ấy, quý vị có thể uống hết hay chăng? Có dám uống hay chăng? Chúng ta biết: Không có bác sĩ kê toa, chẳng dám uống, sợ uống vô là rồi đời! Vậy mà Phật pháp quý vị tùy tiện tu, chẳng sợ hay sao? Vì thế, trong kinh Đại Thừa, trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Phật pháp không có ai nói, dẫu là người trí cũng chẳng thể hiểu”.

Những vị tổ sư đại đức từ xưa giống như bác sĩ, hay giống như y tá, họ thông hiểu. Chúng ta muốn học Phật, hãy kiếm những người ấy. Họ thấy chúng ta thuộc căn tánh nào, sẽ giới thiệu cho chúng ta kinh điển nào; đấy là chuyện tất yếu, chính mình chớ nên tùy tiện mò mẫm.

Do vậy, quý vị thấy: Trong sự học Phật, thầy là mấu chốt quyết định sự thành bại đối với sự tu học của quý vị trong một đời này. Nếu quý vị thật sự gặp được thiện tri thức hay một vị thầy thật sự tốt đẹp, quý vị sẽ chiếm tiện nghi rất lớn. Vì sao? Không đi theo đường vòng! Chính mình mắc bệnh, hãy tìm một bác sĩ giỏi, bác sĩ khám bệnh, kê toa, quý vị uống thuốc ấy vào, sẽ khỏi bệnh. Vì thế, thiện hữu trong Phật môn khó gặp gỡ! Chúng ta đến nơi đâu để cầu? Bất quá, trong hiện tại cũng chẳng có ai cầu! Vì sao? Ngay cả đối với cha mẹ mà cũng không hiếu thảo, chẳng cần đến họ, còn nói gì đến tôn trọng thầy?

Phật pháp là giáo dục của thánh hiền, là giáo dục của bậc đại thánh đại hiền. Nếu quý vị không biết tôn sư trọng đạo, đến nơi đâu để cầu? Chẳng có chỗ nào để cầu!

Nhà Phật thường nói: “Phật độ hữu duyên nhân”, ai là người có duyên? Thưa chư vị, hiếu thuận phụ mẫu, tôn sư trọng đạo, kẻ ấy có duyên. Bất hiếu phụ mẫu, bất kính tôn trưởng, không coi trọng thánh đạo, vô duyên! Có gặp bậc thiện tri thức chân chánh cũng vô dụng. Vì sao? Quý vị chẳng thể tiếp nhận! Quý vị đọc kinh chẳng hiểu, hiểu lệch lạc ý nghĩa, chính mình suy tưởng kinh có ý nghĩa gì, nghe kinh cũng không hiểu.

Vì thế, bài Khai Kinh Kệ đã nói rất hay: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Quý vị thiếu tâm tôn kính, thiếu tâm thành kính, nghe rồi sẽ hiểu vặn vẹo ý nghĩa, dùng phiền não tập khí của chính mình, dùng tri kiến bất chánh để giải thích kinh Phật, giải thích hoàn toàn sai bét. Học được mấy chục năm, cuối cùng bảo kinh Phật chẳng linh, lại còn hủy báng.

Vì thế, thiện tri thức chân chánh suốt đời mong kiếm được truyền nhân. Thầy truyền dạy Phật pháp cho ta, ta phải truyền cho ai? Nếu không có truyền nhân, quý vị phải soạn sách, đem sở học và sở ngộ của ta viết thành sách, hòng lưu truyền sách ấy cho hậu thế, hòng truyền cho người hữu duyên trong đời sau. Chẳng dễ dàng! Quá khó khăn!

Thầy Lý bảo tôi: Học trò kiếm thầy đã khó, mà thầy kiếm được một học trò để truyền pháp càng khó hơn, đến đâu để tìm? Chẳng thể nói học trò của thầy Lý không đông! Đông lắm! Tính toán dè đặt nhất cũng phải hơn năm mươi vạn người! Trong số đó, có mấy ai có thể truyền pháp của cụ? Người vãng sanh thì có, người vãng sanh không ít, niệm Phật vãng sanh; kẻ thật sự truyền pháp ít lắm! Khó quá!

Người thật sự truyền pháp phải hội đủ điều kiện như Ấn Quang đại sư đã dạy: Đối với thầy, một phần thành kính, được một phần lợi ích; hai phần thành kính, được hai phần lợi ích; mười phần thành kính, quý vị phải mười phần lợi ích. Chẳng thành kính, quý vị nghe suốt một trăm năm ở nơi đó cũng chẳng có lợi ích, mấu chốt ở chỗ này.

Thành kính do đâu mà có? Thành kính là Tánh Đức, từ hiếu dưỡng phụ mẫu sanh ra. Dùng tâm hiếu dưỡng cha mẹ để đối đãi thầy, đó là tôn sư trọng đạo.
Nếu đối với cha mẹ cũng chẳng hiếu thuận, vậy là xong luôn! Học Phật suốt đời này, chẳng có lợi ích gì, [chỉ là] gieo chủng tử Phật pháp trong A Lại Da Thức, chẳng thể thành tựu trong một đời này.

Chúng ta nghe lời này, rất kinh sợ, chẳng thể thành tựu thì làm thế nào đây? Khéo sao có duyên phận đặc biệt với pháp môn Tịnh Tông! Quý vị phải thật sự học, sám trừ nghiệp chướng, khi còn có một hơi thở, tới cuối cùng một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh. Đây là chỗ thù thắng trong Tịnh Tông.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 6

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
 

Attachments

  • FB_IMG_1655956731832.jpg
    FB_IMG_1655956731832.jpg
    65.7 KB · Lượt xem: 66
  • FB_IMG_1656162549693.jpg
    FB_IMG_1656162549693.jpg
    142.4 KB · Lượt xem: 62
T tưởng nó lên núi Nưa rồi chứ
Lên cc, cứ vào bồ đề cổ tự thấy mặt nó =)))) trước hỏi nó chỉ tao chỗ nào ngon hơn bồ đề cổ tự ko, mà ko thấy giới thiệu thêm
 
Lên cc, cứ vào bồ đề cổ tự thấy mặt nó =)))) trước hỏi nó chỉ tao chỗ nào ngon hơn bồ đề cổ tự ko, mà ko thấy giới thiệu thêm
tao lên rồi , xong lễ là về , chứ ở đó làm đếu gì nữa. Cứ lên thử đó 1 lần xem sao, đến vào rạng sáng cho mát mẻ.
 
tao lên rồi , xong lễ là về , chứ ở đó làm đếu gì nữa. Cứ lên thử đó 1 lần xem sao, đến vào rạng sáng cho mát mẻ.
Có duyên thì tao đi thôi, nhưng chắc tao nhẩm tính còn rất lâu nữa hoặc cả đời có thể không đi, cùng quê tao đấy,
 
Tao nói những lời đó ko phải mong mày yêu thích, hay mong mày ghét tao đâu vì mục đích của tao chỉ là nói là sự thật.
Bổn tôn họ thờ là A Di Đà Phật và Địa tạng vương Bồ tát của Phật giáo cùng với đó là Mẫu Diêu Trì của Đạo giáo. Thực chất Mẹ Diêu Trì (có nơi gọi là Địa Mẫu) cũng là tín ngưỡng văn hóa Việt Nam ta thờ phụng từ ngàn xưa. Điều này là thiêng liêng ko thể chối bỏ. (theo tao tìm hiểu được thì Mẹ Diêu Trì rất linh thiêng, từ bi cứu độ như Quán Thế Âm bồ tát vậy). Nhưng ko thể vì thờ chung Bổn tôn mà tin theo giáo lý họ đặt ra
Tin theo Kinh điển đủ rồi, học ko hết đâu. Học cao biết rộng tinh thông pháp môn rồi lại bội thực, phước báo cũng chẳng bằng ông bà lão già ko biết chữ nhưng hàng ngày chân thật niệm Phật: "Nam mô A Di Đà"
hi vọng bạn ko phải là sản phẩm của kinh điển. Bám chấp vào khung sườn của kinh điển nhiều khi cũng hạn chế sự phát triển bản thân rất nhiều.
 
Tao nói những lời đó ko phải mong mày yêu thích, hay mong mày ghét tao đâu vì mục đích của tao chỉ là nói là sự thật.
Bổn tôn họ thờ là A Di Đà Phật và Địa tạng vương Bồ tát của Phật giáo cùng với đó là Mẫu Diêu Trì của Đạo giáo. Thực chất Mẹ Diêu Trì (có nơi gọi là Địa Mẫu) cũng là tín ngưỡng văn hóa Việt Nam ta thờ phụng từ ngàn xưa. Điều này là thiêng liêng ko thể chối bỏ. (theo tao tìm hiểu được thì Mẹ Diêu Trì rất linh thiêng, từ bi cứu độ như Quán Thế Âm bồ tát vậy). Nhưng ko thể vì thờ chung Bổn tôn mà tin theo giáo lý họ đặt ra
Tin theo Kinh điển đủ rồi, học ko hết đâu. Học cao biết rộng tinh thông pháp môn rồi lại bội thực, phước báo cũng chẳng bằng ông bà lão già ko biết chữ nhưng hàng ngày chân thật niệm Phật: "Nam mô A Di Đà"
Điều này là không thể nhé
Đạo hữu hiểu sai hoàn toàn về phương pháp tu tập rồi.
Nói đơn giản thế này.
- Phật pháp là “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Tức là nhìn thẳng vào Tâm của chính mình (look inside), khai thông mọi bế tắc. Mọi pháp thần thông cũng phát sinh từ trong tâm, sử dụng cơ thể chính mình làm pháp bảo mà hiển lộ thần thông.
- Đạo Pháp chú trọng hướng ra ngoài,
“Huyền chi hựu Huyền, chính diệu chi môn”, lấy bản thể làm cơ sở, lấy pháp chú để khu động các lực lượng của thiên nhiên, lấy Pháp bảo làm công cụ để thi triển và tăng cường hiệu quả. Khác hoàn toàn với Phật pháp.
- Bậc sơ tu thì thấy giống nhau
- Bậc trung tu thì thấy khác biệt
- Bậc cao tăng thì thấy như nước với lửa
Từ trước tới giờ chưa thấy vị nào tu hành song song như vậy mà thành công.

“Địa Mẫu” là một tên khác của tục thờ “Mẫu” của người Việt. Mà “Mẫu” ở đây nếu đúng chuẩn là người theo đạo thần tiên, (đạo thần tiên có ở Việt Nam trước khi Đạo Phật du nhập vào nước ta cả nghìn năm), giáo lý và phương pháp tu tập khác hoàn toàn với Đạo Phật.
 
Biến tướng vl, PG vốn là trí tuệ. Lũ đại thừa thì biến lợi dụng tín ngưỡng mỗi đất nước để biến tấu nó thành mê cung của mê tín. Dân thì ngu, thấy hợp tín ngưỡng là tin sái cổ.
 
Kinh Lăng Nghiêm - kính chiếu yêu của Chánh pháp có nói: Ai tự nhận mình là Phật, Bồ tát hóa sanh đều là vọng ngữ, đã lọt vào ngũ ấm ma.
Thực ra cõi trần gian của chúng ta có nhiều hóa thân của chư Phật, Bồ tát trong thân xác người phàm đến đây để hộ trì chánh pháp, để giáo hóa chúng sanh. Nhưng tuyệt nhiên đó là Thiên cơ nên ko thể tiết lộ thân phận. Chẳng may bị nhiều người phát hiện chân thân thì họ liền qua đời để rời bỏ xác thân biến mất khỏi cõi này.
T có thể chắc chắn vs m 1 điều từ thời Đại Cổ Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuống giáo hoá chúng sang thì ko có 1 vị Phật nào xuống cõi người cả luôn. Hoạ may có Thanh Vân, Bồ Tát 10 phương xuống hành Bồ Tát Đạo thì có.
 
Vạn sự tuỳ duyên.
Có lẽ khi mình nghĩ là mình chọn mà thực ra là được chọn để đi con đường đó vậy.
Một Lạp tử nhỏ bé trong sự sắp xếp vĩ đại của vũ trụ nhưng cũng mang trong mình một thế giới quan phong phú ko cá thể nào giống cá thể nào.

Thú vị hah,
 
Biến tướng vl, PG vốn là trí tuệ. Lũ đại thừa thì biến lợi dụng tín ngưỡng mỗi đất nước để biến tấu nó thành mê cung của mê tín. Dân thì ngu, thấy hợp tín ngưỡng là tin sái cổ.
cũng ko nên tiêu cực nặng lời vậy mày. Dù sao t cũng công nhận , nguyên thủy và đại thừa có nhiều điểm khác biệt quá lớn. 2 con đường khác hẳn nhau .

Mà thôi, tau cũng chán tranh cãi rồi. Nặng đầu. thằng nào trước khi thức tỉnh thì cũng phải có 1 thời gian mê mờ :)))))
 
Biến tướng vl, PG vốn là trí tuệ. Lũ đại thừa thì biến lợi dụng tín ngưỡng mỗi đất nước để biến tấu nó thành mê cung của mê tín. Dân thì ngu, thấy hợp tín ngưỡng là tin sái cổ.
Mày giỏi phật giáo thế thì trèo lên làm chủ tịch nước, hoặc chủ giáo hội phật giáo rồi đi thanh lọc "Lũ Đại thừa" đi, tao thấy chả pháp luật nào cấm, mày là nhất, khôn hơn đám còn lại rồi
 
Vạn sự tuỳ duyên.
Có lẽ khi mình nghĩ là mình chọn mà thực ra là được chọn để đi con đường đó vậy.
Một Lạp tử nhỏ bé trong sự sắp xếp vĩ đại của vũ trụ nhưng cũng mang trong mình một thế giới quan phong phú ko cá thể nào giống cá thể nào.

Thú vị hah,
Thú vị gì, "được chọn" khác "mình chọn" ấy, chỉ có số ít chọn đúng và đi được đúng đường, nếu ai cũng chọn đúng thì có lẽ con người không tự đẩy nhau vào thảm cảnh buộc tạo hóa phải trực tiếp thanh lọc lại trần gian.
Nếu tin vào sắp đặt của vũ trụ, đều làm tốt và hành tốt, không còn tham lam + chém giết thì con người đã tiến hóa phát triển kinh hồn rất nhiều rồi.
 
T có thể chắc chắn vs m 1 điều từ thời Đại Cổ Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuống giáo hoá chúng sang thì ko có 1 vị Phật nào xuống cõi người cả luôn. Hoạ may có Thanh Vân, Bồ Tát 10 phương xuống hành Bồ Tát Đạo thì có.
Thế tao chắc chắn sai hơn mày rất nhiều rồi, giờ toàn bộ xuống cả hết chứ không còn ngồi không ở cõi Cực Lạc, thậm chí ở vịt nam, phật giáng rất nhiều, còn bồ tác từ xưa thì không nói, tao đoán hậu quả của việc ngộ kinh chữ và ít trải nghiệm. Họ đạt chánh quả rồi nhưng phát nguyện xuống hết vì nhiệm vụ, vì đức hạnh, vì thương xót, và thậm chí đang trực tiếp làm việc cả thảy. Mỗi vị phật đều sẵn có hỷ xả từ bi đấy nhưng chắc chắn đã vào việc cứu cõi trần gian thì chí công vô tư, chấp pháp chấm người rất rõ ràng. Ô thế tao với mày sai toàn bộ rồi hâhhaaha
 
Sửa lần cuối:
T có thể chắc chắn vs m 1 điều từ thời Đại Cổ Phật - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuống giáo hoá chúng sang thì ko có 1 vị Phật nào xuống cõi người cả luôn. Hoạ may có Thanh Vân, Bồ Tát 10 phương xuống hành Bồ Tát Đạo thì có.
Trước phật thích ca còn các vị cổ phật nữa m
 
Trước phật thích ca còn các vị cổ phật nữa m
Nhiều lắm, sợ nói ra chúng mày lại tự ái vì không biết, nhiều ngài đắc đạo tu thành quả, nhưng không ra xưng danh, không có trong kinh sách chính thống, cứu người ở ẩn
 
Thú vị gì, "được chọn" khác "mình chọn" ấy, chỉ có số ít chọn đúng và đi được đúng đường, nếu ai cũng chọn đúng thì có lẽ con người không tự đẩy nhau vào thảm cảnh buộc tạo hóa phải trực tiếp thanh lọc lại trần gian.
Nếu tin vào sắp đặt của vũ trụ, đều làm tốt và hành tốt, không còn tham lam + chém giết thì con người đã tiến hóa phát triển kinh hồn rất nhiều rồi.

Thú vị mà ^^

Đi đúng đường hay ko là do ông nghĩ. Ông nghĩ đúng thì nó là đúng.
Sự Thanh Lọc cũng là đi theo tiến trình Thành Trụ Hoại Diệt.
Giống con người Sinh Lão Bệnh Tử. Ko ai thoát được. Trái Đất cũng là 1 lạp tử vật chất, vẫn chịu ảnh hưởng của quy luật đó, chẳng qua là thời gian lâu hơn.

Đúng Sai, Tốt Xấu là có tính tương đối thui ông ah.
Như ông nhìn vào ông nghĩ đó là tốt, nhưng với những người ở vị thế khác soi xuống thì họ thấy bình thường, hoặc chưa đúng.

Ông nghĩ tích cực lên. Một làn tới nhân gian, phải sống đời rực rỡ. Meo meo
 
Nhiều lắm, sợ nói ra chúng mày lại tự ái vì không biết, nhiều ngài đắc đạo tu thành quả, nhưng không ra xưng danh, không có trong kinh sách chính thống, cứu người ở ẩn
T tin mà,có hàng hà sa số Phật,chỉ tiếc là không đủ duyên để gặp các ngài
 
Thú vị mà ^^

Đi đúng đường hay ko là do ông nghĩ. Ông nghĩ đúng thì nó là đúng.
Sự Thanh Lọc cũng là đi theo tiến trình Thành Trụ Hoại Diệt.
Giống con người Sinh Lão Bệnh Tử. Ko ai thoát được. Trái Đất cũng là 1 lạp tử vật chất, vẫn chịu ảnh hưởng của quy luật đó, chẳng qua là thời gian lâu hơn.

Đúng Sai, Tốt Xấu là có tính tương đối thui ông ah.
Như ông nhìn vào ông nghĩ đó là tốt, nhưng với những người ở vị thế khác soi xuống thì họ thấy bình thường, hoặc chưa đúng.

Ông nghĩ tích cực lên. Một làn tới nhân gian, phải sống đời rực rỡ. Meo meo
Tôi về đạo pháp có bị hoang tưởng đâu mà tích với cực, chìm trong mơ ảo rồi tương đối, chung chung lẫn lộn đâu. Thực ra sức con người bé nhỏ, sao mà phân hết đúng sai, một mình mà nghĩ phán thì khó, tôi có pháp đạo và linh sư riêng của tôi, chỉ có đưa ra bàn thảo cá nhân chứ ko có ý áp đặt lên toàn thảy.
Quy luật thành trụ hoại diệt à, cũng nhiều thằng nghỉ đơn giản nó vậy rồi biết nó thế.
Có cái giả tạm trôi diệt, có cái chân lý bất diệt. Trái đất tạo ra cũng ko phải để có sinh có diệt đâu, thậm chí con người + trần gian có chết hết thì nó vẫn vững tồn ở nhiều cấp độ khác
 
T thắc mắc là. Nhiều thằng kêu ko học, biết về tà vì abcd. Nhưng quan điểm của t là, phải biết để tránh và để phòng. Vậy thôi. Còn thằng nào nhập tà thì nó đã nhập ngay từ cuộc sống của nó chứ ko phải đến khi đọc đến sách tà mới nhập. Đúng ko các chuyên gia bên trên.
 
T thắc mắc là. Nhiều thằng kêu ko học, biết về tà vì abcd. Nhưng quan điểm của t là, phải biết để tránh và để phòng. Vậy thôi. Còn thằng nào nhập tà thì nó đã nhập ngay từ cuộc sống của nó chứ ko phải đến khi đọc đến sách tà mới nhập. Đúng ko các chuyên gia bên trên.
Biết để tránh và phòng,nhưng cũng như ma túy vậy,tốt nhất không nên thử . Tà thì đem lại hiệu quả ngay còn chánh đạo thì đôi khi cần tg
 
hi vọng bạn ko phải là sản phẩm của kinh điển. Bám chấp vào khung sườn của kinh điển nhiều khi cũng hạn chế sự phát triển bản thân rất nhiều.
Rất tiếc mình ko phải, mình muốn đc như vậy mà ko đc đó. Thâm nhập sâu kinh điển, chánh pháp sẽ in sâu vào chủng tử A Lại Da Thức, mãi mãi các kiếp ko bị đọa vào ác đạo
 
Điều này là không thể nhé
Đạo hữu hiểu sai hoàn toàn về phương pháp tu tập rồi.
Nói đơn giản thế này.
- Phật pháp là “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Tức là nhìn thẳng vào Tâm của chính mình (look inside), khai thông mọi bế tắc. Mọi pháp thần thông cũng phát sinh từ trong tâm, sử dụng cơ thể chính mình làm pháp bảo mà hiển lộ thần thông.
- Đạo Pháp chú trọng hướng ra ngoài,
“Huyền chi hựu Huyền, chính diệu chi môn”, lấy bản thể làm cơ sở, lấy pháp chú để khu động các lực lượng của thiên nhiên, lấy Pháp bảo làm công cụ để thi triển và tăng cường hiệu quả. Khác hoàn toàn với Phật pháp.
- Bậc sơ tu thì thấy giống nhau
- Bậc trung tu thì thấy khác biệt
- Bậc cao tăng thì thấy như nước với lửa
Từ trước tới giờ chưa thấy vị nào tu hành song song như vậy mà thành công.

“Địa Mẫu” là một tên khác của tục thờ “Mẫu” của người Việt. Mà “Mẫu” ở đây nếu đúng chuẩn là người theo đạo thần tiên, (đạo thần tiên có ở Việt Nam trước khi Đạo Phật du nhập vào nước ta cả nghìn năm), giáo lý và phương pháp tu tập khác hoàn toàn với Đạo Phật.
Song tu tôi thấy cũng rất nhiều, trải nghiệm đủ thì thường sẽ lựa thiên về 1 bên, bên còn lại bổ trở kiến thức, chứ kiếp người thời gian bé nhỏ, vừa đắc phật quả, vừa thành tiên thì no hope.
2 bên cũng đều là chân tu đắc đạo, tu được bên nào cũng đúng, và đều giải thoát và phát triển tốt, đã tu đều rất khổ chứ ko phải lý thuyết suông do phật ngon hơn tiên thì tu phật tốt hơn tiên
 
Điều này là không thể nhé
Đạo hữu hiểu sai hoàn toàn về phương pháp tu tập rồi.
Nói đơn giản thế này.
- Phật pháp là “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Tức là nhìn thẳng vào Tâm của chính mình (look inside), khai thông mọi bế tắc. Mọi pháp thần thông cũng phát sinh từ trong tâm, sử dụng cơ thể chính mình làm pháp bảo mà hiển lộ thần thông.
- Đạo Pháp chú trọng hướng ra ngoài,
“Huyền chi hựu Huyền, chính diệu chi môn”, lấy bản thể làm cơ sở, lấy pháp chú để khu động các lực lượng của thiên nhiên, lấy Pháp bảo làm công cụ để thi triển và tăng cường hiệu quả. Khác hoàn toàn với Phật pháp.
- Bậc sơ tu thì thấy giống nhau
- Bậc trung tu thì thấy khác biệt
- Bậc cao tăng thì thấy như nước với lửa
Từ trước tới giờ chưa thấy vị nào tu hành song song như vậy mà thành công.

“Địa Mẫu” là một tên khác của tục thờ “Mẫu” của người Việt. Mà “Mẫu” ở đây nếu đúng chuẩn là người theo đạo thần tiên, (đạo thần tiên có ở Việt Nam trước khi Đạo Phật du nhập vào nước ta cả nghìn năm), giáo lý và phương pháp tu tập khác hoàn toàn với Đạo Phật.
Rất tiếc bạn trả lời ko đúng ý phần mình bàn luận
Dù sao cũng cám ơn vì đã nêu ra chi tiết một số kiến thức, sẽ có ích cho nhiều người sau này sẽ vào đây đọc
 
Top