Có Hình Trung Quốc sẽ làm gì Đài Loan trong 5 năm tới?

xoclosuongqua

Chúa tể đa cấp
Hôm thứ Hai (21/1), một cơ quan nghiên cứu của Washington công bố báo cáo mới nhất, sau khi khảo sát 87 học giả và nhà ngoại giao về đánh giá của họ đối với tương lai của hai bờ eo biển Đài Loan. Các chuyên gia cho rằng 5 năm tới, thay vì xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, Đảng ******** Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ cô lập Đài Loan.

Sau khi ứng cử viên Đảng Dân Tiến Lại Thanh Đức đắc cử Tổng thống Đài Loan, ngoại giới đang chú ý xem chính quyền Bắc Kinh sẽ có thái độ và hành động như thế nào đối với Đài Loan vào năm 2024.

Trang tin Axios của Mỹ đưa tin, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn của Washington, đã hợp tác với Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan, thực hiện một cuộc khảo sát với 87 chuyên gia từ Mỹ và Đài Loan.

Chỉ có 26 chuyên gia đến từ Mỹ và 17% chuyên gia Đài Loan tin rằng ĐCSTQ có đủ năng lực quân sự để tiến hành một cuộc đổ bộ xâm lược hiệu quả vào Đài Loan trong vòng 5 năm tới.

Báo cáo của CSIS cho biết, lý do cho đánh giá này là một cuộc xâm lược đổ bộ sẽ đòi hỏi nỗ lực quân sự lớn hơn nhiều so với việc cô lập hoặc phong tỏa, và các hoạt động liên quan cũng phức tạp hơn.

90% chuyên gia Mỹ và 62% chuyên gia Đài Loan chỉ ra rằng Trung Quốc có khả năng sẽ cô lập Đài Loan. Việc kiểm dịch là một biện pháp phong tỏa có giới hạn nhằm vào các hoạt động thương mại, không phải hoạt động quân sự và có thể được thực thi bởi Cảnh sát biển Trung Quốc, hoặc các tàu thực thi pháp luật khác, mà không phải là quân đội Trung Quốc.

80% chuyên gia Mỹ và 60% chuyên gia Đài Loan tin rằng Trung Quốc có khả năng áp đặt lệnh phong tỏa đối với Đài Loan. Cuộc phong tỏa sẽ liên quan đến các hoạt động thương mại, quân sự và do quân đội Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo.

Nhìn chung, các chuyên gia Đài Loan có cảm giác về mối đe dọa từ ĐCSTQ thấp hơn so với các chuyên gia Mỹ. Đánh giá của họ về sức mạnh quân sự của ĐCSTQ cũng luôn thấp hơn so với những chuyên gia Mỹ được phỏng vấn.

Báo cáo đề cập, sau khi cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan kết thúc, khoảng 67% chuyên gia Mỹ và 57% chuyên gia Đài Loan tin rằng khủng hoảng eo biển Đài Loan có thể sẽ nổ ra vào năm 2024.

Khoảng 75% chuyên gia Mỹ và 66% chuyên gia Đài Loan cho rằng gần đây, những nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đủ để giảm đáng kể khả năng xảy ra khủng hoảng ở eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, các học giả có quan điểm khác nhau về việc liệu cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra trước hay sau lễ nhậm chức của tổng thống Đài Loan vào ngày 20/5. Họ cũng có quan điểm khác nhau về hình thức cụ thể của cuộc khủng hoảng.

Hầu hết các học giả tin rằng cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến chính sách của Bắc Kinh đối với quốc đảo này. Nhưng rất ít học giả tin rằng các chính sách của Bắc Kinh sẽ vẫn giữ nguyên sau cuộc bầu cử.

Báo cáo cũng đề cập, khi nền kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ suy thoái cơ cấu, các học giả Đài Loan và Mỹ nhìn chung đều tin rằng việc Bắc Kinh muốn tấn công Đài Loan sẽ không thay đổi, nhưng các yếu tố kinh tế sẽ làm giảm khả năng ĐCSTQ tấn công vũ trang vào quốc đảo này.

Ngoài ra, một chuyên mục đăng trên tờ Los Angeles Times ngày 22/1 viết rằng việc không có chiến tranh sau cuộc bầu cử ở Đài Loan là tin tốt cho California và thế giới. Tuy nhiên sự im lặng này không thể đảm bảo nguyên hiện trạng.

Ban lãnh đạo ĐCSTQ, đứng đầu là ông Tập Cận Bình, vẫn nỗ lực kiểm soát Đài Loan. Tuy nhiên, tất cả các bên hiện đã lùi một bước khỏi xung đột quân sự. Lý do rất đơn giản: Cái giá phải trả cho chiến tranh là quá cao, kể cả đối với Trung Quốc.

Trong tháng này, Bloomberg Economics đã ước tính tác động kinh tế nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan, dự tính nếu chiến tranh nổ ra sẽ gây ra một cuộc suy thoái toàn cầu lớn. Theo ước tính, chiến tranh sẽ khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm gần 17%; kinh tế Mỹ suy giảm gần 7%; kinh tế toàn cầu suy giảm khoảng 10%.

Nếu ĐCSTQ áp đặt lệnh phong tỏa kinh tế đối với Đài Loan, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ giảm 9%, Mỹ giảm 3% trong năm đầu tiên.

Bà Bonnie Glaser, chuyên gia xuyên eo biển tại tổ chức tư vấn “Quỹ Marshall Đức” (GMF), cho biết, các vấn đề kinh tế trong nước của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tham vọng xâm chiếm Đài Loan của họ. Ngoài ra, còn có một yếu tố khác: Dường như ông Tập Cận Bình không chắc liệu quân đội thiếu sót của Trung Quốc có thể thành công trong một cuộc xung đột quân sự hay không.

Bà nói, tất cả những yếu tố này khiến ĐCSTQ nhận ra rằng thực sự sẽ có nhiều rủi ro nếu họ sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan.

Tuy nhiên, bà Glaser cũng chỉ ra rằng điều này không có nghĩa là cuộc đối đầu ở eo biển Đài Loan đã kết thúc. Bà dự đoán ĐCSTQ sẽ tiếp tục gây áp lực kinh tế và chính trị lên Đài Loan bằng cả chiến thuật mềm và cứng.

Hôm thứ Hai (22/1), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, trong 24 giờ qua, tính đến 6h sáng thứ Hai, tổng cộng 6 khinh khí cầu của Trung Quốc được phát hiện bay qua eo biển Đài Loan, lập kỷ lục về số lượng khinh khí cầu cao nhất trong một ngày. Một trong số đó đã bay thẳng qua phía nam Đài Loan.

Theo các chuyên gia an ninh, chiến thuật “vùng xám” của ĐCSTQ nhằm quấy nhiễu, thậm chí hạ bệ Đài Loan bằng cách đe dọa và quấy rối gần như hàng ngày. Mặt khác, hành động này không lớn đến mức buộc Mỹ và các đồng minh ở Đông Á, gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, phải tham gia vào một cuộc xung đột lớn.

Lần xâm nhập được cho lớn nhất gần đây là hôm thứ Năm 18/01. Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã điều 24 chiến đấu cơ bay xung quanh hòn đảo trong vòng 24 giờ. Trong đó có 11 chiếc đã vượt qua đường trung tuyến, ranh giới không chính thức trên biển giữa Trung Quốc và Đài Loan.

AFP cũng nhắc lại, tháng 09/2023, Bắc Kinh đã điều một con số kỷ lục 103 chiến đấu cơ bay quanh đảo Đài Loan trong vòng 24 giờ.
 
Tập đế 2020 chơi ngu dập HongKong nên dân Đài sợ quá tiếp tục bầu cho đảng của bà Thái
 
Hố hố =))
Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo cho biết Trung Quốc đánh giá cao và hoan nghênh quyết định của Nauru về việc cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Bộ này cũng nói thêm Bắc Kinh sẵn lòng mở ra một chương mới trong quan hệ song phương với Nauru, trong nguyên tắc của chính sách "Một Trung Quốc".

Theo Hãng tin Reuters, Đài Loan hiện chỉ còn quan hệ ngoại giao chính thức với 12 quốc gia.
 
Palau, the Marshall Islands, Tuvalu, Haiti, Saint Vincent and the Grenadines, Guatemala, Belize, Saint Kitts and Nevis, Paraguay, Saint Lucia, Holy See, and Eswatini are the 12 allies of Taiwan.
 
Top