Đạo lý Kinh Nghiệm Học Phật - Vấn đáp Phật Pháp

PHẬT PHÁP CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI BIẾT CHÁN SỢ SINH TỬ.


Chỉ vậy thôi,

Không có biết chán sợ sanh tử thì Phật Pháp nầy tôi năn nỉ đừng có rớ tới là vì ba lý do :


1️⃣

Không có chán sợ sanh tử thì mình không có chấp nhận nỗi lời Phật bởi vì Phật xúi mình đi ra mà.
Mình chấp nhận không có nỗi.

2️⃣

Không chán sợ sanh tử thì có nghĩa là mình đang Mê.
Nếu mình còn Mê thì tại sao mình lại đúc cái đầu vô cái con đường lìa bỏ làm chi.

3️⃣

Cái lý tưởng Phật Pháp đi ngược lại cái đời sống của mình thì tại sao mình ngu dại gì mình đúc cái đầu vô trong đó.

Vì thế, Phật Pháp chỉ dành cho một hạng người duy nhất là biết CHÁN SỢ SANH TỬ.
Kẻ nào còn cầu mong hưởng phúc Nhân Thiên, còn mong được hưởng cái trăng thanh gió mát là kẻ đó chưa có phải là cầu đạo Giải Thoát.
Phải thấy một phút hít thở của La Hán cũng là Khổ thì mới thật sự chán sợ sanh tử ...!!!


Gớm như vậy đó,
Phải đến mức như vậy.
Cái một phút hít thở của La Hán chứ không phải của mình nha, một phút thôi cũng là Khổ thì mới thật sự là chán sợ sinh tử. Còn thấy mình còn muốn được cái nầy, cái kia là Chết.

Và tôi đã nói cái cuối cùng, mình thấy một phút mà hít thở của vị La Hán có gì đâu.
Hít với thở thôi đâu có gì mà thơm ngon, béo ngọt, bùi giòn gì đâu ...
Nhưng mà hễ còn có mặt là còn Khổ nha.

Đức Phật dùng hình ảnh nầy nè :

● Ngài nói giống như phân người dầu cho nó là một đống lớn hay nó chỉ dính một miếng nhỏ xíu trên đầu cây que thì lúc nào nó cũng là phân, lúc nào cũng đáng gớm.

● Dầu nó là một đống lớn hay chỉ là một miếng ở đầu que gỗ thì phân ở đâu cũng là phân.

● Ngài nói bất cứ hình thức hiện hữu nào, dầu thô hay là tế đến mấy thì cũng đều là đáng chán, đáng sợ hết.


Cái người không hiểu Đạo, không học Giáo Lý, không hành Tứ Niệm Xứ thì không có tin được cái chỗ nầy.

Các vị rất là ngạc nhiên là tại sao Đức Phật Ngài nói về cái chuyện sanh tử, cái chuyện có mặt ở đời này bằng cách nói rất là khắc khe, nghiêm túc như vậy.

Các vị phải thấy biết như vậy thì các vị mới thấy Ngài nói đúng.

Các vị thử tưởng tượng đi, cái này tôi đang nói kiểu thường thức dành cho người dốt đặc không có biết gì hết nè.
Trong một ngày, cái Tâm ác và Tâm thiện của quý vị cái nào nhiều hơn ...?!

Chắc chắn là Tâm ác nhiều hơn Tâm thiện rồi từ đó suy ra bước ra ngoài đời nhắm mắt quơ tay toàn là người xấu nhiều hơn người thiện không à.
Tại vì bản thân đã là xấu.

Các vị tưởng tượng đi, mình xấu mà chung quanh mình toàn là người xấu thì hỏi quý vị vậy có cơ hội nào để mà mình làm thiện không.
Rất hiếm.
Toàn là chuyện tầm bậy không.

● Bây giờ, các vị có nhan sắc một chút, có tiền một chút, có sức khỏe một chút, có tuổi trẻ một chút thì thử hỏi các vị cái tâm tình nào mà các vị tìm đến với Phật Pháp ...?!

Làm ơn trung thực, làm ơn chân thành với lòng mình một chút đi.
Bây giờ các vị có tiền, có sức khỏe, có nhan sắc, có tuổi trẻ, có uy tín quyền lực, có chức vụ, đặc biệt là có tình cảm nam nữ đang mùa yêu thì hỏi có bao nhiêu kẻ chịu đến để mà nghe đạo ...?


Nhưng mà các vị chán đời, sợ khổ nên trong cái room nào giảng cũng nhào vô nghe không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, nghe được cái gì bỏ túi bao nhiêu hay bấy nhiêu.

● Cho nên cái đạo này, là dành cho cái người Ly Tham, dành cho những người muốn Tịch Diệt, dành cho những người chán sợ Sanh Tử.

Ác nhiều bao nhiêu thì khổ nhiều bấy nhiêu.

Khi nào, cơ hội làm ác nó nhiều hơn cơ hội làm thiện thì cái cơ hội Đọa lớn hơn cái cơ hội sanh về Nhân Thiên.
Cái cơ hội làm giun, làm trùn, làm dòi, làm bọ nó lớn lắm.

Còn cái chuyện mình quay trở lại mình làm nam thanh nữ tú, tài tử giai nhân, đủ ăn đủ mặt, có học, có tiền, có nhan sắc, có sức khỏe, rồi có tình yêu, có quyền lực, có chức vụ ....


Tôi xin hứa với các vị cái chuyện đó nó hiếm dữ lắm.
Hiếm lắm ...
 
Sửa lần cuối:
Dấu mòn !

Đi trên đường giải thoát mà kín đáo âm thầm lặng lẽ để lại ấn tượng, những dấu mòn sanh tử là sao?
- Cũng nghe lời Phật, cũng học giáo lý, cũng ngồi thiền, cũng giữ giới, cũng làm công đức này nọ;
nhưng mà kín đáo giấu riêng những tập khí sanh tử.


Có biết bao nhiêu người cũng ở tâm trạng giống nhau.
Cũng đi ngồi thiền, cạo đầu, đắp y, học giáo lý, cũng có những giây phút trăn trở, thao thức, tiêu hóa, gặm nhấm...nhưng mà họ không đành lòng lìa bỏ cõi sanh tử.


Người có khuynh hướng thường kiến cứ mong được tiếp tục hiện hữu.

Khi biết Phật pháp rồi nghe Phật dạy đời vô ngã vô thường cũng sợ.

Nghe sanh tử sa đọa cũng sợ. Nhưng mà cứ đi tìm cái gì đó để máng để móc để treo cái ý muốn tiếp tục tồn tại.

Thấy đời là khổ, nghe đời là khổ cũng sợ, nhưng hạng thấp thì cứ ngầm ngầm trong giây phút chờ đợi giải thoát, cũng muốn, cũng còn mong mong được sanh về cảnh trời, được sanh về cảnh người giàu sang phú quý, đẹp đẽ, quyền lực.

Chưa hết. Cái này mới sâu nè. Ngồi thiền để cầu giải thoát nhưng ráng tìm trong đó cái chỗ để treo để máng, để móc, để cột, để buộc cái ý niệm ngã sở trong đó. Tui không nói ai hết, tui nói chung chung thôi, có những vị thiền sư, pháp sư, giảng sư, những tác giả tìm đủ mọi cách để cho người ta thấy rằng chết không phải là hết. Cái này mới nghe thấy hay hay, đúng!

Chết không phải là hết. Chỉ có La hán viên tịch mới không tái sinh thôi.

Nhưng vị này lại nói một hướng khác, cố ý cho người ta thấy: mỗi hơi thở đi ra không phải là mất. Hơi nước trong hơi thở sẽ về trời làm mây. Mỗi hành động của mình sẽ để lại dấu ấn trong thiên hạ. Mỗi ly nước mình uống, mỗi cánh hoa mình cầm trên tay rồi đây nó trở về đất làm phân, về trời làm mây, để tiếp tục nuôi dưỡng những hiện hữu khác. Nghe rất là hay. Hay lắm!

Và thân xác này rồi sẽ trở về đất, nó nuôi dưỡng côn trùng, rồi các thứ thực vật. Và bản thân ta lúc bấy giờ, chúng ta từ một cái tiểu ngã, cái hiện hữu bé mọn, chúng ta sẽ hòa tan vào cái sự hiện hữu bao la mênh mông của đất trời vũ trụ. Trong mỗi ly nước chúng ta uống nếu chúng ta biết suy nghĩ chúng ta thấy cả mây trời. Chúng ta thấy cả bao nhiêu thế hệ tổ tiên. chúng ta thấy 4.000 năm lịch sử văn hiến của VN. Chúng ta thấy trống đồng Đông Sơn Ngọc Lũ.

Chúng ta thấy Bà Trưng Bà Triệu, Thánh Gióng cho tới Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Gia Long trong đó...Nói nghe “đã” lắm! Nghe thì sướng thiệt đó, Tây nó nghe nó còn mê mà. Tây nó cũng theo luận điệu đó. Tức là mỗi ly nước, mỗi chén trà các bạn uống các bạn sẽ thấy là bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu nền văn minh đi trước, và trong đó là bao nhiêu thế hệ tiếp nối sau này. Các bạn là một phần nhỏ của dòng chảy vũ trụ vốn biến dịch không ngừng trong dòng thời gian miên viễn bất tuyệt. Ru một hồi ai nghe cũng sướng hết!

Nhưng mà tại sao? Tại sao không quay về lời Phật? Phật dạy mọi hiện hữu là khổ. Mọi hiện hữu chỉ tồn tại trong từng sát na chớp tắt. Thấy nó không là gì để buông nó, để thấy không còn cái gì thiệt hết.

Không có cái gì để bất mãn và không có cái gì để trông đợi, để mong chờ. Đó là lời Phật.

Đàng này mình ru người ta vào một cõi mê cung. Mà cái đó là ở đâu?
Là do khuynh hướng tâm lý thường kiến. Chúng ta mong đợi sanh vào cái cõi nào đó, để chi?
Để trong thời gian chờ thành Phật, mà mình cũng hỏng biết thành Phật để làm cái gì. Mình chỉ biết mong đi về cõi nào đó, một ao báu công đức, rồi chim hót ra Kinh, gió thổi có hồ Bát bảo, có cung vàng điện ngọc, để có chỗ ngồi nghe Pháp, để có chỗ ngồi tụng Kinh
.

Các vị nghĩ có “động trời” không? Đó là khuynh hướng thường kiến. Trong khi mình phải nghĩ đến chuyện kết thúc càng sớm càng tốt. Tu là để giải thoát. Đàng này tu là mong về một nơi nào đó để...tiếp tục tu nữa! Cái này nghe thì hay hay nhưng ngẫm ngẫm thì nó ngộ ngộ. Tại sao mình không nghĩ tới chuyện đi thẳng?

Nếu quả thật mình thấy mình đang sống trong hỏa ngục, thì ước vọng thông minh và thiết yếu, cấp thiết nhứt chính là làm sao ra khỏi hỏa ngục đó, cái căn nhà đang cháy đó. Chớ chúng ta đâu có hưỡn nghĩ chi hai ba bước cho nó dài. Nghĩ làm chi cho tôi ra khỏi cái nhà này, nhà đang cháy tôi ra sau hè ngồi cho gió mát, ước gì có cái võng đong đưa, chiều chiều mát mát tôi mới đi. Cái đó hơi có vấn đề, nghe!

Cho nên khi ta sống trong khuynh hướng thường kiến thì cứ tìm mọi cách để nấn ná, nắm níu với hiện hữu, với tồn tại.
 
PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN
Vua Pasenadi hỏi Bà Khemā:

1) Chúng sinh khi chết rồi sẽ đi về đâu?
2) Thế Tôn khi tịch rồi sẽ đi về đâu?

Bà đã trả lời thế này:

- Nếu cứ khư khư cái ý niệm cho rằng có ai đó tồn tại trong cuộc đời này thì mình mới có thắc mắc chúng sinh chết rồi đi về đâu và Thế Tôn viên tịch rồi đi về đâu?

- Nếu lìa được ý niệm đó và hiểu rằng: "Mỗi cá thể chúng sinh - chỉ là sự cộng hưởng, sự ghép nối lắp ráp của vô số thành tố, và cái khối tổng hợp ấy do các duyên tác động mà có.

Giống như một chiếc xe có rất là nhiều món linh kiện phụ tùng rời rạc nhau, và khi được lắp ráp đúng cách hợp lý thì có một chiếc xe để chạy và chúng ta gọi khối tổng hợp ấy là chiếc xe, chứ THẬT RA KHÔNG CÓ MỘT CHIẾC XE NÀO TRONG ĐỐNG PHỤ TÙNG, và trong đống phụ tùng cũng không hề có chiếc xe nào.
Cái mà gọi là CHÚNG SINH được lắp ráp từ:

- Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
- Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
- Gồm có cả những thiện, ác, buồn, vui, nhân, quả, vui buồn máu lệ...


- Khi vỏ ngoài còn nguyên vẹn thì mình còn thấy đẹp xấu, cao thấp, mập ốm...
Nhưng chia chẻ đến tận cùng thì tất cả trở về căn bản của nó: đất chỉ là cứng lạnh, nước chỉ là ngưng tụ kết dính, lửa chỉ là nhiệt độ, gió chỉ là xê dịch áp suất, tâm chỉ là thiện ác buồn vui, không có gì nữa hết.

Tất cả những cái này cộng lại mới thành ra một CHÚNG SINH.
Phải ghi nhớ nhận thức rằng:

Cái gọi là THÂN TÂM này chỉ là một khối tổng hợp - ráp nối bởi vô số thành tố, và được tác động bởi chữ DUYÊN - CÁC ĐIỀU KIỆN. Các tánh PHÙ DU - LẮP RÁP - DO DUYÊN của thân tâm này, của vũ trụ này.. phải được ghi nhận như vậy thì mới chấm dứt được phiền não.

1) Mọi thứ đều PHÙ DU - có rồi mất.
2) Mọi thứ đều là LẮP RÁP - không có gì là một.
3) Mọi thứ do DUYÊN mà có.

Khi hiểu như vậy thì mới không còn chấp, không còn thích thú đam mê gì hết nữa: không còn thích thú đam mê trong sự hiện hữu, không còn thiết tha trong sự sở hữu, không còn thiết tha trong sự hưởng thụ. Mà người nào còn kẹt trong 3 cái này, còn có cái thích thì còn có cái ghét - ghét là ngược lại cái mình thích. Chính cái thích và ghét là nhân làm nên sướng và khổ trong cuộc đời này.

Phải thường xuyên sống trong chánh niệm với nhận thừ này, thì đủ duyên sẽ chứng thánh, nếu là phàm phu thì khi đối diện với trọng bệnh nan y - giây phút cận tử thì giúp lòng sẽ thanh thản. Nghĩ rằng mọi thứ đang trong tình trạng này sang tình trạng khác, chết không phải là hết - mà là sự bắt đầu một cái mới.
 
CHẤP CHAY / MẶN KHÔNG THỂ GIẢI THOÁT

HAI VỊ THƯỢNG THỦ THINH VĂN THỜI PHẬT KASSAPA ( CA DIẾP )

🌵
Kiếp chót Phật Kassapa ( Ca Diếp ) sanh vào một gia đình Bà la môn rất giàu có, được học hành đào tạo rất ngon lành. Cha ngài là một vị quan Thái Sư ( là thầy, cố vấn của Vua ).

Thời đó tuổi thọ chúng sanh là 20.000 tuổi thì ngài cũng đi dạo 4 cửa thành và cũng thấy 4 cảnh Già, Bệnh, Chết và 1 vị xuất gia. Ngài trở về chán ngán cuộc sinh tử và quyết định đi xuất gia. Khi đó vợ Ngài cũng vừa sinh đứa con đầu lòng.

Ngài vào cung điện riêng của ngài ngồi và đắc Tứ thiền. Khi đắc Tứ Thiền xong ngài mới chú nguyện “ hãy cho lâu đài này bay vào rừng”. Khi lâu đài đã bay vào rừng xong thì ngài cắt tóc xuất gia. Chỉ trong một thời gian ngắn ngài đắc quả vị Phật.

🌵
Khi Ngài đã thành Phật xong rồi, ngài cũng y như Phật Thích Ca là không muốn thuyết pháp.

Vì ngài nghĩ rằng giáo pháp này quá thâm sâu và khó liễu ngộ. Khi đó Phạm Thiên xuống thỉnh ngài thuyết pháp.
Sau khi ngài nhận lời Phạm Thiên ngài bèn nghĩ rằng: Ai trong trời đất này là người thích hợp nhất để ta thuyết bài pháp đầu tiên? Và ngài nghĩ đến hai người công tử bạn trước khi ngài đi xuất gia ở trong kinh thành – cũng là hai bậc hiền trí đang xuất gia ở một khu vườn để chờ ngài ở đó ( Vì họ biết ngài sẽ thành Phật – họ là Bà-la-môn giỏi bói toán ).

Ngài tu khổ hạnh thời gian rất ngắn song song đó thì hai người này cũng xuất gia chờ Ngài ( chờ đắc quả Phật để theo ).

🌵
Hai người bạn này có hạnh tu là ăn Chay không ăn cá thịt. Đức Phật Kassapa biết họ có lòng chấp trước việc ăn uống – nặng lòng việc Chay, Mặn nên lần gặp mặt đầu tiên ngài thọ trai trước mặt họ và cố ý cho họ thấy ngài đang dùng 1 miếng thịt trong bình bát.

Khi đó họ ngạc nhiên rồi bất mãn. Nhưng do niềm tin đối với một người có 32 hảo tướng mà họ tin chắc là sẽ thành Phật nên họ lắng nghe ngài thuyết pháp. Đức Phật Kassapa đã giảng bài kinh Amagandhasutta – họ nghe xong chứng quả La Hán và trở thành hai vị thượng thủ Thinh Văn.

( Bà con vào Google tìm Kinh Hôi Thối – Amagandhasutta – Tiểu Bộ Kinh đọc thêm – đặc biệt là chú giải kinh này ).

🌵
Nội dung bài kinh Amagandhasutta: Đây tôi gom lại:

“Thịt cá không phải đồ ăn bất tịnh. Đồ ăn bất tịnh là do tìm kiếm được bẳng ác nghiệp, là đồ ăn được tiêu thụ bằng tâm bất thiện, là đồ ăn mà ăn rồi để có sức làm nghiệp bất thiện -> đó mới là đồ ăn bất tịnh. Thịt cá không hẳn là bất tịnh vấn đề do người thọ dụng”

🌵
Ăn thịt, cá không phải là bất tịnh, mà ăn đồ do sát sanh, trộm cắp … mới là bất tịnh. Ăn thịt, cá không phải là bất tịnh mà ăn bằng tâm bất thiện mới bất tịnh. Nghĩa là ăn bằng tâm Tham, Sân, Si hay ăn rồi tạo các nghiệp bằng tâm Tham, Sân, Si thì đồ ăn trong những trường hợp đó gọi là đồ ăn bất tịnh.

Còn dù thịt cá mà do mình đi bát chứ không có giết chóc và ăn bằng Tâm Từ, Trí Tuệ, Kham Nhẫn – coi thức ăn làm phương tiện sức khỏe để tiếp tục tu tập Tam Học thì thịt cá trong trường hợp này không bất tịnh. Đó nội dung kinh là như vậy.


Bài này tôi kết hợp giảng rất là nhiều kinh.
 
BIẾT CHẤP NHẬN

Có nhiều người nói là lớn tuổi sẽ đi tu thiền.
Tôi nghe nhiều người nói cái đó lắm : “Lớn tuổi má sẽ đi vào chùa má ở má tu“, đó là một thứ suy nghĩ rất là không nên.
Là vì lúc ngay thời còn trẻ còn khỏe tu được thì nên làm liền chứ đừng có đợi.


Có nhiều người coi chuyện tu thiền cứ quởn thì làm thì không được, đừng có đặt chuyện tu thiền vào cái dấu móc thời gian tuổi già, nếu làm được sớm thì làm ngay bây giờ vì nhiều lý do lắm, chúng ta không biết được chúng ta sống bao lâu, chúng ta sẽ ra đi lúc nào. Vì có nhiều trường hợp sống lâu nhưng mà chúng ta không còn điều kiện tâm lý để mà làm việc đó nữa.

Và sẵn đây tôi nói luôn có nhiều trường hợp nói nghe tội nghiệp lắm,“ Trẻ như vầy đẹp như vầy mà đi chùa thành bà già sớm, tuổi trẻ mà nghĩ nhiều về kiếp nhân sinh, nghĩ về tôn giáo triết học làm cho cái đầu mình nó bị lão hoá sớm“.

Thật ra có một chuyện quí vị khó ngờ, người mà sống trong tinh thần Phật pháp, chính là cái người trẻ hoài không già quí vị có biết không, người mà biết chấp nhận có hai hạng :

1 - Chấp nhận sự thật để rồi trở thành người bi quan, ăn rồi cứ nghĩ là có một ngày rồi mình già, mình chết rồi mình sẽ ra đi bỏ lại tất cả, đó là cách nghĩ tiêu cực.

2- Hạng thứ hai nếu mà chấp nhận sự thật thì mình mới thấy rằng sống và chết chỉ cách nhau một sợi tóc thôi quí vị, và cái chết nó không phải là sự kết thúc mà nó còn là điểm bắt đầu. Nhiều người cứ nói lúc cuối đời không à, nhưng mà cuối là cuối của kiếp này thôi, chứ nó là điểm bắt đầu trong một kiếp khác.


Vấn đề là chúng ta có hành trang trong hành trình mới hay không cái đó mới lớn chuyện.

Trong đạo mình chỉ cần có ba thứ : Phước vật, phước đức và phước trí.


-Phước vật : Là khả năng buông bỏ vật chất .

-Phước đức : Là không sát sanh, không làm cho ai đau, không làm cho ai sợ, là khả năng quan tâm đến người khác để mình hành xử cho phải phép, không làm tổn thương cho ai.

-Phước trí : Không thích bị ngăn che trong nhận thức, có nghĩa là đời nó ra sao thì thấy nó như vậy, không sợ sự thật mà phải yêu sự thật. Đây là Danh, đây là Sắc, chứ không có thằng Tèo thằng Tý, ông A bà B và đồng thời cũng thấy rằng Danh và Sắc nầy do duyên mà có, có rồi phải mất. Đây là sự thật mà mình phải thấy.


Thành Phật là gì ? Thành Phật là xé toạc cái màng vô minh đã che mình mấy chục tỷ a tăng kỳ đại kiếp.
 
Coi rồi; cả nam lẫn nữ; đều không bao giờ tìm được người vừa ý mình đâu :vozvn (22):

Chán vcl. Hồi đó t còn ham mê chịch xoạc t còn ráng chiều múi mít.
Chứ bây giờ nghĩ lại cũng ngán, tốn tgian, công sức, tiền bạc, sướng cái đầu buồi chút xíu. Còn lại chỉ rước bực vào người với những lối suy nghĩ nông cạn, ngờ nghệch, nông nổi, trẻ con của đối phương.

Ko tìm được người đồng điệu, đồng lòng thì thôi ở một mình sướng hơn. Càng ngày t càng khoái ở một mình yên tĩnh.

Người nữ đi tìm người nam, ông bà, ba má mình với ông xã, bà xã phải có nhau, mình lấp đầy chỗ trống cho nhau, nhưng có một điều là chúng ta có được hai thứ thuyết thống này hay không ?

Thứ nhất vợ chồng chúng ta không thể có huyết thống sinh học được, không thể cùng một dòng máu được, nhưng chúng ta có cùng huyết thống tâm linh. Có nghĩa là trong tâm tưởng chúng ta nó có một dòng chảy trong nhiều kiếp.

Đó là có sự tương đồng tối thiểu là bốn khía cạnh : đồng tín, đồng thí, đồng giới, đồng văn.

-Đồng tín có nghĩa là có chánh tín hay cuồng tín.
-Đồng thí là cà hai cùng hào sảng như nhau, hay là cùng bỏn xẻn như nhau.
-Đồng giới là có giới hạnh giống nhau, hay cùng ác giới, không có giới.
-Đồng văn có nghĩa là đồng tuệ, trí tuệ kiến thức nó có điểm đồng hay không, có chỗ giao thoa hay không.


Những điểm đồng đó gọi là huyết thống tâm linh. Nó phải có cầu nối, chỗ ráp, chúng ta mới có thể có được mối quan hệ hoàn hảo, còn nếu không, chúng ta chỉ có một nửa thôi.

Có nghĩa là chúng ta có điểm đồng nào đó nhỏ nhỏ trong suy nghĩ, tiền nghiệp, tức kiếp trước mình cũng có chút nghiệp bố thí, có giới, có pháp hoặc có một tội lỗi nào đó, nghiệp yểu thọ, nghiệp nghèo khó, nghiệp bệnh hoạn, chúng ta vẫn có thể gặp nhau. Nhưng gặp nhau như thế nào ?

Đức Phật Ngài dạy rằng : có trường hợp người thiện sống với người thiện, người thiện sống với người ác, người ác sống với người ác. Cho nên có những trường hợp chúng tôi gọi là “sai nồi lộn nắp .”
 
Chán vcl. Hồi đó t còn ham mê chịch xoạc t còn ráng chiều múi mít.
Chứ bây giờ nghĩ lại cũng ngán, tốn tgian, công sức, tiền bạc, sướng cái đầu buồi chút xíu. Còn lại chỉ rước bực vào người với những lối suy nghĩ nông cạn, ngờ nghệch, nông nổi, trẻ con của đối phương.

Ko tìm được người đồng điệu, đồng lòng thì thôi ở một mình sướng hơn. Càng ngày t càng khoái ở một mình yên tĩnh.

Người nữ đi tìm người nam, ông bà, ba má mình với ông xã, bà xã phải có nhau, mình lấp đầy chỗ trống cho nhau, nhưng có một điều là chúng ta có được hai thứ thuyết thống này hay không ?

Thứ nhất vợ chồng chúng ta không thể có huyết thống sinh học được, không thể cùng một dòng máu được, nhưng chúng ta có cùng huyết thống tâm linh. Có nghĩa là trong tâm tưởng chúng ta nó có một dòng chảy trong nhiều kiếp.

Đó là có sự tương đồng tối thiểu là bốn khía cạnh : đồng tín, đồng thí, đồng giới, đồng văn.

-Đồng tín có nghĩa là có chánh tín hay cuồng tín.
-Đồng thí là cà hai cùng hào sảng như nhau, hay là cùng bỏn xẻn như nhau.
-Đồng giới là có giới hạnh giống nhau, hay cùng ác giới, không có giới.
-Đồng văn có nghĩa là đồng tuệ, trí tuệ kiến thức nó có điểm đồng hay không, có chỗ giao thoa hay không.


Những điểm đồng đó gọi là huyết thống tâm linh. Nó phải có cầu nối, chỗ ráp, chúng ta mới có thể có được mối quan hệ hoàn hảo, còn nếu không, chúng ta chỉ có một nửa thôi.

Có nghĩa là chúng ta có điểm đồng nào đó nhỏ nhỏ trong suy nghĩ, tiền nghiệp, tức kiếp trước mình cũng có chút nghiệp bố thí, có giới, có pháp hoặc có một tội lỗi nào đó, nghiệp yểu thọ, nghiệp nghèo khó, nghiệp bệnh hoạn, chúng ta vẫn có thể gặp nhau. Nhưng gặp nhau như thế nào ?

Đức Phật Ngài dạy rằng : có trường hợp người thiện sống với người thiện, người thiện sống với người ác, người ác sống với người ác. Cho nên có những trường hợp chúng tôi gọi là “sai nồi lộn nắp .”
Tính ra Phật Pháp giống “Cẩm nang làm người” vậy
 
TA PHẢI SỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TA LÀ NGƯỜI TỐT, ĐỂ MAI NÀY TRÊN ĐƯỜNG LUÂN HỒI TA ĐƯỢC SỐNG VỚI NGƯỜI TỐT.

Kinh này rất sâu sắc và thú vị. Người Tàu họ nói : “tu trăm kiếp mới làm vợ chồng, tu ba kiếp mới đi chung đò.”.

Mình nghe nó thiêng liêng lắm, nhưng nếu mình có học đạo thì mình mới biết ra một chuyện nữa, đúng là chúng ta có duyên thì mới về sống chung một mái nhà với nhau, có duyên mới có cùng một dòng máu, cùng huyết thống tâm linh và huyết thống sinh lý của tộc họ, của ông bà cha mẹ, rồi đến đời chúng ta, rồi đến đời con cháu sau này.


Đó gọi là huyết thống sinh học. Còn có một điều nữa đó là huyết thống tâm linh, là mối quan hệ tinh thần, rất quan trọng. Do một trong hai thứ duyên thuận và nghịch mà ta gặp nhau đời này trong một mối quan hệ gần hay xa.

Quan hệ gần như cha mẹ, con cái, anh em hoặc là vợ chồng.

Quan hệ xa như bạn bè chòm xóm, bà con bên vợ, bên chồng, bà con xa bên nội, bên ngoại.

Kiểu người ta nói “đại bác bắn không tới.” Ở trong mối quan hệ đó cũng do hai duyên thuận và nghịch.
Thuận duyên tức là có những điểm đồng với nhau, chúng ta mới đến với nhau.


Nhưng cũng có điểm dị biệt quá lớn, nó có chỗ ăn khớp cho nên mình phải gặp nhau. T
hí dụ như một người ác, một người thiện, họ có chỗ nào đó ăn khớp, tánh ý hay quan điểm sống, cho nên mình vẫn phải gặp nhau.

Các vị cũng đồng ý với tôi, con ốc, bù lon, con tán, con ốc nó phải có con tán, hình dáng con ốc nó không giống con tán, nhưng “hai đứa “ này nó phải nhờ cậy lẫn nhau. Trong đời này cũng là sự lấp đầy những chỗ trống cho nhau.

Người nữ đi tìm người nam, ông bà, ba má mình với ông xã, bà xã phải có nhau, mình lấp đầy chỗ trống cho nhau, nhưng có một điều là chúng ta có được hai thứ thuyết thống này hay không ?

Thứ nhất vợ chồng chúng ta không thể có huyết thống sinh học được, không thể cùng một dòng máu được, nhưng chúng ta có cùng huyết thống tâm linh.
Có nghĩa là trong tâm tưởng chúng ta nó có một dòng chảy trong nhiều kiếp.
Đó là có sự tương đồng tối thiểu là bốn khía cạnh : đồng tín, đồng thí, đồng giới, đồng văn.

-Đồng tín có nghĩa là có chánh tín hay cuồng tín.
-Đồng thí là cà hai cùng hào sảng như nhau, hay là cùng bỏn xẻn như nhau.
-Đồng giới là có giới hạnh giống nhau, hay cùng ác giới, không có giới.
-Đồng văn có nghĩa là đồng tuệ, trí tuệ kiến thức nó có điểm đồng hay không, có chỗ giao thoa hay không.


Những điểm đồng đó gọi là huyết thống tâm linh. Nó phải có cầu nối, chỗ ráp, chúng ta mới có thể có được mối quan hệ hoàn hảo, còn nếu không, chúng ta chỉ có một nửa thôi.

Có nghĩa là chúng ta có điểm đồng nào đó nhỏ nhỏ trong suy nghĩ, tiền nghiệp, tức kiếp trước mình cũng có chút nghiệp bố thí, có giới, có pháp hoặc có một tội lỗi nào đó, nghiệp yểu thọ, nghiệp nghèo khó, nghiệp bệnh hoạn, chúng ta vẫn có thể gặp nhau. Nhưng gặp nhau như thế nào ?

Đức Phật Ngài dạy rằng : có trường hợp người thiện sống với người thiện, người thiện sống với người ác, người ác sống với người ác. Cho nên có những trường hợp chúng tôi gọi là “sai nồi lộn nắp .”

Bài kinh này rất sâu, ta phải sống như thế nào để ta là người tốt, để mai này trên đường luân hồi ta được sống với người tốt. Tốt nhất là người tốt sống với người tốt, kém hơn một tí, ta là người tốt sống chung với người xấu. Đừng bao giờ là người xấu mà sống với người xấu hoặc với người tốt.

Nếu ta xấu mà khi gần người tốt ta có thể thay đổi thì đó là chuyện hay, nhưng nếu ta tiếp tục xấu khi sống cạnh người tốt thì tình hình vẫn vậy, nhiều khi còn tệ hại hơn

. Thí dụ thỉnh thoảng tôi vẫn có một điều mong mỏi là “nếu kiếp nào đó, con quá cà chớn, là một đứa không thể chỉnh sửa được, thì xin cho con đừng gặp thánh hiền, bởi vì gặp thánh hiền như vậy thì con chỉ mang họa.“.


Gần như đó là một lời nguyện như vậy. Nói ra thì hơi kỳ, có ai trên đời này mà không muốn gặp thánh hiền, nhưng sự thật là vậy. Vì nếu gặp thánh hiền mà trời ơi, hoặc như nàng Cinca thì tôi cũng không muốn.
 
Sửa lần cuối:
Con khổ quá, mong có vị phật online nào bố thí cho con vài đồng để mua gói mì 2 tôm được không ạ
 
Con khổ quá, mong có vị phật online nào bố thí cho con vài đồng để mua gói mì 2 tôm được không ạ
 
Tính ra Phật Pháp giống “Cẩm nang làm người” vậy
Uhm chữ Phật là Phật Đà (Buddha) tức là người giác ngộ, nhìn ra sự thật. Tương đương với chữ weakup bên tiếng Anh.
Nghĩa là người đã tỉnh thức, thức giấc sau giấc ngủ Vô Minh

Nhưng mà rất tiếc bây giờ người ta thờ Phật cái kiểu kì cục lắm.
Trong Kinh dạy Niệm Phật là 1 đề mục để tu thiền Samatha.

Còn để cúng dường Phật là học pháp - hành pháp - hoằng pháp. Tức là học giáo lí và sống chánh niệm.
Chứ đâu có kiểu quỳ lạy van xin như 1 ông thần ban phước giáng họa. Làm gì có kiểu thờ cúng lạ đời như vậy.
 
Uhm chữ Phật là Phật Đà (Buddha) tức là người giác ngộ, nhìn ra sự thật. Tương đương với chữ weakup bên tiếng Anh.
Nghĩa là người đã tỉnh thức, thức giấc sau giấc ngủ Vô Minh

Nhưng mà rất tiếc bây giờ người ta thờ Phật cái kiểu kì cục lắm.
Trong Kinh dạy Niệm Phật có 2 là 1 đề mục để tu thiền Samatha.

Còn để cúng dường Phật là học pháp - hành pháp - hoằng pháp. Tức là học giáo lí và sống chánh niệm.
Chứ đâu có kiểu quỳ lạy van xin như 1 ông thần ban phước giáng họa. Làm gì có kiểu thờ cúng lạ đời như vậy.
Con người thích có sẵn để ăn
 
Con người thích có sẵn để ăn
Vậy nên qua thờ Chúa nhé !
Phật dạy mình buông bỏ mà mình toàn đi xin rác thì thờ là thờ cái gì.

Phật nói ai thấy Pháp người đó thấy ta. Còn đứng trước mặt mà cái đầu bơ bơ trơ trơ thì không thấy gì hết.
Không có bài Kinh nào Phật dạy mình ôm chân Ngài để quỳ lạy, van xin, nhờ oai lực để giác ngộ hay giàu sang.
Không có bài Kinh nào quái đản và tào lao như vậy. Rất tiếc là bây giờ người ta học cái gì đâu không :d

Làm gì có cái kiểu nào quyết đồng niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc quốc =)) =))

Tính ra phương Tây họ tiếp cận PG 1 cách đúng đăn, văn minh hơn rất nhiều so với người Việt.
Có một số bài Kinh rất nổi tiếng bên phương Tây. T thấy bên đạo Chúa còn đi sửa sửa mấy cái pháp môn tu hành rồi gắn chữ Chúa vô nữa 🤣
 
Vậy nên qua thờ Chúa nhé !
Phật dạy mình buông bỏ mà mình toàn đi xin rác thì thờ là thờ cái gì.

Phật nói ai thấy Pháp người đó thấy ta. Còn đứng trước mặt mà cái đầu bơ bơ trơ trơ thì không thấy gì hết.
Không có bài Kinh nào Phật dạy mình ôm chân Ngài để quỳ lạy, van xin, nhờ oai lực để giác ngộ hay giàu sang.
Không có bài Kinh nào quái đản và tào lao như vậy. Rất tiếc là bây giờ người ta học cái gì đâu không :d

Tính ra phương Tây họ tiếp cận PG 1 cách đúng đăn, văn minh hơn rất nhiều so với người Việt.
Có một số bài Kinh rất nổi tiếng bên phương Tây. T thấy bên đạo Chúa còn đi sửa sửa mấy cái pháp môn tu hành rồi gắn chữ Chúa vô nữa 🤣
T cũng không biết, nhưng tôn giáo nói chung vẫn có mục đích cai trị con người mà; học theo PG nguyên thuỷ thì mới biết, hoặc đọc vè Đạo Giáo + Triết học Tây Phương
PG mà m chia sẻ giống như sách tổng, còn những sách khác giống như những đề mục nhỏ của sách PG nguyên thuỷ v
 
DUYÊN LUYẾN ÁI
❤️
VÀ DUYÊN OAN TRÁI
💘


🌹
“Nếu phải gieo duyên trên đường sinh tử, thì chỉ nên gieo duyên gặp gỡ thánh hiền, hiền nhân,
không nên gieo hai thứ duyên ái luyến và căm ghét ai đó . “


Nhiều lúc trong hoàn cảnh éo le tự nhiên như Trương Chi thương Mỵ Nương thì phiền lắm, nếu may mắn mà như Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung thì hên quá. Nhưng các vị biết chuyện Đồng Tử gặp Tiên Dung là chuyện cực hiếm , siêu hiếm , chứ đa phần chỉ trong cảnh éo le .

Vì chúng ta thiếu 4 pháp tương đồng:

1- Đồng nhau về niềm tin
2- Đồng nhau về bố thí
3- Đồng nhau về trí tuệ
4- Đồng nhau về giới hạnh


🌹
Nếu chúng ta thiếu bốn hạnh tương đồng này thì chúng ta có gặp lại nhau thì một là không nhìn ra nhau vì nó chênh lệch nhiều quá, hai là nếu có nhìn ra nhau thương được nhau thì chính sự chênh lệch ấy cũng đẩy hai đứa về hai cái đầu cầu Ô Thước.

Cầu Ô Thước là câu chuyện tào lao bên Tàu mà tôi mượn điển cố đó để nói ở đây. Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm chỉ gặp một lần mà nhờ đám quạ ( Ô Thước là đám quạ ) nó đội đá làm cầu Sông Ngân cho hai người gặp .
Còn mình thì nhiều khi éo le mình gặp cảnh trắc trở nó còn tệ hơn Ngưu Lang Chức Nữ . Có nghĩa là gặp nhau để rồi ứa lệ chia tay nhau trên bến giang đầu lạnh lẽo mù sương.

⏩️
Đó là gieo duyên ái luyến không nên. Bởi vì chắc gì chúng ta có điều kiện thương nhau mà gần ,thôi thì nếu không có duyên thì đừng gặp gỡ thêm phiền .


🌹
*Duyên thứ hai là duyên oan trái.


Gieo oan trái nó không tốt, tôi xin nhắn gửi xa gần mười phương ,nếu mình đang có lòng bất mãn ai thì hãy nhớ giùm câu này , không thương nhau được thì thôi , chứ đừng trét trấu tô vôi thêm phiền, nó đưa từ không thương qua tới ghét thì oan trái lắm .

♻️
Trong khi đường sanh tử luân hồi mình đi , không thù oán gì mình đi đã mệt rồi ,còn cõng thêm nợ yêu thương người này, cõng thêm nợ ghét thù người kia chỉ thêm nặng vai chậm bước trên đường sanh tử thưa quí vị.

Khi mình đang oan trái tức là mình cũng đang gieo duyên với nhau , các vị đừng nghĩ từ xưa tới giờ mình chỉ gieo duyên để gặp nhau ,để sáp vô với nhau, cái đó chỉ mới phân nửa thôi. Phân nửa còn lại là mình gieo duyên thương nhau và oan trái nhau mình cột lòng hận thù vào nhau cũng là một kiểu gieo duyên để rồi đời sau kiếp khác mình kiếm nhau mà xử .
 
T cũng không biết, nhưng tôn giáo nói chung vẫn có mục đích cai trị con người mà; học theo PG nguyên thuỷ thì mới biết, hoặc đọc vè Đạo Giáo + Triết học Tây Phương
PG mà m chia sẻ giống như sách tổng, còn những sách khác giống như những đề mục nhỏ của sách PG nguyên thuỷ v
Đúng là tôn giáo được coi là cai trị. Chính xác hơn tôn giáo giúp quân bình nền tảng đạo đức, ngăn ngừa những điều sai quấy.
Tùy vào trình độ và nhận thức của giáo dân và người lập ra cái đạo mà nền tảng giáo lý nó khác nhau.

Thông thường sẽ có 2 loại nhìn nhận sau khi chết : 1 là chấp hữu ( thường còn) và 2 là chấp vô ( không còn).

Theo chuyên môn gọi là thường kiến và đoạn kiến. Nhưng người chấp hữu thì họ còn sợ tội, sợ địa ngục thiên đàng nên họ sẽ hạn chế điều ác. Còn người chấp vô là nguy hiểm nhất. Vì chết là hết nên điều ác nào họ cũng làm.

PG nằm ngoài 2 cái biên kiến, định kiến như vậy. Đó là điểm độc đáo khác biệt mọi nền tảng tư tưởng tôn giáo, triết học ...
 
Tôi vẫn luôn băn khoăn rằng liệu rằng Đức Phật có biết tới và tin vào thuyết ác luận không? Theo bác thì sao @dungdamchemnhau
Tôi không biết thuyết này.
Bác có thể tóm tắt được không để tôi query nó nằm ở đâu trong Kinh điển và Đức Phật có nói chưa.
 
Tôi không biết thuyết này.
Bác có thể tóm tắt được không để tôi query nó nằm ở đâu trong Kinh điển và Đức Phật có nói chưa.
Chắc bác cũng đã nghe qua câu " Nhân chi sơ tính bản ác ". Đây là một trích dẫn ngắn gọn để nói qua về thuyết ác luận của Tuân Tử. Nó đối lập với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử " Thuyết thiện luận ". Tôi có search thì thấy có 1 link tóm tắt cũng khá dễ hiểu, bác tham khảo qua nhé.

 
Chắc bác cũng đã nghe qua câu " Nhân chi sơ tính bản ác ". Đây là một trích dẫn ngắn gọn để nói qua về thuyết ác luận của Tuân Tử. Nó đối lập với tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử " Thuyết thiện luận ". Tôi có search thì thấy có 1 link tóm tắt cũng khá dễ hiểu, bác tham khảo qua nhé.

Dựa vào câu Phật ngôn :" Mỗi chúng sanh đầu thai với tâm tục sanh trong sáng"

Tâm đầu thai tức là tâm quả là tâm không thiện không ác.
Tâm nhân thì mới có thiện và ác.


Tức là chúng ta bắt đầu kiếp sống này với cái tâm đầu tiên thì không thiện không ác. Nhưng đó chỉ là 1 sát na tâm thôi.
Còn sau này vẫn có thiện ác như. Vì tâm nhân chỉ có thiện hoặc ác. T đã viết 1 bài chi tiết ở bên Triết học A tỳ đàm.

Thực tế trong đạo Phật thiện - ác - buồn - vui cũng đều là nhân sanh tử và quả sanh tử. Nói về mặt rốt ráo thì nó tương đương nhau thôi, vẫn là luẩn quẩn luôn hồi.

Còn PG chủ trương là đi ra khỏi luân hồi. Nhưng mà làm ác thì không có ra được vì chỉ có đọa. Vì thế người cầu giải thoát bắt buộc phải hành thiện.

Hành thiện là để mong 1 ngày không còn thiện ác nữa (A La Hán) chứ không phải cầu công đức để kiếp sau cái chữ "TÔI" to đùng được sung sướng, được giàu sang, thông minh, học giỏi :d

Nhân Quả Thiện Ác


Quả lành là gì? Là đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi, có được tiếng tăm, quyền lực, tình cảm, v v…
Nhân lành là gì? Là bố thí, trì giới, phục vụ, trí tuệ, thiền định, v v …

Người không học đạo họ khoái Quả lành nhưng không thích tạo Nhân lành. Đối với người xấu tạo Nhân lành không có vui, hưởng Quả lành mới sướng. Ai cũng thích hái trái chứ đâu có chịu siêng canh tác bao giờ!

Nhưng đối với người hiền trí thì ngược lại. Họ chỉ được vui khi họ sống lành, sống thiện thôi.
Và khi Quả lành Quả thiện nó trổ đến thì họ lại không có lấy đó làm niềm vui, làm sự hứng thú.

Thí dụ như họ coi tiền như rác, họ coi điều kiện tiện nghi chẳng là gì hết, họ chỉ cầu được một chỗ vắng, chỗ yên, chỗ sạch để họ ngồi họ hít vào thở ra trong sự tỉnh thức và họ sung sướng lắm rồi, đói họ kiếm cái gì đó họ nhai nhẹ nhẹ họ nuốt cái ực là xong, khát nước thì uống, bệnh hoạn cần thiết lắm thì làm 1,2 viên rồi thôi.

Đối với người tu hành hiểu đạo thì cái chuyện mà tiện nghi sung sướng nó chỉ là mất thời gian, là cái họa nhiều hơn phúc. Tức là người có tu hành thích gieo Nhân lành nhưng không đam mê trong Quả lành.

Còn người không có tu hành không học đạo thì thích hưởng Quả lành nhưng lười tạo Nhân lành, mà hễ lười tạo Nhân lành thì đương nhiên, tức nhiên, mặc nhiên, cố nhiên là siêng tạo Nhân xấu.

Không ai trong đời sống này mà không có lành, không có ác, không có, phải chọn một trong hai. Khi mà lười làm lành thì dứt khoát người này siêng làm bậy, mà người lười làm bậy thì đương nhiên phải siêng làm lành, làm thiện, đó là cái luật.
 
Top