[Đạo đức kinh bình chú] - Lời mở đầu

Chào các đạo hữu, tại hạ mới bén duyên với Đạo lão và Đạo Đức kinh gần đây chỉ mới đọc được mấy chương thôi nhưng cũng xin mạo muội đưa ra vài lời bình chú cho từng chương của Đạo Đức Kinh, kính mong các đạo hữu góp ý và đưa ra lời bình chú của riêng mình với từng chương để cùng nhau đàm luận và hiểu sâu hơn. Tại hạ mong là có thể viết hết bình chú cho 81 chương theo từng thread trên đây để tự vấn mình và nhận được nhận xét và lời bình chú của các đạo hữu.

Trích từ Đạo Đức kinh:
"Thiên chi Đạo:
Tồn hữu dư bổ bất túc"
....
Tại hạ tự nhận học nông, hiểu cạn nên có sai sót gì mong các đạo hữu gần xa cảm thông.

Và sau đây là lời bình chú của tại hạ về chương 1 của Đạo Đức kinh:

Phiên âm:
1. Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh.

2. Vô danh thiên địa chi thủy; Hữu danh vạn vật chi mẫu.

3. Cố thường vô dục dĩ quan kỳ diệu; Thường hữu dục dĩ quan kỳ kiếu.

4. Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh. Đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

Bình chú:
Theo tại hạ hiểu thì những câu này nói về những thứ sau:
1. Bản thể, bản chất của Đạo : "Đạo" bao hàm tất cả và quá rộng để định nghĩa và không có từ nào để gọi tên "Đạo" . "Đạo" gọi tên được thì không còn là "Đạo" có thể bao hàm tất cả nữa.

2. Sự đối lập giữa vô danh, hữu danh; vô dục và hữu dục: Đối lập giữa vô danh và hữu danh; vô dục và hữu dục có thể hiểu như thế này thứ đã được định danh thì khả năng của nó sẽ hạn chế theo chính danh đã được định của nó vậy, chỉ có vô danh mới có thể bao quát, mới đạt đến tuyệt đối điều này cũng tương tự cho vô dục và hữu dục, đã có hữu (định) thì đã hạn chế đi và ngược lại.

3. Hai mà là một; nhị khí đồng nguyên: Sự đối lập trên tuy là đối lập nhưng lại là 2 mặt của một bản thể hoàn chỉnh như âm và dương vậy. Lúc nào cũng sẽ có 2 mặt như vậy tồn tại và bổ sung cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau (trong âm có dương, trong dương có âm) => Đây chính là bản chất của vạn vật.

Tại hạ tài hẹn, sức mọn chỉ có thể bình chú như vậy. Nguyện nghe các đạo hữu góp ý.
 
Hình như tư tưởng của đạo giáo là mọi vật là hư không, giống đạo phật.
có và không chỉ là một triết lý nhân sinh, k có gì là lạ. Khi đạt tới đỉnh cao của đạo thì vạn đạo đều là 1, trăm cội đổ 1 nguồn
 
Top